Tại sao người ta lại tuân lệnh thậm chí ngay cả khi lương tâm họ cắn rứt?

11/05/16, 16:44 Tri thức

Một thí nghiệm nghiên cứu đã phần nào giải thích được vì sao một số người có thể sẵn sàng gây hại cho người khác chỉ vì làm theo lệnh, cho dù lương tâm họ cắn rứt.

(Ảnh: Internet)

Quay trở lại những năm 1960 trong tầng hầm Đại học Yale, một số thí nghiệm thú vị và gây tranh cãi đã được nhà tâm lý học Stanley Milgram thực hiện. Những phát hiện của ông cho thấy có những người sẽ gây đau đớn cho người khác đơn giản chỉ vì họ nghe chỉ thị từ cấp trên.

Vậy là thật dễ dàng để thuyết phục người tốt làm việc xấu chăng?

Theo một nghiên cứu mới, điều này phụ thuộc vào mức độ kiểm soát của người đó đối với sự lựa chọn của mình, và đó là do “cảm giác đạo đức” đã ảnh hưởng đến cách não xử lý những hành động.

Các nhà nghiên cứu đã đưa thí nghiệm cổ điển của Stanley Milgram tiến thêm một bước nữa, và bây giờ họ có thể cung cấp bằng chứng mới, giải thích tại sao người ta rất dễ dàng tuân lệnh.

Theo nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đến từ Đại học Luân Đôn và Đại học Libre de Bruxelles tại Bỉ, khi một người nào đó ra lệnh cho chúng ta, chúng ta thực sự cảm thấy ít phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình và những hậu quả của nó.

Patrick Haggard tại Đại học Luân Đôn cho biết trong một báo cáo:

“Cảm giác về trách nhiệm thực sự giảm khi chúng ta bị ép buộc làm một cái gì đó”.

“Mọi người thường cho rằng trách nhiệm của họ được giảm nhẹ đơn giản vì họ ‘chỉ làm theo lệnh’. Nhưng liệu họ chỉ nói điều này để tránh bị trừng phạt, hay thực sự mệnh lệnh đã làm thay đổi cảm giác về trách nhiệm?”

Trong thí nghiệm của Milgram, người tham gia chia làm hai nhóm cách biệt và không thấy nhau, một nhóm làm người hỏi, một nhóm làm người trả lời. Nếu người trả lời sai, người hỏi sẽ ấn nút để giật điện người trả lời, mức độ dòng điện tăng dần lên theo lượng câu hỏi. Tất nhiên, người trả lời không bị điện giật thật, nhưng họ phải giả vờ kêu la đau đớn giống như bị giật thật (người hỏi và người trả lời ở hai phòng tách biệt).

Trong suốt thí nghiệm, những “người hỏi” tỏ ra không thoải mái và vô cùng lo lắng. Có người liên tục quệt mồ hôi trán, người thì gắng cười to một cách gượng gạo hoặc khóc lóc hỏi thăm tình trạng của “người trả lời”.

Thí nghiệm này mang đến những tranh cãi về đạo đức, nhiều người tham gia cảm thấy đau khổ, cắn rứt mặc dù họ làm theo lệnh. Thí nghiệm Milgram cho thấy đa số những người tham gia đều làm theo lệnh thậm chí cả khi nó trái với lương tâm của họ.

Haggard và các đồng nghiệp của ông đã xác định rằng khi bị ép buộc thực thi một hành động xấu, cảm giác trách nhiệm bị giảm xuống, làm thay đổi nhận thức của họ về nguyên nhân và hậu quả.

Trong nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Cell Press Current Biology, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt các thí nghiệm. Đầu tiên, một “chỉ điểm” sẽ mang đến “nỗi đau” thể chất hay “tổn hại” tài chính đến cho một “nạn nhân”, một quyết định do bị áp lực hay được thực hiện một cách tự do.

Những người tham gia sau đó sẽ được hoán đổi vị trí, do đó họ sẽ biết chính xác “loại tác hại” mà họ đã gây ra. Trong phần thứ hai của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của “ép buộc” và “tự do lựa chọn” lên hoạt động của não.

Video về thí nghiệm Milgram của BigHistoryNL. (Nguồn: Youtube)

Theo EurekAlert!:

“Điều thú vị là, hành động bị ép buộc làm giảm quá trình thần kinh xử lý hậu quả hành động của chính mình. Các nhà nghiên cứu kết luận, khi người ta hành động dưới sự ép buộc, cảm giác trách nhiệm bị giảm bớt thực sự làm thay đổi cảm giác cơ bản của họ về việc chịu trách nhiệm, chứ không đơn thuần chỉ là hành động nhằm tránh bị xã hội trừng phạt”.

Haggard nói rằng thật thú vị để tìm ra liệu có một số người nào đó có cảm giác miễn trừ trách nhiệm lớn hơn người khác, khi họ bị ép buộc hành động trái với lương tâm.

“Khi bạn cảm thấy cảm giác cắn rứt lương tâm, bạn cảm thấy phải chịu trách nhiệm cho hậu quả, bạn sẽ cảm thấy rằng cái bạn làm và hậu quả của dường như rất gần nhau”.

“May mắn thay cho xã hội, luôn có một số người đứng lên chống lại áp bức”.

Một hành động sai trái mặc dù nghe theo lệnh cũng không thể biện hộ được, người đó phải chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình. Nhưng nghiên cứu này ít nhất cũng giúp giải thích lý do tại sao mọi người có thể rất sẵn sàng để gây hại, đơn giản chỉ vì một nhân vật có uy quyền ra lệnh cho họ làm vậy.

Thanh Phong, dịch từ visiontimes.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng