Tập Cận Bình muốn khôi phục văn hóa truyền thống, Shen Yun sẽ sớm về Hồng Kông biểu diễn

13/12/16, 09:00 Trung Quốc

Thời gian gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những động thái cho thấy ông rất coi trọng và mong muốn khôi phục lại văn hóa truyền thống Trung Hoa, mở đường cho sự trở lại của văn hóa Thần truyền từng bị hủy hoại sau Đại Cách mạng Văn hóa.

Ông Tập Cận Bình mong muốn khôi phục lại nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. (Ảnh: Internet)
Ông Tập Cận Bình mong muốn khôi phục lại nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. (Ảnh: Internet)

Tập Cận Bình ca ngợi văn hóa truyền thống

Ngày 30/11, tại Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc lần thứ 10 và Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Trung Quốc lần thứ 9 tổ chức tại Bắc Kinh, trước toàn thể 3.300 người tham dự, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu dài khoảng 9.500 chữ vinh danh văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Văn đàn có liên quan chặt chẽ đến vận nước, mạch văn tương thông với mạch nước. Hiện dân tộc Trung Hoa thực hiện cuộc phục hưng vĩ đại, không chỉ cần phát triển mạnh về văn minh vật chất mà còn cần phát triển về sức mạnh tinh thần tương xứng”.

“Văn hóa là linh hồn của một quốc gia, một dân tộc. Lịch sử và thực tiễn chứng minh, một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được mà rất có thể còn thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử”.

Theo ông Tập, giới văn nghệ tuyệt đối không thể khinh nhờn tổ tiên, xem nhẹ kinh điển, không tôn trọng các bậc anh hùng. Cần có trách nhiệm phổ biến sự thật lịch sử cho mọi người, phổ biến những giá trị tinh túy của lịch sử.

Trước đó vào năm 2013, ông Tập Cận Bình cũng đề cập đến vấn đề này trong “Trung Quốc mộng” của mình.

“Trung Quốc mộng” phục hưng văn hóa cổ truyền

Song song với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” nhắm vào các quan chức tham nhũng thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân, ông Tập Cận Bình cũng có những thay đổi lớn ở lĩnh vực văn hóa tư tưởng.

Ngày 17/3/2013, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 12, kỳ họp thứ nhất, ông Tập đã có bài phát biểu về “Trung Quốc mộng” với ba điểm nhấn chính:

  1. Mộng văn hóa truyền thống Trung Quốc.
  2. Mộng chính trị dân chủ Trung Quốc.
  3. Mộng tôn giáo Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc ngày nay đứng trước tình cảnh tăng trưởng kinh tế cao độ và khuynh hướng toàn dân lao vào làm giàu như thiêu thân đã tạo ra một khoảng trống mênh mông về đạo đức. Khoảng trống này cần được bổ khuyết bằng văn hóa truyền thống và tôn giáo tín ngưỡng. Do vậy, ông Tập đã thực hiện nhiều điều chỉnh đối với văn hóa truyền thống và cởi mở hơn với tín ngưỡng.

Cụ thể trước ngày kỷ niệm 17 năm thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải của Pháp Luân Công (25/4/1999), ngày 22/4 năm nay, tại Hội nghị công tác tôn giáo toàn quốc được tổ chức tại Bắc Kinh do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, ông Tập Cận Bình đã phát biểu nhấn mạnh sự tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Trước cột mốc 17 năm ngày cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động đàn áp Pháp Luân Công (20/7/1999), ngày 19/7 ông Tập Cận Bình đến thăm các hoạt động tôn giáo ở thành phố Ngân Xuyên và phát biểu rằng, các nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau của Trung Quốc chính là văn minh 5.000 của Trung Hoa, sẽ liên tục phát triển sinh sôi không ngừng, không thể có chuyện bị tàn lụi.

Ông Tập hiểu rõ rằng chống tham nhũng trên bề mặt chỉ giải quyết được phần ngọn, vì nguyên nhân sâu xa là do đạo đức xã hội đã suy đồi; cái gốc nằm ở cải cách thể chế và nâng cao chuẩn mực đạo đức, đặt niềm tin vào tín ngưỡng, vào những giá trị tinh hoa truyền thống như Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín.

Tuy vậy, “Trung Quốc mộng” của ông lại bị truyền thông Trung Quốc do ông Lưu Vân Sơn (Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, thành viên thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân) nắm trong tay bóp méo và diễn giải theo chủ ý khác, biến nó thành giấc mộng bá chủ thế giới.

Đây cũng chính là ý đồ của phe cánh ông Giang Trạch Dân nhằm mục đích khiến cho Trung Quốc bị cô lập, tạo thêm khó khăn cho ông Tập để ép ông này phải từ chức.

Tập Cận Bình đề cập đến “Shen Yun”

Cũng tại Đại hội ngày 30/11/2016, trong phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập đến hai từ “shen yun” nghĩa là “thần vận”: “Dân tộc Trung Hoa không ngừng phát triển, có khi gặp trở ngại nhưng không ngừng làm mới lại được là nhờ sức mạnh bệ đỡ của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thần vận (Shen Yun) với phong thái, trí tuệ, quan niệm giá trị độc nhất vô nhị trong văn hóa Trung Hoa giúp tăng thêm niềm tự tin và tự hào trong lòng nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa”.

Trùng hợp là tại Mỹ có một đoàn nghệ thuật mang tên Shen Yun (Thần Vận) được thành lập vào năm 2006 ở New York với sứ mệnh làm hồi sinh nền văn minh 5.000 năm của nhân loại, diễn xuất ra những tinh hoa cổ truyền của văn hóa phương Đông.

Trải qua 10 năm, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã từng bước khẳng định vị thế và danh tiếng là đoàn biểu diễn số một trên toàn thế giới. Mỗi năm đoàn lưu diễn qua khoảng 20 quốc gia và trên 100 thành phố, tạo nên tiếng vang lớn với số lượng cháy vé kỷ lục.

Hiện nay tại Hồng Kông dấy lên phong trào các nhân sĩ, trí thức, quan chức và giới văn nghệ sĩ liên tục kêu gọi chính quyền mời Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đến Hồng Kông biểu diễn để người dân địa phương được thưởng thức thứ nghệ thuật truyền thống chân chính đỉnh cao này.

Không chỉ vậy, các nghị sĩ của Mỹ như Dana Rohrabacher của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Matt Salmon, Chủ tịch Ban Môi trường Toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay Nghị sĩ Steve Chabot, cựu Chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng đứng ra kêu gọi để Shen Yun được mời đến Hồng Kông biểu diễn.

Rất nhiều người Trung Quốc và Việt Nam hàng năm phải bay qua các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Mỹ v.v… để được thưởng thức nghệ thuật biểu diễn Shen Yun.

Trước việc ông Tập Cận Bình đề cập đến “shen yun” trong bài phát biểu trùng khớp thời gian phong trào kêu gọi Shen Yun về Hồng Kông biểu diễn, nhà bình luận chính trị Lý Thiên Tiếu cho rằng: “Việc ông Tập thừa nhận “thần vận” trong văn hoá Trung Quốc chính là sự chối bỏ định nghĩa về văn hóa của ĐCSTQ”. Nhà bình luận này cũng đánh giá rằng phát biểu của ông Tập là tín hiệu đồng ý cho Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đến Hồng Kông biểu diễn.

Nắm truyền thông nhằm thực hiện “Trung Quốc mộng”, Shen Yun sẽ lưu diễn khắp Trung Quốc

Hệ thống tuyên truyền do Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn nắm quyền thường xuyên dùng “quản bút” do mình thao túng chống lại ông Tập Cận Bình. Khi ông Tập Cận Bình mới lên cầm quyền, những phát biểu của ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn thường xuyên bị đưa tin không đúng hoặc bị cắt bỏ. Truyền thông báo chí ở Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Lưu cho rằng sự tôn sùng văn hóa truyền thống Trung Quốc của ông Tập Cận Bình là “tư tưởng cực tả”, “rập khuôn, cứng nhắc”.

Nếu muốn truyền đạt đúng nghĩa ý kiến của mình đến người dân Trung Quốc, ông Tập Cận Bình không còn cách nào khác ngoài việc cần sớm nắm được truyền thông trong tay ông Lưu Vân Sơn.

Để củng cố quyền lực của mình, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 6, ông Tập đã quyết định danh xưng mới cho mình là “lãnh đạo hạt nhân”. Đây là danh xưng mang ý nghĩa tối thượng, có quyền uy Thượng Hoàng làm trước mà không cần hỏi ý kiến bất kỳ một ai.

Hệ thống tuyên truyền của ông Lưu Vân Sơn đang bị chính quyền ông Tập thanh lọc. Tính đến ngày 12/4 năm nay, ông Tập Cận Bình đã thay thế tổng cộng 20 Trưởng ban Tuyên truyền các tỉnh và bản thân ông Lưu cũng khó có thể hạ cánh an toàn. Không chỉ có ông Lưu, ngay cả ông Ủy viên Thường trực Bộ chính trị Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ (là hai người thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân) cũng liên tiếp bị truyền thông thân Trung Quốc là tờ Sing Pao (Hồng Kông) phanh phui các việc làm sai trái và chỉ tên trên trang nhất.

Giới quan sát đánh giá rằng hiện nay ông Vương Kỳ Sơn đã nắm các chứng cớ phạm tội của các ông Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ, chuẩn bị đánh hạ ba con “hổ to” nhất này của phe ông Giang Trạch Dân. Khi đó ông Tập Cận Bình sẽ nắm được truyền thông trong tay. Thông qua truyền thông, ông Tập Cận Bình sẽ dễ dàng phổ biến “Trung Quốc mộng” với mong muốn khôi phục lại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Giới quan sát cũng nhìn nhận rằng mục tiêu của ông Tập Cận Bình và Shen Yun cùng là khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống Trung Hoa, nên các dấu hiệu gần đây cho thấy ông Tập muốn mở đường cho Shen Yun về Trung Quốc biểu diễn. Rất có thể sang năm, người dân Hồng Kông sẽ lần đầu tiên được thưởng thức Shen Yun ngay trên chính quê hương của mình.

Theo Trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?