Tập Cận Bình muốn vong đảng, một câu nói của ông Vương Kỳ Sơn đã nói thấu “huyền cơ”

10/12/16, 08:15 Trung Quốc

Truyền thông Trung Quốc mới đây đã đăng tải hai bài phát biểu nặng ký, một của ông Tập Cận Bình và một của ông Vương Kỳ Sơn. Hai bài phát biểu này có liên quan đến văn hóa truyền thống Trung Quốc và vận mệnh của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn muốn làm một thí nghiệm, kết quả thu nhận được có thể vượt ngoài mong đợi. (Ảnh: Internet)
Hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn muốn làm một thí nghiệm, kết quả thu nhận được có thể vượt ngoài mong đợi. (Ảnh: Internet)

Hai bài phát biểu mới đây mà truyền thông Trung Quốc đã đưa tin, một là bài phát biểu hơn 10 nghìn chữ của ông tập Cận Bình khi tham dự hội nghị Đại hội Đại biểu Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc lần thứ 10 và Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Trung Quốc lần thứ 9 tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 1/12; một bài khác nữa là bài nói chuyện của ông Vương Kỳ Sơn tham dự Hội Thường ủy Hội nghị Hiệp thương Chính trị trước đó, toàn bộ bài phát biểu được đăng vào ngày 2/12.

Để ý đến chỗ được ám chỉ trong hai bài phát biểu này, chính là liên quan đến văn hóa truyền thống Trung Quốc và vận mệnh của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Đằng sau việc hết sức tôn sùng văn hóa truyền thống của ông Tập Cận Bình còn ẩn giấu mật mã vong đảng, lại do ông Vương Kỳ Sơn thay mặt công bố ra bên ngoài.

Ông Tập Cận Bình vào ngày 30/11 đã dẫn theo toàn bộ Thường ủy Cục Chính trị tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Trung Quốc, ông Tập đã có bài phát biểu rất dài, trong suốt bài viết đã hết sức tán dương văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Ông cho biết: “Dân tộc Trung Hoa không ngừng phát triển, có khi gặp trở ngại nhưng không ngừng làm mới lại được là nhờ sức mạnh bệ đỡ của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thần vận, phong thái, trí tuệ, quan niệm giá trị độc nhất vô nhị trong văn hóa Trung Hoa giúp tăng thêm niềm tự tin và tự hào trong lòng nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa”.

Ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh thêm: “Văn hóa là linh hồn của một quốc gia, một dân tộc. Lịch sử và thực tiễn chứng minh, một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được mà rất có thể còn thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử”.

“Giới văn nghệ tuyệt đối không thể khinh nhờn tổ tiên, xem nhẹ kinh điển, thiếu tôn trọng đối với các bậc anh hùng. Cho dù trí thức giới văn học và nghệ thuật không thể hoàn nguyên được toàn bộ sự thật lịch sử, nhưng cần có trách nhiệm phổ biến sự thật lịch sử cho mọi người, phổ biến những giá trị tinh túy của lịch sử”.

Đã nhiều lần ông Tập Cận Bình thể hiện sự ngưỡng mộ văn hóa truyền thống Trung Quốc sau khi lên nắm quyền. Ngày 13/10, trang Weixin “Tổ học tập” công bố bài viết “Tập Cận Bình tự thuật: Tình duyên văn học của tôi”, nhắc lại quá khứ thông thạo văn học kinh điển của ông Tập, từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng “tận trung báo quốc” trong «Nhạc Phi truyện».

Ông Vương Kỳ Sơn cũng như vậy, trong buổi nói chuyện liên quan, cũng thể hiện sự tôn sùng văn hóa truyền thống giống như ông Tập Cận Bình. Ông Vương Kỳ Sơn còn có niềm say mê đối với Đại Thanh, vốn là ngoại bang dị tộc đến làm chủ Trung Nguyên.

Trong bài phát biểu của ông Vương Kỳ Sơn tại Hội nghị Thường ủy Hiệp thương Chính trị được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải vào ngày 2/12, ông Vương lần nữa nhấn mạnh việc ông Tập Cận Bình trong buổi nói chuyện tại đại hội kỷ niệm 95 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày 1/7/2016, lần đầu tiên đã nêu ra tính trọng yếu về lòng tự hào đối với văn hóa truyền thống.

Ông Vương Kỳ Sơn nói rõ rằng: “Văn minh Trung Hoa 5.000 năm bác đại tinh thâm chạy dài không ngừng, đã tích lũy tinh thần vĩ đại sinh sôi không ngừng, nỗ lực không nghỉ của dân tộc Trung Hoa. Nền văn minh Trung Hoa có sức dung hòa và sức sống bền bỉ đặc biệt, từ xưa đến nay, các nền văn hóa ngoại lai truyền vào vùng đất Trung Hoa đều sẽ bị Trung Quốc hóa”. Ông bày tỏ muốn “thúc đẩy Trung Quốc hóa đối với chủ nghĩa Mác”.

Ở đây có hai điểm quan trọng, thứ nhất, ông Vương Kỳ Sơn công khai thừa nhận chủ nghĩa Mác-Lê là văn hóa ngoại lai, đây cũng giống như đã thanh lý chướng ngại tư tưởng cho người dân Trung Quốc, vạch rõ đúng sai, tức chủ nghĩa Mác-Lê vốn dĩ chính là tư tưởng phương Tây mà ĐCSTQ du nhập. Còn theo kết luận của cuốn sách “Chín bài bình luận về ĐCSTQ”, đảng cộng sản không những chỉ là đảng chính trị đến từ bên ngoài, mà còn là một tôn giáo, tà linh đến từ phương Tây.

Thứ hai, ông Vương Kỳ Sơn đã lý giải “bốn cái tự tin” của ông Tập Cận Bình, nói rằng “từ xưa đến nay, văn hóa đến từ bên ngoài sau khi truyền vào vùng đất người Hán đều sẽ bị Trung Quốc hóa”, muốn đem văn hóa ngoại lai này tiến hành “Trung Quốc hóa”, nói cách khác, chủ nghĩa Mác-Lê, sẽ giống như các văn hóa ngoại bang khác đến Trung Quốc trước đây, cuối cùng sẽ biến mất không còn tung tích.

Còn về “Trung Quốc hóa” đối với chủ nghĩa Mác-Lê, cách nói tương tự đã từng xuất hiện vào ngày 31/7/2015. Ông Trần Lai – Giáo sư của trường đại học Thanh Hoa, học giả của tân Nho gia đề xuất: “Đảng chấp chính cần phải Trung Quốc hóa, càng nên phải tự giác truyền thừa văn minh Trung Hoa”. Ông Trần Lai đã từng giảng bài cho Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ. Có lẽ đây cũng trùng khớp với cách nghĩ của hai ông Tập, Vương.

Nhưng cái gọi là “Trung Quốc hóa” đảng cầm quyền, vẫn còn có sự khác biệt rất lớn so với “Trung Quốc hóa” chủ nghĩa Mác-Lê mà ông Vương Kỳ Sơn nêu ra lần này. Điều mà ông Trần Lai nêu ra là diễn biến của bản thân ĐCSTQ, đảng chính trị này có thể sẽ vì vậy mà thay đổi hiến chương đảng, thay đổi tên mà thôi.

Còn điều mà ông Vương Kỳ Sơn muốn làm là thanh trừ chủ nghĩa Mác-Lê ngay trong lĩnh vực tư tưởng. Bởi vì ông Vương Kỳ Sơn xem chủ nghĩa Mác-Lê này giống các văn hóa ngoại lai trong lịch sử của ngoại tộc khác, sau khi vào làm chủ Trung Nguyên cuối cùng đều biến mất hẳn, văn hóa chủ lưu của Trung Quốc vẫn là văn hóa Hán.

Điều khiến mọi người không thể hiểu chính là văn hóa truyền thống Trung Hoa là văn hóa nửa Thần, trước nay vốn đối lập với “học thuyết vô Thần” của chủ nghĩa Mác-Lê. “Trọng đức hành thiện”, đạo pháp tự nhiên trong văn hóa truyền thống làm sao có thể dung hợp được với bản chất hung hiểm, đấu trời đấu đất của đảng cộng sản đây?

Hơn nữa ĐCSTQ từ khi nắm quyền cho đến nay đều không ngừng làm các việc hủy hoại văn hóa dân tộc Trung Hoa, “Đại Cách mạng Văn hóa” chính là ví dụ điển hình nhất. Hiện nay ông Vương Kỳ Sơn so sánh nó với những văn hóa dị bang ngoại tộc khác trong lịch sử sau khi tiến vào Trung Nguyên đều biến mất làm ví dụ thích đáng, khiến chúng ta đã “có phần rõ ràng”.

Mọi người đều biết, giáo dục như thế nào, đầu não được đưa vào những tư tưởng thế nào, thì sẽ tạo thành loại người như thế nấy. Hiện nay mọi người đều đã biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không còn người nào tin nữa, nhưng văn hóa đảng vẫn còn cắm rễ sâu trong tư tưởng của người dân Trung Quốc.

Tuy vậy văn hóa truyền thống và chủ nghĩa Mác-Lê lại hoàn toàn xung khắc với nhau, khi người lãnh đạo khởi xướng đưa văn hóa truyền thống vào tư tưởng của dân chúng, dưới sức sống lớn mạnh của văn hóa truyền thống Trung Quốc, quá trình phục hưng văn hóa truyền thống, cũng chính là quá trình thanh trừ chủ nghĩa Mác-Lê. Có lẽ đây chính là dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng mà ông Tập Cận Bình nói đến?

Sau khi văn hóa Mác-Lê biến mất, đảng này đã không còn là Đảng Cộng sản ban đầu nữa, vậy nên nó tên gọi là gì cũng đều đã không còn quan trọng nữa, nhưng có thể trong tương lai sau khi mọi người đã hoàn toàn thức tỉnh rồi sẽ chán ghét và vứt bỏ nó. Còn về việc Trung Hoa phục hưng, thanh trừ văn hóa Mác-Lê đến trình độ nào, cũng dựa vào sự cố gắng của mọi người trong tương lai.

Đồng thời, giống như khai thị của Phật Pháp chính thống, con người là do Thần tạo nên, thuyết hữu Thần thật sự đã cắm rễ vào nơi sâu thẳm trong sinh mệnh của mỗi con người, trước mắt, người lãnh đạo muốn phục hưng văn hóa truyền thống Trung Quốc, dù cho vẫn đang có ý bài trừ “thuyết hữu Thần”, nhưng con người tự nhiên sẽ tìm kiếm Thần, vì vậy, bản thân phong trào phục hưng sẽ khởi tác dụng đánh thức con người trở về với Phật tính, với thiện lành.

Nói như vậy, không kể là hữu ý hay là vô ý, hai ông Tập, Vương trên thực chất là đang mở ra một mô thức vong đảng hoàn toàn mới mà trước nay chưa từng có, có thể vượt ra ngoài dự liệu của họ. Nhưng mà, chính như hai ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn nhiều lần công khai nói rằng, chính quyền ĐCSTQ đang phải đứng trước nguy cơ vong đảng, còn lịch sử kéo dài thời gian vong đảng này trong bao lâu, điều này cũng rất khó nói.

Theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này