Số lượng ong đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và Roundup chính là nguyên nhân

17/12/18, 10:09 Trung Quốc

Mặc dù ong chỉ là một loài vật nhỏ bé có khả năng thụ phấn, nhưng nó cực kỳ quan trọng đối với con người và hệ sinh thái toàn cầu. Một điều không may là kể từ năm 2006, số lượng ong mật bản địa đã suy giảm trung bình khoảng 30% vào mỗi mùa đông.

Số lượng ong đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và Roundup chính là nguyên nhân
Số lượng bầy ong đang suy giảm với tốc độ chóng mặt. (Ảnh qua Coxshoney)

Lý do của sự suy giảm này vẫn đang được nghiên cứu, mặc dù nhiều người đồng tình rằng, thuốc trừ sâu đóng một vai trò rất lớn trong đó. Một điều chắc chắn là, nếu không có những chú ong, hệ thống nông nghiệp của chúng ta sẽ bị phá hủy và chúng ta cần phải làm mọi thứ có thể để tránh điều đó xảy ra.

>>> Lượng ong mật ở Mỹ giảm gần một nửa trong 1 năm, mối đe dọa với nông nghiệp

Theo những phát hiện gần đây được công bố trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa Học Quốc gia, Glyphosate – Loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây hại đến ong mật.

Mặc dù trước đó, nó được cho là thứ vô hại đối với động vật, nhưng các loại hóa chất có trong sản phẩm này có thể làm gián đoạn sự phát triển của hệ vi khuẩn bên trong đường tiêu hóa của ong. Từ đó nó khiến cho lũ ong dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bà Nancy Moran, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Texas, thành phố Austin đã dành một thập kỷ để nghiên cứu về hệ vi sinh đường ruột của ong mật (những loài vi khuẩn sinh sống trong ruột của chúng), theo tạp chí Science.

Trong quá trình nghiên cứu, bà Moran phát hiện những con ong dung nạp thuốc trừ sâu Glyphosate có số lượng vi khuẩn trong hệ đường ruột ít hơn 5 lần so với loài ong bình thường.

Ngay sau đó, tình trạng nhiễm trùng đã xuất hiện trên lũ ong này và gây ra hàng loạt cái chết.

Đặc biệt, khi tiến hành các thử nghiệm trên vài trăm con ong, chỉ có 12% trong số những con được cho ăn Glyphosate còn sống sót sau khi nhiễm Serratia marcescens (một loài trực khuẩn hình que Gram âm, kỵ khí tùy nghi, thuộc họ Enterobacteriaceae). Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với 47% tỷ lệ sống sót của bầy ong không được cho ăn hóa chất độc hại.

Thực tế cho thấy, thuốc trừ sâu Glyphosate tiêu diệt cỏ dại dựa trên hoạt động ngăn chặn một loại enzyme mà chúng sử dụng để tạo ra một số axit amin chính. Tuy nhiên, động vật không thể sản xuất loại enzyme này. Thay vào đó nó chỉ có mặt trong một số loài vi khuẩn.

Ông Powell Dan Richard trong nỗ lực tố cáo Roundup giết chết ong và bướm. (Ảnh: Chris Bolster/prpeak)

Rõ ràng nghiên cứu đã phơi bày một phần về tác động của hóa chất đối với ong mật. Cũng như nó đặt ra câu hỏi về việc, liệu glyphosate có thể tác động đến hệ sinh thái động vật và con người hay không.

Sau tất cả, kết quả của nghiên cứu đã thêm một yếu tố khác vào hàng loạt các lý do tiềm năng làm suy giảm số lượng quần thể ong mật.

Trong nhiều năm qua, những người nuôi ong thương mại ở Mỹ đã chứng kiến gần ⅓ tổ ong của họ đã hoàn toàn trống trơ trong mùa đông. Tỷ lệ này gấp 2 lần con số tỷ lệ đã từng có trong lịch sử.

Theo các nhà nghiên cứu, chính loại thuốc trừ sâu Glyphosate là tác nhân gây ra những căn bệnh, ký sinh trùng và nhiều vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Đây đều là những yếu tố góp phần làm cho sự suy giảm quần thể ong mật rơi vào tình trạng đáng báo động.

Hiện tại, Glyphosate vẫn là một trong những thành phần phổ biến nhất thế giới có trong sản phẩm gia dụng, ví dụ như Roundup. Loại hóa chất này cũng được Tổ chức y tế thế giới coi là chất gây ung thư.

Và với những phát hiện mới nhất cho thấy, chúng ta có quyền hoài nghi về tính an toàn của Glyphosate, mặc dù các công ty hóa chất luôn thề thốt rằng sản phẩm của họ rất an toàn.

Riêng tại Hoa Kỳ, loài ong không thể chịu đựng thêm bất kỳ sự tổn thương nào nữa trong quần thể của mình. Do vậy, việc tránh sử dụng tất cả các sản phẩm có thể gây hại cho ong mật là điều rất quan trọng. Bởi  những sản phẩm này có thể tạo ra tác động xấu cho môi trường và cho chính cuộc sống của chúng ta.

>>> Hiện tượng ong chết hàng loạt là lời cảnh báo đối với hệ sinh thái

Tú Văn, theo One Green Planet

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL