Tambora – Thảm họa núi lửa kinh hoàng nhất trong lịch sử

05/12/17, 12:07 Tri thức

Vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là thảm họa núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại, gây ra cái chết cho hơn 100.000 người. Hậu quả của nó khiến cả thế giới nao núng trong gần một năm trời.

phun-trao-nui-lua-tambora
Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).

Nằm trên hòn đảo Sumbawa ở Indonesia, núi lửa Tambora phun trào lần đầu tiên vào năm 1815 khiến khoảng 10.000 người thiệt mạng trực tiếp. Vụ phun trào này được đánh dấu là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Hậu quả của thảm họa này còn gây ra sóng thần, ô nhiễm và nạn đói, khiến tổng cộng hơn 100.000 người chết.

Không ai có thể ngờ, thảm họa núi lửa lớn nhất trong lịch sử hiện đại lại chỉ xảy ra vỏn vẹn… 3 ngày.

“Thức giấc” lúc 7h tối 10/4/1815, núi Tambora bắt đầu phun trào và trở thành thảm họa khiến hàng chục nghìn người chết.

Ước tính, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma (mắc-ma) mỗi giây! Tiếng nổ của nó có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách địa điểm phun trào khoảng 2.600km.

Tầm ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa năm 1815.
Tầm ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa năm 1815. (Ảnh: SciencePost)

Sức phá hủy kinh hoàng của Tambora

Vụ phun trào núi Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng.

Núi lửa tạo nên một cột bụi cao đến 43km và phân tán bụi ra bầu khí quyển, bao quanh Trái Đất, đồng thời hình thành một lớp dài trên diện tích hơn 1 triệu km2. Tổng cộng, khoảng 140 tỷ tấn đá và tro bụi bị phun lên trên không khiến khu vực xung quanh chìm trong bóng tối.

Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000m, khiến cho 10.000 người chết do không kịp di tản.

Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ mét khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển. Không khí đậm đặc lưu huỳnh bao phủ hàng tháng trời ở các thành phố trên thế giới cũng làm nhiều người dân bị mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng phổi.

Tro bụi và dung nham chảy xuống biển xung quanh hòn đảo Sumbawa với lực đủ mạnh để tạo ra sóng thần cao tới 4m. Các đảo nổi hình thành từ dung nham tồn tại trên biển trong nhiều năm sau đó.

Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C.
Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C.

Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7oC. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè.

Đám bụi này đã che phủ Mặt Trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triền miên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là “năm không có mùa hè”.

Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ. Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người.

Hậu quả của núi lửa Tambora cũng để lại dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật.

Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851), một danh họa nổi tiếng người Anh.

Bức tranh của Joseph Mallord William Turner miêu tả thảm họa núi lửa Tambora.
Bức tranh của Joseph Mallord William Turner miêu tả thảm họa núi lửa Tambora. (Tranh: Paintings Broker)

Tại châu Âu, giá yến mạch – được dùng làm thức ăn cho ngựa – tăng vọt khiến nhà phát minh người Đức Karl Drais tạo ra một dạng phương tiện giao thông không cần sức ngựa: xe đẩy chân. Đây được coi là “tổ tiên” của xe đạp.

Núi Tambora từng có chiều cao tương đương núi Blanc (4.810 m), nhưng vụ nổ năm 1815 đã thổi bay đỉnh của nó. Ngày nay, núi Tambora chỉ có chiều cao khoảng 2.722 m và có một hố sâu 1.100 m.

Khu vực này hiện là vườn quốc gia Núi Tambora và tổ chức nhiều hoạt động đi bộ khám phá và cắm trại để phục vụ du khách. Các nhà khảo cổ học cũng tới khu vực này để nghiên cứu nhiều hiện vật từ ngôi làng Tambora, bị chôn vùi bởi dung nham núi lửa trong thảm họa năm 1815 và mới được phát hiện những năm gần đây.

Lịch sử kinh hoàng của núi lửa chết chóc nhất thế giới - Ảnh 5
Núi Tambora ngày nay. (Ảnh: Daily Mail)

Hồng Liên t/h

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La