Sự thật hài hước đằng sau những cảnh quay thần tiên của Tây Du Ký 1982
Vào thời mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển như bây giờ, cộng với kinh phí và mọi thứ còn thô sơ. Đạo diễn Dương Khiết đã nhanh trí sáng tạo ra các hiệu ứng cho bộ phim thêm thật bằng những vật liệu hoàn toàn thô sơ như ít ai ngờ tới được.
Được sản xuất từ năm 1982 và chính thức công chiếu từ năm 1986, Tây Du Ký là bộ phim tuổi thơ của bất kì thế hệ nào. Chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân, thế giới quan trong Tây Du Ký đầy ắp những “kì nhân dị bảo”, đan xen giữa chuyến đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng là không biết bao nhiêu vị thần tiên lẫn ma quỷ. Để phát hoạ đầy đủ những miêu tả của Ngô Thừa Ân, đặc biệt trong giai đoạn khoa học kĩ thuật vẫn chưa tiên tiến như bây giờ, việc áp dụng các hiệu ứng kĩ xảo là bài toán vô cùng khó với NSX Tây Du Ký.
Vậy nên để “tiết kiệm” chất xám của đội ngũ làm kĩ xảo, đạo diễn Dương Khiết đã “bấm bụng”, các cảnh quay yêu cầu kĩ xảo nếu không quá khó khăn để quay ngay tại phim trường thì thực hiện tại chỗ không cần xử lí ở khâu hậu kì. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng xem các video clip hậu trường mới thấy, đoàn làm phim lúc đó sử dụng các đạo cụ sơ khai đến mức nào.
Mới đây, cư dân mạng đã “đào mộ” lên được phân đoạn hậu trường Tôn Ngộ Không ( Lục Tiểu Linh Đồng ) giải cứu Đường tăng. Cốt truyện quá quen thuộc có lẽ không cần phải nhắc lại, tuy nhiên điều khiến khán giả buồn cười đó là hình ảnh “bứng cọng lông làm phép” của Ngộ Không, sau đó tạo ra làn khói được tạo ra bằng chính thuốc lá.
Khán giả xem xong ai nấy cũng đều buồn cười, hoá ra để được đồ đệ cứu, Đường Tăng cũng hít không ít khói thuốc. Bên cạnh đó, công chúng cũng đồng cảm với ekip của đoàn làm phim Tây Du Kí vì trong hoàn cảnh khó khăn đó, người ta vẫn có thể “ló ra cái khôn” để đưa bộ phim lên màn ảnh nhỏ.
Từng có giai đoạn, ngay cả Dương Khiết là đạo diễn của Tây Du Ký buồn đến mức không muốn xem lại bộ phim của mình vì do kinh phí quá thấp, nên không làm phim có kĩ xảo đẹp hơn. Tuy nhiên, Tây Du Ký phiên bản 1986 vẫn là bản phim được phát lại nhiều lần nhất của Trung Quốc, có chỉ số người xem rating đứng thứ ba trong lịch sử truyền hình là 96%.
>>> Quả nhân sâm hình trẻ em trong Tây Du Ký 1986 đã đi vào huyền thoại như thế nào
>>> Sau hơn 30 năm, dàn mỹ nhân phim “Tây du ký” giờ ra sao?
Theo Genk