Sự trung trinh của chim nhạn: Tình yêu đích thực, sống chết chỉ một bạn đời

27/05/19, 14:47 Đọc & Suy ngẫm

Bản tính của chim nhạn là trung trinh, một khi nó đã lựa chọn người bạn đời thì sẽ chung thủy đến cùng. Dù chỉ là một loài chim, nhưng nó luôn biết dành tình cảm sâu đậm cho nửa kia, luôn chân thành không thay đổi. Thật đáng để học tập!

Sự trung trinh của chim nhạn: Tình yêu đích thực, sống chết chỉ một bạn đời - ảnh 1
Bản tính của chim nhạn là trung trinh, một khi nó đã lựa chọn người bạn đời thì sẽ chung thủy đến cùng. (Ảnh qua Bundle)

Chim nhạn còn được gọi là hồng nhạn. Trong rất nhiều những tác phẩm thơ ca, hý khúc đều có thể bắt gặp hình tượng chim nhạn này. Nhưng vì sao loài chim này lại được các nhà văn, nhà thơ yêu thích đến thế? Có rất nhiều những giai thoại thú vị về nó.

Một mối tình thắm thiết, sống chết chỉ một bạn đời

Thời kỳ Kim – Nguyên, có một câu nói nổi tiếng được lưu truyền rộng rãi: “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyện sống chết?”. Câu nói này là của nhà nho Nguyên Hảo Vấn, nguồn gốc của nó có chút đau thương, cảm động lòng người.

Vào năm Thái Hòa thứ 5 thời Kim Chương Tông (1205), Nguyên Hảo Vấn khi đó 16 tuổi tới Tịnh Châu dự thi, lúc đi qua sông Phần, ông thấy một thợ săn đang cầm 2 con chim nhạn đã chết.

Người thợ săn đó nói: “Buổi sáng hôm nay, tôi dùng lưới bắt được một con chim nhạn rồi giết chết nó. Khi đó, có một con chim nhạn khác từ trong lưới bay ra, nó nhìn thấy con chim nhạn kia đã chết, thì đau khổ kêu khóc, bay vòng vòng trên không trung thật lâu mà không chịu rời đi. Cuối cùng, nó lao xuống từ không trung, đầu chạm đất mà chết”.

Sự trung trinh của chim nhạn: Tình yêu đích thực, sống chết chỉ một bạn đời - ảnh 2
Thấy con chim nhạn kia đã chết, thì đau khổ kêu khóc, bay vòng vòng trên không trung thật lâu mà không chịu rời đi. (Ảnh qua Bundle)

Nguyên Hảo Vấn nghe xong câu chuyện liền bỏ tiền mua 2 con chim nhạn, chôn cạnh bờ sông Phần. Bốn bên đắp bằng đá cuội để làm dấu hiệu, gọi là “Gò Nhạn”. Những sĩ tử đi cùng lúc đó thi nhau làm thơ để tỏ lòng thương tiếc, Nguyên Hảo Vấn cũng viết một bài có tựa đề “Mạc ngư nhi. Nhạn khâu từ”. Trong đoạn đầu của bài thơ, Nguyên Hảo Vấn viết: “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyện sống chết?”.

“Hỏi trời xanh, tình rốt cuộc là gì,

Lại khiến chim nhạn sống chết có nhau?

Chẳng phải bởi vì, tình yêu một khi đã trở nên sâu đậm,

Thì dù sinh tử cũng không có gì tiếc nuối”.

Nghi thức tế chim nhạn của cổ nhân

Người xưa cho rằng, chim nhạn bản tính trung trinh, một khi đã chọn bạn đời thì sẽ bên nhau như hình với bóng. Nếu như một trong 2 con bất hạnh mà chết sớm, thì con kia sẽ sống đơn độc một mình như thế cho đến hết phần đời còn lại, nó sẽ không chọn thêm bất kì một con chim nhạn nào khác ở bên bầu bạn nữa.

Chim nhạn vốn chỉ là loài chim, nhưng nó đối xử với bạn đời lại có tình có nghĩa, chân thành, thủy chung, không bao giờ thay đổi, huống chi là con người chúng ta?

Thời cổ đại, trước khi đón dâu, có một nghi lễ quan trọng gọi là “tế chim nhạn”. Khi nhà trai đến nhà gái rước râu, trước tiên phải dâng cho nhà gái một con chim nhạn lớn, để biểu thị thành ý trung trinh, mãi mãi không bao giờ thay đổi.

Sự trung trinh của chim nhạn: Tình yêu đích thực, sống chết chỉ một bạn đời - ảnh 3
Thời cổ đại, trước khi đón dâu, có một nghi lễ quan trọng gọi là “tế chim nhạn”. (Ảnh qua Epochtimes)

Cổ nhân chọn chim nhạn làm một trong sáu lễ vật, còn có một dụng ý nữa. Học giả Hồ Bồi Nhung thời nhà Thanh trong tác phẩm “Nghi lễ chính nghĩa” từng nói, chim nhạn vào những mùa khác nhau mà di trú giữa hai miền Nam Bắc, tuần hoàn theo đạo âm dương, trước nay chưa bao giờ thất tín thất tiết. Bởi vậy, người ta dùng biểu tượng này thể hiện cho sự chung thủy giữa đôi bên nam nữ, mãi mãi không thay đổi.

Lúc đàn chim nhạn bay đi, sẽ theo sự chỉ dẫn của con đầu đàn, tất cả sẽ phải tuân thủ theo chỉ thị của một con, không được vượt giới hạn. Cổ nhân ví von điều này với lễ tiết vợ chồng, trong nhà phải có tôn ti trật tự, phải tuân theo nguyên tắc của người làm chủ, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt bổn phận của mình.

Chim nhạn gửi bức thư tình

Bản tính tốt nhất của chim nhạn cũng đã trở thành một hình mẫu trong sáng tác hí khúc. Kinh kịch Trung Quốc có một hí khúc gọi là “Hồng nhạn sao thư”. Câu chuyện kể về Tiết Nhân Quý, người phải rời xa quê hương vì chiến tranh và Vương Bảo Xuyến, người vợ đã thủ tiết chờ chồng suốt 18 năm.

Sự trung trinh của chim nhạn: Tình yêu đích thực, sống chết chỉ một bạn đời - ảnh 4
Nhân vật Tiết Nhân Quý và Vương Bảo Xuyến trên phim. (Ảnh qua ĐKN)

Có một ngày, Vương Bảo Xuyến đang cắt cỏ ngoài đồng, đột nhiên nghe thấy tiếng kêu của hồng nhạn từ trên bầu trời. Vương Bảo Xuyến chợt nghĩ đến chồng, thế là nàng nhờ chim nhạn chuyển cho chồng một lá thư.

Vương Bảo Xuyến nóng lòng để viết thư cho chồng, thế nhưng lại hết mực, trong lúc cấp bách, nàng vội xé miếng vải ở quần, rồi cắn ngón tay, máu tươi hòa cùng với những giọt nước mắt nhớ nhung viết nên một bức thư để thổ lộ hết những tâm tình của mình, đang ngày ngày trông mong phu quân trở về.

Chim nhạn chuyển thư, một bức thư của sự nhớ nhung sâu đậm, một bức thư về tình yêu tuyệt đẹp, trung trinh không thay lòng.

Chim nhạn được người đời yêu mến, bởi nó còn có một đức hạnh đáng quý khác, chính là tình yêu nồng nàn với quê hương, không bao giờ quên nguồn cội.

Thi nhân thời Minh có bài thơ “Xuân nhạn”:

Xuân phong nhất dạ đáo Hành Dương,

Sở thuỷ Yên sơn vạn lý trường.

Mạc đạo xuân lai tiện quy khứ,

Giang Nam tuy hảo thị tha hương.

Dịch thơ (Bản dịch của Điệp luyến hoa)

Hành Dương một tối gió xuân lay,

Nước Sở non Yên vạn dặm dài.

Chớ lạ xuân về bay mất bóng,

Giang Nam dù đẹp vẫn quê người.

Mùa đông thời tiết lạnh lẽo, chim nhạn bất đắc dĩ phải rời xa quê hương. Đợi mùa xuân vừa đến, dù đường về có xa xôi, chim nhạn vẫn muốn bay qua thiên sơn vạn thủy, quay về quê hương của mình. Bởi vì dù cho Giang Nam có tốt đến mấy cũng không phải là cố hương.

Thanh Thư (dịch)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?