Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.2): Những kẻ chỉ lo thiên hạ không loạn

21/04/21, 09:27 Trung Quốc

Vào ngày 25/4/1999, ở Trung Quốc đã có một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công gây chấn động thế giới. Truyền thông quốc tế gọi đây là “sự kiện Trung Nam Hải”. Họ đến Bắc Kinh để đề nghị chính phủ thả 45 người bị bắt trước đó và để họ có một môi trường tập luyện hợp pháp. Tuy nhiên, hành động chính đáng này đã bị chính quyền Giang Trạch Dân chụp mũ là “gây rối”, “bao vây Trung Nam Hải” và mượn cớ để phát động cuộc đàn áp tàn bạo cho đến nay.

la cán và hà tộ hưu
La Cán (trái) và Hà Tộ Hưu (phải) – những người tích cực tham gia vu khống, bức hại Pháp Luân Công. (Ảnh: t/h)

Trải qua hơn 20 năm, một phần do thời gian lâu dài, một phần do ảnh hưởng của chính trị, sự kiện này chỉ còn là ký ức trong lòng người, rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay đã không còn biết hoặc đã hiểu sai lệch về sự kiện này cũng như ảnh hưởng của nó với thế giới… 

Năm 2019, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong chương trình ‘Thời điểm Thiên Lượng’ đã có một bài phân tích rất cụ thể và toàn diện về vấn đề này. Nhân ngày “25/4” sắp tới, chúng tôi xin mạn phép chia sẻ với bạn đọc bài phân tích của Giáo sư Chương, ngõ hầu giúp nhiều người hơn nữa có dịp nhìn nhận và đánh giá lại về sự kiện “25/4” từng gây tiếng vang trong dư luận toàn cầu này.

Sau đây là bài phân tích của Giáo sư Chương Thiên Lượng:

Tiếp theo Phần 1

Lần trước chúng ta đã đề cập đến quá trình hồng truyền của Pháp Luân Công, hôm nay chúng ta sẽ nói về việc chính phủ Trung Quốc bắt đầu điều tra Pháp Luân Công như thế nào, cũng như nguyên nhân vì sao mà Pháp Luân Công lại bị chính phủ để ý và điều tra.

2. Những kẻ chỉ lo thiên hạ không loạn

Bản thân tôi là người trong cuộc tại sự kiện “25/4”, trong tay còn có một số tư liệu lấy từ cuốn sách ‘Giang Trạch Dân kỳ nhân’. Tác giả của cuốn sách này đã có một cuộc phỏng vấn với một thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công vào thời điểm đó. Vì là thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công nên từ khi Pháp Luân Công mới bắt đầu truyền ra vào năm 1992 người này đã theo sát, tìm hiểu về Pháp Luân Công, cho nên biết rất rõ ràng về toàn bộ sự kiện của Pháp Luân Công, bao gồm một số sự kiện chính đã xảy ra, vì vậy như chúng tôi đã nói, nó có thể được coi là một đoạn lịch sử truyền miệng.

Sự kiện “25/4” không phải là một sự kiện độc lập. Nhiều người cho rằng lúc đó chính quyền trung ương Trung Quốc đột nhiên phát hiện ra một quần thể đại chúng lớn mang tên “Pháp Luân Công”, sau đó liền hạ lệnh trấn áp. Thật ra không phải như vậy, nhiều người trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã biết về Pháp Luân Công từ rất sớm. Pháp Luân Công bắt đầu được truyền rộng là khi Sư phụ Lý Hồng Chí mở lớp truyền Pháp (lớp học khí công) ở Trung Quốc. Từ năm 1992 đến năm 1994 đã có hơn 50 lớp học, lúc ít thì mấy trăm người, lúc nhiều thì vài nghìn người, ước tính tổng số người tham gia tất cả lớp học có thể vượt quá 100.000 người. 

Bởi vì tác dụng trừ bệnh khỏe thân vô cùng tốt, có người từ khi luyện công thì đạo đức dần trở nên cao thượng, có người quá khứ sử dụng ma túy sau khi học Pháp Luân Công thì không còn dùng nữa, có gia đình trước đây thường xảy ra mâu thuẫn nay đã hòa thuận trở lại. Lúc đó Pháp Luân Công chủ yếu dựa vào “người truyền người, tâm truyền tâm” mà đến năm 1999 đã đạt trên 100 triệu người theo học. Nhưng đại đa số mọi người bắt đầu tu luyện vào các năm 1997, 1998 và 1999, chúng tôi gọi việc bước vào tu luyện một cách chân chính là “đắc Pháp”.

Vào năm 1995, Sư phụ Lý Hồng Chí kết thúc quá trình truyền Pháp ở Trung Quốc, sau đó ra nước ngoài tổ chức hai lần khóa giảng nữa. Nước Pháp là điểm dừng chân đầu tiên mà Sư phụ Lý truyền Pháp khi xuất ngoại. Một lần ngài được Ban Văn hóa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp mời đến, nên lớp giảng Pháp 9 ngày đầu tiên do Sư phụ tổ chức đã được mở ngay bên trong Đại sứ quán.

Lớp học thứ hai được tổ chức tại Thụy Điển, sau khi lớp học này hoàn thành, ngài đã kết thúc công việc truyền Pháp ra toàn thế giới, và việc giảng Pháp một cách có hệ thống cũng không còn nữa. Từ đó về sau, mỗi khi Sư phụ Lý gặp lại các học viên, ngài có giảng một chút Pháp lý, chính là cái mà trong thuật ngữ người ta thường gọi là “diễn thuyết”, tuy nhiên, ngài không còn giảng Pháp một cách có hệ thống nữa.

Vì vậy, về cơ bản, những người đắc Pháp ở Trung Quốc từ năm 1995 trở về sau, họ đều đến hiệu sách để mua sách, sau đó ra ngoài tìm người dạy luyện công. Bởi vì vào thời điểm năm 1997, hễ bạn đến bất kỳ công viên thuộc bất kỳ thành phố nào ở Trung Quốc, bạn đều có thể thấy người luyện Pháp Luân Công. Nếu bạn muốn học thì người khác sẽ đưa sách cho bạn xem rồi dạy bạn luyện.

Sư phụ truyền Pháp
Sư phụ Lý dạy học viên phương Tây luyện công. (Ảnh qua The Epoch Times)

2.1 Những cán bộ kỳ cựu và cao cấp của ĐCSTQ đều biết đến Pháp Luân Công từ rất sớm 

Rất nhiều người có thể còn biết đến Pháp Luân Công muộn hơn nhiều so với các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, bởi vì những cán bộ già này rất quan tâm đến sức khỏe của mình, họ luôn có bác sĩ y tế bên cạnh toàn thời gian, và tất nhiên họ rất chú trọng đến một môn khí công hiệu quả như Pháp Luân Công.

Nội dung sau đây là những gì thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công đã nói, ông ấy biết vô cùng rõ ràng: Ngay sau khi lớp học Pháp Luân Công đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, một địa điểm luyện công đã được thành lập tại Tử Trúc Viện (số 35, đường phố Trung Quan Thôn Nam, quận Hải Điến, Bắc Kinh). Đây có thể là một trong những điểm luyện công sớm nhất ở Bắc Kinh, hoặc có thể là điểm luyện công duy nhất và lớn nhất khi đó.

Vào thời điểm đó, rất nhiều cán bộ kỳ cựu của ĐCSTQ sống gần Tử Trúc Viện, tất cả đều có địa vị rất cao, một số thuộc lão cán bộ “trường chinh” có cấp bậc cực cao trong ĐCSTQ, ngay cả Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, La Cán, và Lý Lam Thanh, những người từng là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa XV, vào thời điểm đó cũng đều là thuộc cấp của họ. Sau khi những cán bộ kỳ cựu này luyện công, họ liền đem công pháp giới thiệu cho thuộc hạ của mình, như Chu Dung Cơ, La Cán, vậy nên những người này đã biết đến Pháp Luân Công từ rất sớm.

La Cán biết đến Pháp Luân Công vào năm 1995, một đồng nghiệp từ Học viện Khoa học Cơ khí đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông ấy. Tuy nhiên về sau La Cán lại là người ra tay trấn áp Pháp Luân Công tích cực nhất. Lý Lam Thanh cũng biết vào năm 1995, khi ông ấy còn là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế, một trong những cấp dưới thân cận đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông ấy. Vào năm 1996, có một học viên từ Tử Trúc Viện đến nhà của Vương Dã Bình (vợ của Giang Trạch Dân) để dạy bà ấy các bài công pháp, bởi vậy Giang Trạch Dân cũng đã biết đến Pháp Luân Công từ rất sớm. Lý Bằng cũng biết đến Pháp Luân Công vào năm 1995, khi ông ấy còn là Thứ trưởng của Bộ Điện lực, một số học viên đã đưa cho ông ấy cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’.

Vào thời điểm đó, cả 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Trung ương ĐCSTQ đều có người nhà tập luyện Pháp Luân Công (Vương Dã Bình vợ của Giang Trạch Dân đã luyện vào năm 1996). Trong đó Lý Thụy Hoàn là người hiểu về Pháp Luân Công rõ nhất. Tôi nhớ rằng khi cuộc trấn áp ngày “20/7” bắt đầu vào năm 1999, chúng tôi đã đến Trung Nam Hải phản ánh tình hình với chính phủ, hy vọng cuộc đàn áp sẽ không xảy ra, lúc đó có rất nhiều người nhà của Lý Thụy Hoàn cũng đến (Tôi nghe nói rằng vì con trai của Lý Thụy Hoàn có một khối u ở phía sau não không thể chữa khỏi. Một người có địa vị như ông ấy thì thuốc hay thiết bị chữa trị tiên tiến tốt nhất đều đã dùng qua, nhưng đều không có tác dụng, đến khi luyện Pháp Luân Công thì liền khỏi). Khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, tất cả 15 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vào thời điểm đó đành phải thể hiện sự phản đối của họ đối với Pháp Luân Công trước công chúng. Tuy nhiên, Lý Thụy Hoàn một chữ xấu về Pháp Luân Công cũng không nói, bởi vì ông ấy đã hiểu Pháp Luân Công vô cùng rõ ràng. Lúc đầu, những người của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ ban đầu có cái nhìn rất chính diện đối với Pháp Luân Công, nhưng tại sao sau đó lại thay đổi?

Trên thực tế, khi số lượng người học Pháp Luân Công tăng lên, thì cũng xuất hiện một số người giống như Judas. Mọi người đều biết rằng, Judas là đệ tử ở bên cạnh Chúa Jesus, mặc dù đã đi theo Chúa Jesus và chứng kiến nhiều Thần tích của ngài, nhưng vì lòng tham mà hắn đã bán đứng ngài để đổi lấy 30 đồng bạc. Vào thời điểm đó, có một số học viên từ rất sớm đã đi theo Sư phụ Lý, một người họ Tống, một người họ Lưu, và một người họ Triệu, đều là người ở Trường Xuân (cùng quê với Sư phụ Lý), lúc đầu họ đi theo Sư phụ, tuy nhiên khi thấy Pháp Luân Công truyền đi càng ngày càng rộng, thì họ chỉ hy vọng có thể từ đó đạt được danh lợi tương ứng. Sau này vì danh lợi nên họ đã làm rất nhiều việc trái với quy định của Pháp Luân Công.

Kỳ thực, Sư phụ Lý trong thời gian truyền Pháp sinh hoạt vô cùng giản tiện, ngài đã tổ chức một lớp học 9 ngày với tổng cộng 10 bài giảng (trong đó một buổi là để giải đáp câu hỏi của học viên về các vấn đề liên quan đến việc tu luyện), và tổng học phí chỉ có 40 nhân dân tệ. Nếu là học viên cũ thì giảm đi một nửa, chỉ còn 20 nhân dân tệ. Trong 10 buổi học, Sư phụ Lý đã giúp các học viên loại bỏ tất cả những chứng bệnh trên thân thể, có bệnh viện nào chỉ thu 20 đồng nhân dân tệ mà lại trị khỏi tất cả bệnh cho bệnh nhân? Do đó với giá như vậy kỳ thực là quá rẻ. Lúc đó Sư phụ Lý muốn xuất bản sách thì phải có tiền đưa cho nhà xuất bản, kinh phí rất eo hẹp, tuy nhiên những người của nhà sản xuất lại biển thủ công quỹ của Pháp Luân Công, sau này, khi Sư phụ Lý biết chuyện đã phê bình họ, họ liền không vui và trở mặt. Về sau, họ bắt đầu đi khắp nơi nói xấu Pháp Luân Công. Những người này đã viết mười mấy vạn, mấy chục vạn từ phỉ báng tài liệu Pháp Luân Công, rồi đi khắp nơi phát tán và tố cáo. Nội dung do họ viết ra chính là tài liệu mà ĐCSTQ đã sử dụng để đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Điều này xảy ra vào cuối năm 1994.

Thành viên của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công được phỏng vấn đã nói rằng: Vào đầu năm 1995 (ngay sau Tết Nguyên đán), các học viên đã đến cơ quan chính phủ để làm rõ sự thật về việc tố cáo của những người kia, có rất nhiều thông tin không đúng sự thật về Pháp Luân Công. Kết quả những người nghe được sự thật này đều cảm thấy ấn tượng sâu sắc, chưa bao giờ họ thấy một vị Sư phụ đức độ như vậy, họ nhìn thấy các học viên đều rất ôn hòa. Họ còn nói rằng Pháp Luân Công tốt như vậy, tại sao trước đây chúng ta lại không biết nhỉ? Đó là vào tháng 2/1995.

2.2 Chính sách “Ba không” của Hồ Diệu Bang đối với khí công

Như vậy vụ “cáo trạng” vào năm 1995 coi như đã qua đi. Sau đó, đến năm 1996, một sự kiện nữa lại xảy ra.

Đó là sự kiện gì? Chính là ĐCSTQ đã làm ra một chính sách đối với khí công. Mọi việc bắt đầu vào năm 1980, khi đó tại Học viện Khoa học Trung Quốc có một người tên là Tiền Học Sâm (đã mất ngày 31/10/2009), ông là một nhà nghiên cứu vật lý nguyên tử, rất am hiểu và cũng có nghiên cứu về khoa học sự sống, sau này ông đề xuất với Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên chú trọng tham gia vào nghiên cứu khoa học sự sống.

Thời điểm đó trong nước Trung Quốc rộ lên tin đồn rằng, có một số người có công năng đặc dị có thể “nhận biết chữ bằng lỗ tai”, về vấn đề này người thì nói đây là sự thật, người thì cho là phản khoa học, tranh cãi rất dữ dội. Sau đó, vào năm 1982, Hồ Diệu Bang đã tổ chức cuộc thử nghiệm đầu tiên về các công năng đặc dị của con người ở Thượng Hải. Ông cử thư ký của mình đến Thượng Hải và lấy một mảnh giấy viết vài chữ bỏ vào một cái lọ rồi vặn nắp kín lại, sau đó nói với thư ký: Nếu những người có công năng đặc dị có thể nhìn xuyên thấu, thì hãy để họ xem chữ trong lọ này là gì.

Kết quả là tại Thượng Hải có một người nói ra được những gì viết trên tờ giấy, tuy nhiên người thư ký không biết có đúng như vậy hay không, vì lọ đã được đậy kín nên không thể mở ra được. Do đó thư ký gọi cho Hồ Diệu Bang để nói ra chữ mà người kia đã nói. Hồ Diệu Bang bảo ông ấy lập tức trở về, người thư ký liền từ Thượng Hải ngồi máy bay trở lại Bắc Kinh để gặp Hồ Diệu Bang. Sau đó, Hồ Diệu Bang đích thân kiểm tra chỗ dán thì thấy rằng vẫn còn nguyên vẹn, hơn nữa những chữ mà người kia nói là hoàn toàn chính xác.

Hồ Diệu Bang
Ông Hồ Diệu Bang đưa ra chính sách “Ba không” đối với khí công. (Ảnh qua Dwnews)

Do vậy Hồ Diệu Bang biết rằng công năng đặc dị của thân thể con người là có thật, nhưng điều này lại mâu thuẫn với chủ nghĩa duy vật của Đảng Cộng sản, vì vậy ông đã đưa ra quyết định “ba không” (không tuyên truyền, không tranh luận, không can thiệp) đối với khí công, và cho phép một số ít người được làm nghiên cứu về chủ đề này. Về sau chính sách này vẫn luôn không thay đổi.

Nhưng vào năm 1996, Từ Quang Xuân, lúc đó là phó Bộ trưởng bộ Tuyên truyền của Trung ương ĐCSTQ, đã triệu tập hơn mười mấy tờ báo và phương tiện truyền thông lớn ở Bắc Kinh để giao nhiệm vụ cho họ viết các bài báo chỉ trích Pháp Luân Công. Mặc dù nhiệm vụ đã được giao, nhưng vì vào năm 1996 đã có rất nhiều người biết về Pháp Luân Công, do đó về cơ bản tất cả các phương tiện truyền thông đều không muốn đả động đến Pháp Luân Công. Chỉ có tờ ‘Quang Minh nhật báo’ thực hiện mệnh lệnh của Từ Quang Xuân và đăng một bài báo có tên “Hồi chuông cảnh báo nên rung lên để phản đối ngụy khoa học”. Sau khi bài báo được đăng tải, mọi người cảm thấy dường như bão tố sắp ập đến. Cảnh sát đi khắp nơi để thăm dò tình báo, chụp ảnh,… hoàn cảnh đột nhiên trở nên căng thẳng hơn, ĐCSTQ lợi dụng cái gọi là “phản đối mê tín và ủng hộ khoa học” như một cái cớ để biến hai cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’‘Pháp Luân Công Trung Quốc’ từ được xuất bản hợp pháp trở thành bất hợp pháp.

Sau khi sự việc xảy ra, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã viết thư cho các tờ báo lớn, bao gồm cả ‘Quang Minh nhật báo’, để phản ánh tình hình của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, nếu chủ trương đàn áp hay chính sách chống lại Pháp Luân Công không đến từ Trung ương ĐCSTQ, thì một mình Từ Quang Xuân hoặc cả Bộ Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc cũng không thể gây ra quá nhiều rắc rối. Hơn nữa có rất nhiều người ở Bộ Công an đang luyện công, đặc biệt có hai người trong Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công, một người là Lý Xương và người kia là Diệp Hạo, cả hai đều là Phó giám đốc Bộ Công an. Ngoài ra còn có Vương Phương, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, bản thân ông ấy cũng luyện khí công, còn vợ ông thì là một Phật tử. Sau khi Vương Phương về hưu, ông ấy còn thành lập ‘Quỹ dám làm việc nghĩa Trung Hoa’. Khi Sư phụ Lý truyền Pháp, ngài cũng đặc biệt trị bệnh cho công an, cảnh sát trong quỹ và quyên góp sách cho quỹ. Vì vậy, trên thực tế, một nhóm người trong Bộ Công an hiểu rất rõ về Pháp Luân Công, có thể nói rằng người của Bộ Công an đã không có động thái gì về việc trấn áp Pháp Luân Công.

Người của Bộ Công an không hành động nên người của Bộ Tuyên truyền Trung ương cũng không gây sóng gió quá nhiều nữa, chính vì vậy, việc phản đối Pháp Luân Công vào năm 1996 một lần nữa lại qua đi. Như vậy tôi kể cho mọi người đoạn lịch sử này là để nói lên điều gì?

2.3 La Cán: Đất nước càng hỗn loạn càng tốt

Vào năm 1997 và 1998 lại xảy ra hai sự kiện nữa mà người đứng sau gây chuyện chính là La Cán, khi đó ông ấy là thư ký của Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Suy nghĩ của các quan chức ĐCSTQ khác với chúng ta, chẳng hạn nếu tôi quản lý công tác chính trị và pháp luật, tôi chắc chắn sẽ nghĩ rằng tỷ lệ các vụ án trên toàn quốc càng thấp thì càng tốt, càng ít vụ án độc ác như giết người, đầu độc, nổ bom,… thì càng tốt. Như vậy công việc của tôi cũng hiệu quả hơn. Nhưng La Cán lại không nghĩ vậy, ông ấy cho rằng đất nước càng hỗn loạn lại càng tốt.

Tại sao ông ấy lại muốn tự mình làm rối tung mọi việc? Bởi vì càng loạn thì càng có cớ để xin tiền trung ương: “Các ông xem thiên hạ loạn như vậy, khắp nơi xảy ra quá nhiều chuyện. Tôi muốn tăng biên chế, muốn tăng thêm cảnh sát, muốn thêm vũ khí mới, tăng cường công tác thu thập tình báo, muốn mua tất cả các loại thiết bị tân tiến”. Như vậy La Cán có thể yêu cầu chính phủ trung ương đưa tiền cho mình, càng khiến xã hội rối loạn thì càng có nhiều tiền hơn.

Kể từ năm 2011 và 2012, số tiền mà chính phủ Trung Quốc bỏ ra để đàn áp người dân còn vượt qua cả chi tiêu cho quân đội. Tại sao lại như vậy? Chính là bởi vì xã hội càng hỗn loạn, thì họ càng có thể có được nhiều tài nguyên. Giống như Chu Vĩnh Khang, ông ấy có thể huy động cảnh sát vũ trang, tiền nhiều đến nỗi dùng không hết, vì xã hội hỗn loạn nên ông ấy sẽ được một khoản tiền lớn. Đây là cách nghĩ của họ, trái ngược hoàn toàn so với logic của chúng ta. Vì vậy, lúc đó La Cán nghĩ rằng nếu muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực chính trị, thì nhất định phải làm chút việc lớn để khiến mình trở nên quan trọng.

Vậy chuyện lớn đó là gì? Chính là muốn chỉnh đốn Pháp Luân Công. Năm 1997, La Cán ra lệnh cho Bộ Công an điều chỉnh phần lớn nhân sự để có thể hợp tác với ông ấy trong việc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ấy đã thay thế tất cả những người hiểu về Pháp Luân Công hoặc những người có thiện cảm với khí công khỏi vị trí lãnh đạo.

la cán
La Cán muốn chỉnh đốn Pháp Luân Công để tiến thân. (Ảnh qua Dwnews)

Đồng thời, La Cán còn đưa ra một tài liệu trong nội bộ công an, nói rằng Pháp Luân Công là “tà giáo” và các anh hãy đi thu thập bằng chứng cho tôi. Nếu bạn có quan niệm về nhà nước pháp quyền, bạn sẽ cho rằng lời ông ấy nói quả thật rất có vấn đề. Ông nói rằng Pháp Luân Công là một “tà giáo”, vậy bằng chứng của ông là gì? Ông phải có bằng chứng, sau đó mới chứng minh chứ! Nhưng đầu tiên ông ấy nói Pháp Luân Công là “tà giáo”, sau đó mới bảo mọi người đi thu thập bằng chứng. Đây được gọi là gì? Định tội trước sau đó mới đi thu thập chứng cứ, làm như vậy chính là cố tình muốn bức hại rồi.

Trong khoảng thời gian đó, La Cán đã huy động rất nhiều nguồn lực, bao gồm các Bộ chính trị và pháp luật, quân đội, Cục Công tác Mặt trận Thống nhất,… cử nhân viên tình báo thâm nhập vào nội bộ Pháp Luân Công. Đến năm 1997 và 1998, vấn đề này trở nên rất nghiêm trọng, về sau Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng biết chuyện, mà Chu Dung Cơ hiểu rất rõ về Pháp Luân Công, vì vậy ông đã gọi cho La Cán để giáo huấn ông ấy một trận, nói rằng trong nước bây giờ có rất nhiều vụ án lớn, ông không đi bắt lại bắt một nhóm các ông cụ bà cụ luyện khí công để làm gì? Do đó, sự việc này đến năm 1998 thì bình thường trở lại.

2.4 Công cụ chính trị Hà Tộ Hưu

Vào tháng 5/1998, một sự việc khác đã xảy ra. Có một người tên là Hà Tộ Hưu, rất nhiều người nói rằng Hà Tộ Hưu là anh em cột chèo của La Cán, tôi chưa tìm được tài liệu chính thức nào để chứng minh điều này, nhưng những người biết chuyện đều thấy mối quan hệ giữa hai người họ rất không bình thường. Trên thực tế, Hà Tộ Hưu là một công cụ chính trị. Ông ta từng học tại Đại học Thanh Hoa và là viện sĩ của Học viện Khoa học Trung Quốc và Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Trước mặt những nhà khoa học, ông ta nói mình là một nhà xã hội học, còn trước mặt các nhà xã hội học, ông ta lại nói mình là một nhà khoa học, người này chính là một kẻ dối trá như vậy. Tôi sẽ kể cho mọi người biết một chút về lịch sử của ông ta, thực ra ông ta là một kẻ mù khoa học và là một lưu manh lố bịch trong giới khoa học.

Trong những năm 1950 và 1960, Hà Tộ Hưu thường sử dụng hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác để làm cái gọi là phê bình khoa học, lúc đó ông từng chỉ trích cơ học lượng tử, di truyền học Morgan, mô hình hạt quark và lý thuyết phản ứng ngược. Bất cứ khi nào một lý thuyết khoa học mới ra đời, ông ta đều sử dụng hệ tư tưởng của Mác để chứng minh đúng sai.

Ông ta chính là một người như thế, không có đóng góp trong lĩnh vực khoa học, nhưng lại được Bộ tuyên truyền Trung ương đặc biệt khen ngợi, sau này còn được phong làm viện sĩ của lưỡng viện (Học viện Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc) để khiến ông ta có thể trở thành “cây gậy đánh người”. Người này còn rất vô liêm sỉ, khi Giang Trạch Dân quảng bá thuyết “Tam đại biểu” vào năm 2001, Hà Tộ Hưu đã công bố cái gọi là luận văn của mình tại một hội nghị học thuật của Viện Khoa học Trung Quốc có tên là “Bàn về tinh thần của ‘Tam đại biểu’ phù hợp với cơ học lượng tử như thế nào”. Sau khi ông ta nói xong “luận văn” này, thì những người ngồi bên dưới xì xào bàn tán, lúc đó rất nhiều nhà khoa học chân chính đã giận giữ bỏ đi, cảm thấy ông ta đang phát biểu bừa bãi. Hà Tộ Hưu chính là đã chỉ trích khí công thông qua phương pháp lợi dụng chính trị này.

hà tộ hưu
Hà Tộ Hưu, một công cụ chính trị của ĐCSTQ. (Ảnh qua Gaoxiao.jszs)

Kỳ thực, vào những năm 1980, Hà Tộ Hưu cùng nhóm người của Tư Mã Nan đã bắt đầu phê bình khí công. Sau đó, bởi vì Pháp Luân Công phát triển nhanh nhất và quy mô lớn nhất lúc bấy giờ, cho nên vào năm 1998, đài truyền hình Bắc Kinh đã phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công, các học viên đã nói về việc bản thân mình loại bỏ bệnh tật và trở nên khỏe mạnh như thế nào.

Kể từ đó Hà Tộ Hưu liền bắt đầu vu khống Pháp Luân Công và lan truyền một số tin đồn, đài truyền hình Bắc Kinh cũng phát sóng tin đồn này. Kỳ thực, những gì ông ta miêu tả là về một nghiên cứu sinh họ Tôn từ Học viện Khoa học Trung Quốc mà ông ta biết, nói rằng anh ta vì luyện Pháp Luân Công mà bỏ ăn bỏ uống. Người biết về Pháp Luân Công vừa nghe đã biết ngay rằng mô tả của Hà Tộ Hưu về nghiên cứu sinh đó hoàn toàn trái ngược với những gì Pháp Luân Công yêu cầu. Pháp Luân Công không hề có chuyện bắt người ta không được ăn uống. Nếu chúng ta không ăn không uống nữa, chẳng phải đều sẽ chết đói sao? Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, trong hơn 20 năm qua tôi vẫn ăn uống bình thường. Do đó, người sử dụng phương pháp này rõ ràng là làm trái yêu cầu cơ bản của Pháp Luân Công.

Sau khi chương trình phát sóng, rất nhiều học viên cảm thấy điều này không đúng sự thật. Bởi vì có rất nhiều người thực hành Pháp Luân Công trong cả 8 trường đại học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa tại khu vực quận Hải Điến, một số người trong đó cũng biết Hà Tộ Hưu, cho nên họ đã đến nhà ông ta để nói chuyện. Tuy nhiên thái độ của Hà Tộ Hưu chính là một khi có người tìm ông ta để nói chuyện, ông ta liền không lên tiếng, chỉ cắm cúi làm việc của mình. Sau này nhiều người biết chuyện đều nói rằng ông ta cố tình làm như vậy.

Sau đó các học viên lại đi đến đài truyền hình Bắc Kinh để nói về tình huống này. Vào thời điểm đó, một phó giám đốc của đài truyền hình Bắc Kinh sau khi nói chuyện xong với các học viên Pháp Luân Công liền cảm thấy rằng Pháp Luân Công rất tốt, ông ấy nói rằng báo cáo của họ có sự hiểu lầm và những gì Hà Tộ Hưu nói là không đúng sự thật, rồi bổ sung một báo cáo đặc biệt, giới thiệu rất nhiều phương diện tích cực của Pháp Luân Công. 

Vì vậy, sự việc của đài truyền hình Bắc Kinh năm 1998 cũng qua đi. Phó thị trưởng Bắc Kinh khi đó cho rằng rõ ràng trung ương đã có quy định “không tranh luận, không tuyên truyền, không đả kích” khí công, vậy mà Hà Tộ Hưu đã vi phạm quy định. Còn nói rằng sau này Bắc Kinh sẽ không đăng các bài báo của Hà Tộ Hưu nữa. Như vậy nếu Bắc Kinh không đăng, thì còn chỗ nào nhận đăng các bài do Hà Tộ Hưu viết đây?

Sau khi sự việc vào năm 1998 này qua đi, thì đến năm 1999 nó sẽ trở lại như thế nào? Đây là nội dung mà chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn trong phần tiếp theo.

Tử Vi

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!