Tập Cận Bình “ngẫu nhiên” nói về vấn đề tôn giáo trước ngày 25/4

21/06/16, 10:02 Trung Quốc

Trước ngày 25/4/2016, ông Tập Cận Bình đã có những động thái quan trọng đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến “Sự kiện 25/4”: Vấn đề khiếu nại, vấn đề tôn giáo, vấn đề chính trị và pháp luật.

tap_can_binh
Ông Tập Cận Bình.

“Sự kiện 25/4”

“Sự kiện 25/4” là do ông La Cán (Bí thư Ban Chính pháp) chỉ đạo hệ thống Chính pháp Trung Quốc gây ra, mục đích để vu khống cho học viên Pháp Luân Công “vây đánh Trung Nam Hải”, từ đó lấy cớ để đàn áp Pháp Luân Công.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “Sự kiện 25/4” là vì công an thành phố Thiên Tân huy động 300 cảnh sát chống kháng nghị vây bắt học viên Pháp Luân Công trong ngày 23 và 24/4/1999. Những học viên Pháp Luân Công này bị bắt vì phản đối một bài viết bôi nhọ Pháp Luân Công đăng trên một tạp chí. Bài viết này do ông Hà Tác Hưu, thân tín của ông La Cán viết ra, ám chỉ Pháp Luân Công có màu sắc tôn giáo, cho rằng Pháp Luân Công sẽ làm “mất nước”.

Sau “Sự kiện 25/4”, ông Giang Trạch Dân lấy chuyện “mất Đảng mất nước” làm lý do để đàn áp Pháp Luân Công, bỏ ngoài tai ý kiến của 6 lãnh đạo cấp cao khác trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Trong quá trình xử lý sự kiện, ông Chu Dung Cơ, Thủ tướng đương nhiệm khi đó đã mời đại diện học viên Pháp Luân Công vào Trung Nam Hải để kể lại tình hình. Ông Chu đã lắng nghe lời thỉnh nguyện và cuối cùng đồng ý ra lệnh cho cảnh sát Thiên Tân thả người.

Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tất cả 6 ủy viên thường vụ khác (trong tổng số 7 ủy viên) đều đã lập luận phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Chu Dung Cơ nói: “Mong ước lớn nhất của họ chỉ là để trở nên khỏe mạnh… Vì vậy tôi nghĩ rằng không có lý khi lập luận rằng những người này có tham vọng chính trị. Hơn nữa, chúng ta không thể quay trở lại việc giải quyết các vấn đề tư tưởng bằng các cuộc vận động chính trị được. Việc này không tốt cho mục đích chính của chúng ta trong phát triển kinh tế, và còn tồi tệ hơn cho hình ảnh mở cửa của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, đến chiều ngày 25/4/1999, sau khi ông Giang Trạch Dân ngồi xe chống đạn quan sát tình hình vẫn hạ quyết tâm đàn áp Pháp Luân Công. Đối với học viên Pháp Luân Công, đây là một ngày khắc ghi mãi trong tâm trí họ.

Ông Tập Cận Bình “tấn công” hệ thống Chính pháp trước ngày kỷ niệm “Sự kiện 25/4” của Pháp Luân Công

Ngày 25/4/2016, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, ông Tập Cận Bình vừa có chỉ thị về vấn đề điều chỉnh công tác cán bộ trong hệ thống Chính pháp Trung Quốc và yêu cầu toàn bộ quan chức trong hệ thống phải học tập quán triệt. Trong buổi chỉ đạo thị uy của ông Tập Cận Bình có mặt toàn bộ các quan chức đứng đầu: Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn, Chánh án Tòa án Tối cao Trường Chu Cường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Tào Kiến Minh.

Như vậy, ngày ông Tập Cận Bình “chỉnh đốn đội ngũ chính pháp” vừa trùng ngày Pháp Luân Công kỷ niệm 17 năm sự kiện kháng nghị ôn hòa 25/4/1999 (“Sự kiện 25/4”).

Một phương diện khác, trước một ngày kỷ niệm 25/4, 4 quan chức trong hệ thống Chính pháp đã bị ông Tập Cận Bình đưa ra xử lý. Đây là hệ thống mà ông Giang Trạch Dân thao túng để phục vụ hoạt động bức hại Pháp Luân Công. Sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền đã thực hiện kế hoạch thanh trừng mạnh tay đối với hệ thống này, nhiều quan to bị xử lý, đặc biệt chú ý nhất là Chu Vĩnh Khang.

Ông Tập Cận Bình nói về vấn đề tôn giáo trong ngày cảnh sát Thiên Tân bắt học viên Pháp Luân Công 17 năm trước

Theo Tân Hoa xã, ngày 22 và 23/4/2016, ông Tập Cận Bình đã dẫn đầu 5 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (thiếu ông Trương Cao Lệ) đi dự Hội nghị Công tác Tôn giáo toàn quốc. Trong phát biểu, nhà lãnh đạo này yêu cầu “nâng cao toàn diện trình độ công tác tôn giáo”, “làm tốt công tác tổ chức đoàn kết đồng bào tôn giáo”.

Nói về vấn đề khiếu nại tố cáo trước ngày kỷ niệm “Sự kiện 25/4”

Một động thái tương tự, trong ngày 21/4, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã có động thái đối với công tác khiếu nại, theo đó ông Tập Cận Bình yêu cầu “xử lý thỏa đáng quyền lợi hợp pháp cho người dân”, còn ông Lý Khắc Cường thì nhấn mạnh “cố gắng hóa giải mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhân dân”. Ở đây, giới quan sát đặc biệt chú ý về thời điểm hành động của hai nhà lãnh đạo này.

Có bình luận cho rằng, nếu nghĩ động thái của ông Tập Cận Bình trong vấn đề khiếu nại tố cáo trước ngày kỷ niệm “Sự kiện 25/4” là ngẫu nhiên, vậy thì đối với vấn đề tôn giáo và vấn đề “chỉnh đốn đội ngũ chính trị và pháp luật” rất khó dùng từ “ngẫu nhiên” để lý giải. Những động thái này nhằm ám chỉ, lãnh đạo đương nhiệm đang đặc biệt chú ý xử lý những đối tượng tham gia đàn áp Pháp Luân Công.

Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng