Tân Hạo Niên: Tôn Trung Sơn và chính quyền Trung Quốc đương thời khác biệt quá lớn

25/11/16, 08:19 Trung Quốc

Ngày 12/11/2016 là tròn 150 năm ngày sinh của “quốc phụ” Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn, lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với chủ nghĩa yêu nước của Tôn Trung Sơn.

Tân Hạo Niên: Tôn Trung Sơn và chính quyền Trung Quốc đương thời khác biệt quá lớn. Ảnh 1
Ngày 12/11/2016 là tròn 150 năm ngày sinh của “quốc phụ” Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn. (Ảnh: Internet)

Ngày 12/11, Đài Loan cũng tổ chức hoạt động tưởng niệm 150 năm ngày sinh của Tôn Trung Sơn, hội ủy viên Đài Loan bày tỏ, mục tiêu nỗ lực cả đời của ông Tôn Trung Sơn chính là mưu cầu hạnh phúc cho mọi người.

Chủ tịch Quốc Dân đảng bà Hồng Tú Trụ cũng đã tới Nhà Tưởng niệm Quốc phụ cúi đầu trước di ảnh của Tôn Trung Sơn, và khai mạc hoạt động tưởng niệm đặc biệt, hồi tưởng lại công lao trong sự nghiệp của Tôn Trung Sơn.

Cả Đài Loan và Trung Quốc đều kính ngưỡng chủ nghĩa Tam Dân cứu Trung Quốc của ông Tôn Trung Sơn

Trên thực tế, Tôn Trung Sơn là lãnh đạo duy nhất nhận được sự kính trọng của người dân hai bờ Trung Quốc và Đài Loan.

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ, nhà chính trị, quốc phụ Trung Hoa Dân Quốc, nhà sáng lập Quốc Dân đảng Trung Quốc. Tôn Trung Sơn tên Văn, hiệu Dật Tiên, năm 1866 sinh ra ở làng Thúy Hanh, huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông. Trong thời gian Nhật Bản tuyên truyền cách mạng, Tôn Trung Sơn lấy “Trung Sơn Tiều” làm tên gọi, về sau mọi người quen gọi ông là Trung Sơn tiên sinh.

Sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn, bắt đầu từ việc thành lập “Hưng Trung hội”. Năm 1894, chiến tranh Giáp Ngọ bùng nổ, Tôn Trung Sơn dâng thư lên đại thần Bắc Dương Lý Hồng Chương, đề xuất chủ trương “con người có thể dốc hết tài năng của mình, đất đai có thể dốc hết lợi thế của nó, đồ vật có thể dốc hết công dụng của nó, tiền tệ có thể dốc hết giá trị của nó”, nhưng sau khi bị cự tuyệt, ông đã thành lập hội Hưng Trung ở Honolulu tại tiểu bang Hawaii, nước Mỹ, đây là đoàn thể cách mạng đầu tiên do Tôn Trung Sơn làm người lãnh đạo.

Tân Hạo Niên: Tôn Trung Sơn và chính quyền Trung Quốc đương thời khác biệt quá lớn. Ảnh 2
Nhà sáng lập Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn. (Ảnh: Intertnet)

Khoảng thời gian từ năm 1894 đến năm 1905, Tôn Trung Sơn trù tính khởi nghĩa nhiều lần, nhưng chưa thành. Giai đoạn này là thời kỳ quan trọng trong quá trình cách mạng, rất nhiều người dân đã hiểu được quyết tâm triển khai cải cách triệt để của Tôn Trung Sơn nên đã toàn lực ủng hộ.

Ngày 29/12/1911, ở Nam Kinh, đại biểu của 17 tỉnh đề cử ông Tôn Trung Sơn làm Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, và tuyên bố nhậm chức vào ngày 1/1/1912 ở Nam Kinh, kiến lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lâm thời. Ông lấy năm 1912 là nguyên niên (năm đầu tiên) của Dân Quốc, và xác định ngày 1/1 là ngày khai quốc của Trung Hoa Dân Quốc, kiến lập nước Cộng Hòa Dân Chủ đầu tiên ở châu Á.

Ông Tôn Trung Sơn khi nhậm chức Tổng thống lâm thời đã nhấn mạnh: “Nền tảng của quốc gia, nằm ở nhân dân. Các vùng đất bao gồm của người Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng là một quốc gia, tức là hợp các dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng là một gia đình. Gọi là thống nhất dân tộc”.

Ngày 11/1/1912, Hội nghị đại biểu các tỉnh đã lấy “Đại cương tổ chức chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lâm thời” làm cương lĩnh, lấy Nam Kinh làm thủ đô lâm thời, lấy lá cờ năm màu đỏ, vàng, lam, trắng, đen là lá cờ của Trung Hoa Dân Quốc, tượng trưng cho ý nghĩa 5 dân tộc hòa thuận vui vẻ sống chung.

Tân Hạo Niên: Tôn Trung Sơn và chính quyền Trung Quốc đương thời khác biệt quá lớn. Ảnh 3
Chủ nghĩa Tâm Dân của Tôn Trung Sơn được nhiều người ngưỡng mộ. (Ảnh: Internet)

Năm 1905, trong hội nghị trù bị hội đồng minh Trung Quốc được triệu khai ở Nhật Bản, ông Tôn Trung Sơn đã đề xuất, Trung Quốc đặt tên là “Trung Hoa Dân Quốc”, đồng thời nhấn mạnh Trung Hoa Dân Quốc là xây dựng trên cơ sở của nhân dân. Sau khi thành lập năm 1912, gọi tắt là “Trung Quốc”, trên ngoại giao thì xưng là “Trung Hoa”.

Năm 1949, sau khi Ủy viên trưởng Ủy ban quân sự chính phủ Quốc Dân Trung Quốc ông Tưởng Giới Thạch rời chính phủ đến Đài Loan, vẫn tiếp tục chủ nghĩa Tam Dân mà Tôn Trung Sơn đề xuất, tức là lý tưởng dựng nước: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”, xưng hiệu của Trung Hoa Dân Quốc vẫn không thay đổi.

Còn tổ chức Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông đứng đầu sau khi thành lập chính quyền năm 1949, đã đổi tên Trung Quốc thành nước “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, và đổi lá cờ “thanh thiên bạch nhật” ban đầu thành “lá cờ đỏ với năm ngôi sao”.

Tân Hạo Niên: Tôn Trung Sơn và chính quyền Trung Quốc là có sự khác biệt

Trong cuốn sách mới có tên “Vận mệnh Trung Quốc và triển vọng Đài Loan” xuất bản năm 2015 của nhà sử học nổi tiếng Tân Hạo Niên nói rằng Tôn Trung Sơn và Đảng Cộng sản có tồn tại 3 điểm bất đồng. Ông bày tỏ, chế độ mà Tôn Trung Sơn xây dựng là một đất nước Trung Quốc tiến bộ “đi theo hướng cộng hòa”, còn chính quyền mà Đảng Cộng sản thành lập là một Trung Quốc thụt lùi “phục hồi chuyên chế”.

Ông Tân Hạo Niên chỉ ra, lý niệm chủ nghĩa Tam Dân của ông Tôn Trung Sơn và lý niệm chủ nghĩa Mác – Lê của Đảng Cộng sản khác nhau hoàn toàn. Ông Tôn Trung Sơn từ sớm đã đoán trước “dân chủ nhân dân chuyên chế” mà Mao Trạch Đông thực hành, chẳng qua chỉ là “dân chủ giả, chuyên chế thật” mà thôi.

Tân Hạo Niên: Tôn Trung Sơn và chính quyền Trung Quốc đương thời khác biệt quá lớn. Ảnh 4
Nhà sử học Tân Hạo Niên. (Ảnh: Internet)

Ông Tân Hạo Niên nói, cách mạng Quốc Dân Trung Quốc mà ông Tôn Trung Sơn khởi xướng, là một Trung Quốc tốt đẹp với chủ nghĩa Tam Dân hướng đến cộng hòa; còn cách mạng cộng sản mà Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động do Nga Xô lãnh đạo là “Trung Quốc Mác – Lê” dưới mệnh lệnh và chỉ huy của “địch quốc ngoại tộc”, lợi dụng lúc Trung Quốc chia rẽ mà cướp đoạt chính quyền.

Ông Tân Hạo Niên chỉ ra: “Trung Hoa Dân Quốc do ông Tôn Trung Sơn thành lập, điều kế thừa là Văn Võ Chu Công, Tần Hoàng Hán Võ, Đường Tông Tống Tổ… Nhưng, nước cộng hòa Xô – Viết Trung Hoa và nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập, điều kế thừa lại là Karl Marx, Engels, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân….”.

Ông nói: “Mọi người cần phải hiểu rằng, chỉ cần Đảng Cộng sản một ngày không dự tính ‘đi đến cộng hòa’, một ngày không dự tính thừa nhận dân quyền, một ngày không trả về ‘nước Trung Hoa’, vứt bỏ ‘nước Mác – Lê’ của họ, và chuyển đổi Trung Quốc thành một nước cộng hòa thật sự khi mà dân quyền được tuyên dương; thì những cái gọi là dân sinh, mọi người tuyệt đối đừng có nghĩ đến!”, bởi vì thể chế của Đảng Cộng sản là lấy quyền lực làm giá trị nòng cốt để quyết định xu hướng lập quốc.

Theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này