Sô-cô-la – Một trong những sản phẩm của lao động nô lệ

22/12/14, 12:47 Trung Quốc

Thế giới tồn tại nhiều sự thật bị che khuất đôi khi khiến người ta rùng mình. Ai có thể ngờ được những thỏi sô-cô-la ngọt ngào lại chứa đựng đau đớn và bất công, làm sao có thể hình dung được chiếc smartphone trên tay lại được làm ra bởi lao động nô lệ.

Nhiều trong số tù nô lệ này đang còn trẻ tuổi và họ không biết gì nhiều về thế giới bên ngoài trừ khu vực lao động. Nhiều người thường xuyên bị đánh đập và lạm dụng và được hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp để tạm quên đi cay đắng cuộc đời.

Tù nhân được chuyển đến các quốc gia không rõ quốc tịch cũng không có giấy tờ tùy thân đầy đủ, thế nên họ không được sự trợ giúp từ pháp luật. Mặc dù, pháp luật hiện hành có vẻ ngày một tiến bộ và không chấp nhận hình thức này, nhưng theo ước tính, vẫn đang có khoảng 27 triệu nô lệ trên thế giới, cao nhất so với bất kỳ thời kỳ nào trong lịch sử.

Dưới đây là top 10 các sản phẩm đang được tiêu dùng hàng ngày mà ít người biết được xuất xứ từ đâu:

10. Sôcôla

Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Henrik Ipsen và bộ phim mang tên “Mặt tối đằng sau thỏi sô-cô-la”.

Sô-cô-la có lẽ là loại bánh kẹo được yêu thích nhất trên thế giới. Nhiều người lo lắng trong vài thập kỷ tới, khi nguồn cung không đủ cầu, có khả năng mặt hàng này sẽ giới hạn chỉ cho những người giàu có.

Tại một số quốc gia kém phát triển nhưng bắt đầu tăng trưởng, nhu cầu về Sôcôla dự tính sẽ tăng đến 30% trong vài năm tới. Tuy nhiên, đây lại là ngành khó thu lợi kèm theo phương pháp canh tác lỗi thời chưa có tín hiệu thay đổi.

Điều đáng nói là vấn đề đạo đức liên quan đến mặt hàng này. Hầu hết các công ty lớn đều nhập hàng từ cùng một nguồn là vùng Bờ Biển Ngà.

Tại nông trường thu hoạch hạt ca cao, người lao động đa phần là nô lệ trẻ em. Phần lớn trong số này đến từ các quốc gia nghèo đói như Mali. Một số khác do bị bắt cóc hay lưu lạc. Tồi tệ nhất là những trường hợp gia đình nghèo bán con với giá chỉ khoản $30 cho các thương lái. Nhiều đứa trẻ mới chỉ khoảng 10 tuổi, nhưng hàng ngày phải mang vác các bao đựng hạt nặng nề, có thể gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất. Nhiều nhãn hiệu Sô-cô-la nổi tiếng có xuất xứ từ nô lệ lao động là trẻ em.

9. Thiết bị điện tử

Có thể bạn đã nghe nói về một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Trung Quốc là Foxconn. Nơi các công nhân bị vi phạm hầu hết các điều khoản luật lao động căn bản như làm nhiều giờ, bị quỵt tiền và điều kiện làm việc thiếu thốn chật chội như ngục tù.

Nhiều công ty mẹ ở Mỹ đã đứng ngồi không yên khi phát hiện ra họ đã thu lợi nhuận từ các công nhân nô lệ tại các xưởng “làm việc” này. Nổi tiếng nhất trong số này phải kể đến hãng Apple, nhưng Foxconn không chỉ sản xuất linh kiện cho Apple, mà còn nhận đặt hàng từ các công ty lớn khác, chế tạo máy chơi game và nhiều bộ phận linh kiện điện tử dành để lắp ráp.

Khi Apple vào cuộc để cải thiện tình hình, các đợt kiểm tra sau đó cho thấy tình hình không những không cải thiện hơn mà thậm chí còn tệ đi tại một số khu vực sản xuất. Điều kiện làm việc tồi tệ đến nỗi nhiều công nhân đã tự tử, hãng Foxconn giải quyết bằng cách lắp đặt thêm lưới mành để ngăn chặn việc có thêm người tìm cách nhảy lầu.

Đồng thời, họ cũng bắt ép công nhân ký cam kết không thưa kiện gì nếu có chuyện xảy ra. Chính quyền Trung Quốc lắp liếm vấn đề bằng các thủ tục pháp lý thay vì cải thiện đời sống công nhân. Vào mùa cao điểm công nhân bị bắt ép làm cả 100h/tuần, không được trả lương nhưng vẫn phải tăng ca và phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn, chật chội không tưởng.

Nếu lao động nào không tuân thủ, họ phải viết bảng tự kiểm. Tờ tự kiểm này sau đó sẽ được dán công khai nhằm làm nhục cá nhân này. Foxconn từng bị chỉ trích vì không có ghế ngồi làm việc cho công nhân, hãng này đã đáp lại bằng cách cung cấp một số ghế ngồi làm việc, nhưng quy định công nhân chỉ được ngồi trên 1/3 ghế để đảm bảo “vẫn nhanh nhẹn” trong lúc làm.

Một video phóng sự bên trong khu lao động của Foxconn:

8. Cần sa

Món hàng này không chỉ gây hại cho người hút mà còn làm khổ trẻ em nô lệ người Việt Nam.

Các thương lái buôn người nhắm vào những hộ gia đình nghèo ở Việt nam. Họ vào vai những người đàng hoàng, hứa hẹn bảo trợ con em trong các gia đình đến Anh quốc vừa học vừa làm để có “một tương lại tốt đẹp”. Để là cho việc mồi chài trở nên hợp lý,  các gia đình này thường nhận được đề nghị  đưa hàng nghìn USD để làm hồ sơ. Nếu gia đinh không có tiền, họ sẽ cho vay. Thông thường, đây là khoản vay khó trả nổi. Thế nên, các nô lệ cũng không thể khiếu nại lên cơ quan chức năng sở tại, vì trong trường hợp xấu nhất họ có thể bị trục xuất. Và thêm nữa là việc hăm dọa người nhà ở quê như một cách kiểm soát nô lệ hiệu quả.

Trầm trọng hơn, thị trường cần sa lậu tại Anh đang phát triển và chủ yếu được điều hành bởi các đầu nậu buôn người gốc Việt. Ngay cả các nơi mà chủ trại không phải người gốc Việt, thì công nhân ở đây vẫn thường là trẻ em Việt nam. Khi có đợt càn quét và đột kích vào những trại trồng cần sa này, các em nhỏ bị đối xử như tội phạm thay vì được xử lý với chế độ khoan hồng.

Hầu hết trẻ em sau khi được thả ra đều mất tích, nhiều người cho rằng chúng lại tiếp tục làm việc cho các ông chủ đồn điền cần sa, không phải vì tự nguyện mà lo sợ những gì sẽ xảy ra với người thân tại quê nhà.

7. Quần áo

Nạn nhân trong vụ cháy xưởng may lấy đi sinh mạng của 112 người tại Dhaka, Bangladesh, ngày 24/11/2012.

Bangladesh là nơi nổi tiếng với vấn nạn về các xưởng lao động bóc lột trong sản xuất quần áo chưa có dấu hiệu cải thiện. Theo một điều tra bí mật, hầu hết nhân công ở đây đều là trẻ em dưới tuổi được phép tham gia lao động.

Để xoa dịu dư luận, một số nhà máy trong khu vực tuyên bố đã cải thiện tình hình. Tuy nhiên, một số công ty mẹ từ Phương Tây luồn lách qua các khe hở pháp luật để tiếp tục trục lợi từ nguồn lao động trẻ em tại đây.

Họ sử dụng các nhà máy “kiểu mẫu” để làm bình phong và bí mật giao lại công việc cho các xưởng lao động trẻ em để gia công các bộ phận dùng trong hàng may mặc. Thêm vào đó, điều kiện sống thiếu thốn khiến nhiều gia đình phải để con làm việc cho các xưởng lao động này với đồng lương rẻ mạt.

Năm 2014, Một vụ cháy xảy ra tại một xưởng may mặc khiến hàng trăm người thiệt mạng. Quản lý xưởng ban đầu trấn an công nhân đây chỉ là một vụ chập điện. Sau đó họ khóa trái cửa nhốt người bên trong dẫn đến những cái chết thê thảm. Dường như chủ xưởng may này lo sợ nô lệ trốn thoát hơn sự an toàn tính mạng con người. Ngày 24/4/2013, 1.133 người trong thiệt mạng trong một vụ sập xưởng may ở Rana Plaza, Bangladesh. Vụ việc chấn động làng kinh doanh thời trang khi khiến khoảng 2000 người bị thương, trong đó 800 trẻ em. Nhiều chỉ trích giận dữ nhắm vào các ông chủ lớn nhẫn tâm bóc lột con người, sự kiện ồn ào buộc chi nhánh hãng Disney phải tháo chạy. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ bỏ qua món hời, tập đoàn siêu thị Walmart hiện vẫn đang đặt hàng quần áo từ các xưởng sản xuất tại Bangladesh.

6. Cao su

Cao su là kinh tế chủ lực có thể đem lại giá trị bền vững và lợi ích kinh tế rất lớn cho Liberia nếu quy trình sản xuất được thực hiện đúng.

Thật không may, con người bị tận dụng giống như cao su, khi họ bị đối xử như một nguồn tài nguyên để khai thác. Năm 2006, hai đồn điền cao su lớn bị rơi vào tay cựu chiến binh từ cuộc nội chiến vốn đã chia rẽ và phá hoại Liberia. Những người này đối xử với công nhân tại đây như nô lệ.

Hãng chuyên sản xuất vỏ xe hơi là Firestone bị cáo buộc đã mua lại mủ cao su từ các đồn điền kể trên, đi ngược lại mong muốn của chính phủ Liberia. Vào thời điểm Firestone phủ nhận cáo buộc, một quan chức khác của hãng đã thừa nhận, ông không chắc cao su nhập về có nguồn gốc từ các vùng nêu trên hay không. Ngành công nghiệp cao su tại Liberia không có quy định chặt chẽ và rất khó theo dõi. Hãng Firestone cùng một số công ty tiếng tăm cũng có thể rơi vào tình trạng nhập các nguyên liệu từ lao động nô lệ nếu không có hệ thống kiểm tra tại chỗ.

5. Dầu cọ

Hiện tại, nhiều người lo ngại loại dầu này đang làm phá hoại môi trường.Thực tế, lý do quan trọng hơn khiến người ta e dè là  ngành công nghiệp dầu cọ chủ yếu được tạo dựng trên lao động nô lệ . Ngành công nghiệp mang lại 40 tỉ USD mỗi năm, chủ yếu tại hai đảo lớn của Indonesia là Borneo và bắc Sumatra.

Hậu thuẫn cho lao động nô lệ là các công ty lớn như Kuala Lumpur Kepong (KLK), một công ty của Malaysia hoạt động tại Indonesia, có hơn 70 đồn điền trên đảo. Khi nói đến việc tìm kiếm lao động làm dầu cọ, họ ít khi tuyển người trực tiếp, mà thông qua các thầu khoáng bên ngoài.

Không may là việc này không được giám sát, những người sau khi trốn thoát ra được khỏi các đồn điền đã tố chủ lao động đối xử với họ như nô lệ.

Khi vụ việc bị phát hiện, hãng KLK đã sa thải nhà thầu nhằm đối phó tình hình, theo các điều tra sau đó của Businessweek, tình trạng vẫn không có gì thay đổi.

4. Túi xách nhái

Ngành công nghiệp sản xuất túi xách giả và các mặt hàng nhái dễ dàng mang lại hàng tỉ USD mỗi năm trên toàn cầu, theo Dana Thomas, tác giả bài “Deluxe: How Luxury Lost Its Luster”. Thomas dành nhiều thời gian nghiên cứu văn hóa hàng giả, cô cũng đã điều tra được một thị trường chợ đen ước tính trị giá khoảng 600 tỷ USD.

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc thất thoát 500.000 việc làm chỉ riêng ở Mỹ. Ngành thương mại này sử dụng lao động chủ yếu là nô lệ, thường là trẻ em, lợi nhuận đem về lại dùng để nuôi đường dây tội phạm liên quan.

Cô đã nhiều lần cùng cảnh sát đột kích vào các hang ổ sử dụng lao động nô lệ trẻ em. Những gì chứng kiến được khiến người ta phải khiếp đảm. Trường hợp khủng khiếp nhất Thomas gặp xảy ra ở Thái Lan.

Xưởng lao động “tuyển dụng” một số trẻ em nhỏ, chăm chỉ làm việc để sản xuất túi xách giả cho người tiêu dùng phương Tây. Chủ lao động ở đây đã bẻ gãy chân của những đứa trẻ, cột lên hai bên hông để chúng không thể lành và đi đứng lại được nữa. Cảnh sát cho Thomas biết, chủ chứa ở đây mệt mỏi vì phải quản việc chạy nhảy của chúng nên tốt hơn hết là làm cho chúng không thể chạy nhảy được nữa.

3. Kim cương

Zimbabwe là sứ xở sự cai trị độc tài của Robert Mugabe, quân đội bạo lực, thậm chí được ủng hộ bởi những người bạo lực, đất nước này đang trải qua nhiều biến động. Toàn bộ nền kinh tế tả tơi vì siêu lạm phát, nhanh chóng dẫn đến hỗn loạn và mất kiểm soát.

Chính phủ mới với Robert Mugabe và đảng Zanu-PF cùng chia sẻ quyền lực nhưng lại ôm ấp những kế hoạch riêng. Theo cơ quan Giám sát Nhân quyền, Đảng Zanu-PF đã tiến hành hàng loạt hoạt động khai thác mỏ kim cương khổng lồ sử dụng lao động nô lệ dưới sự quản lý của quân đội. Các hoạt động này đã dẫn đến hàng trăm người bị thảm sát chỉ trong thời gian ngắn.

Điều tra cho biết, hoạt động nô lệ khai thác mỏ này được điều hành bởi Mugabe, và thu nhập chảy vào túi riêng mà không thông qua chính phủ, một phần lợi nhuận được chia lại cho quân đội dưới quyền để Mugabe có thể nắm trọn. Ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo chỉ quan tâm quyền lực và đồng tiền hơn là phúc lợi xã hội và thậm chí sẵn sàng biến con người thành nô lệ nếu cần thiết.

2. Phim ảnh khiêu dâm

Ít ai ngờ rằng phim ảnh khiêu dâm, đặc biệt có xuất xứ không rõ ràng lại có thể liên quan đến những phụ nữ bị bán làm nô lệ.

Nhiều làng sóng buôn người đã diễn ra trong vài thập kỷ qua. Bắt nguồn từ Thái Lan, Philipine, Colombia, Dominica, Nigeria, và gần đây là Nga.

Bởi đây là lĩnh vực bất hợp pháp nên khó có được con số thống kê cụ thể, ước tính hàng năm khoảng hàng trăm triệu người bị buôn thì có đến 80% bị bắt đưa vào các hoạt động nô lệ tình dục.

Chỉ vì để thỏa mãn những ham muốn thấp kém, con người bị đối xử như những món hàng tha hóa.

1. Tôm

Theo báo cáo điều tra của Guardian, ngành sản xuất tôm khổng lồ cung ứng toàn cầu tận dụng lực lượng lao động nô lệ . Khởi đầu vụ việc, người ta phát hiện một trại tôm lớn có trụ sở ở Thái Lan có tên là CP Foods. CP Foods cung cấp tôm cho một số công ty lớn trên toàn thế giới, bao gồm cả những đại gia quen thuộc như Walmart, Tesco, Costco, và Carrefour.

Công ty này không sử dụng lao động nô lệ hay thuê lại từ bên ngoài để sản xuất tôm. Tuy nhiên, nguồn cung ứng tôm mà CP Foods thu mua đến từ các tàu đánh bắt đang sử dụng lao độngnô lệ.

Tại Thái Lan, nhiều lao động nhập cư cố tìm việc đã rơi vào tầm nhắm của những người môi giới nô lệ này. Thay vì tìm được việc làm đàng hoàng, họ bị bán cho các thương lái sản xuất bột cá. Nô lệ bị giam trên thuyền, đôi khi bị xích lại và thường xuyên bị đánh đập nếu không chịu làm việc.

Bất chấp nỗ lực cải biến khi đối mặt với đe dọa trừng phạt kinh tế từ Mỹ, Thái Lan vẫn lọt vào danh sách đứng đầu quốc gia buôn người trên toàn cầu. Nhà nước Thái Lan vì những lợi ích kinh tế mang lại đã xem nhẹ các đề xuất cải thiện môi trường lao động. Một lý do được đưa ra là ngành tôm Thái Lan ngày càng phải cạnh tranh và mất dần lợi nhuận nên không thể làm gì khác ngoài việc để vấn nạn lao động nô lệ này tồn tại.

Danh sách có lẽ sẽ chưa dừng lại ở đó, bởi lẽ lao động nô lệ và trẻ em mang lại cho các doanh nghiệp món hời quá lớn trong khi đạo đức kinh doanh của con người đang trượt xuống hàng ngày.

Bruce Phan – theo List Verse

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng