Sau 6 năm ẩn mình trong đại sứ quán, nhà sáng lập WikiLeaks sắp “tái xuất giang hồ”?
Ông Julian Assange sẽ sớm rời khỏi đại sứ quán Ecuador ở London để bước vào một thế giới ít nhiều đã có sự thay đổi. Đây là nơi mà ông ẩn mình trước những cáo buộc hình sự trong 6 năm qua.
Người đàn ông Australia Julian Assange đã bước vào tòa nhà đại sứ quán Ecuador ở thủ đô London ngay trước Thế vận hội 2012. Đây cũng là lúc tổng thống Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Nhưng tại thời điểm này khi ông Assange bước ra ngoài, ông sẽ phải đối mặt với một tổng thống Mỹ quyết đoán hơn nhiều, một nước Anh tìm ra vai trò của nó bên ngoài Liên minh châu Âu và đất nước Ecuador cũng đã thay đổi lãnh đạo.
Được biết gần đây sức khỏe của người sáng lập trang WikiLeaks đã giảm sút.
Trong những tuần tới, ông hy vọng rằng bước chân ra khỏi đại sự quán sẽ giúp ông không còn cô lập và thoát khỏi sự áp đặt bên trong đại sứ quán.
Thực tế, cũng khá xa vời khi nói ông thật sự tự do bên ngoài đại sứ quán. Nhất là khi ông phải đối mặt với việc bị bắt giam vì không có người bảo lãnh ở Anh. Và kể cả khi các công tố viên của Mỹ không công bố những cáo buộc chống lại ông, thì những rủi ro dành cho Assange cũng là rất đáng kể.
Trong những năm qua, tại đại sứ quán Ecuador ông Assange đã bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài, dù nơi đó chỉ cách cửa hàng bách hóa Harrods vài bước chân.
Trong những nỗ lực đàm phán ngoại giao để tìm ra một lối thoát cho mình, ông Assange đã gặp khó khăn trong những tháng gần đây. Nguyên nhân là người ta càng ngày càng lo ngại về tình trạng sức khỏe xấu đi của ông và Ecuador cuối cùng cũng đã hết kiên nhẫn.
Sự lựa chọn giới hạn
Sự lựa chọn của ông hiện tại đang bị giới hạn. Và dù cho ông có tiến hành một chuyến thăm khám tại bệnh viện, cố gắng chạy trốn khỏi Vương Quốc Anh, hay ở lại để chống đối lệnh bắt giữ của các tòa án tối cao, thì giới hạn này vẫn không thay đổi.
Nhất là khi chỉ có 1.850 người ký một bản kiến nghị trên trang web chính thức của Quốc hội New Zealand, nhằm kêu gọi ông Assange được cấp phép tị nạn chính trị vĩnh viễn.
Có thể thấy rằng việc Assange thoát khỏi viễn cảnh tù tội của một tên tội phạm tại Ecuador là một điều không hề đơn giản. Bởi trong thập kỷ qua, ông Assange và trang WikiLeaks đã trở nên nổi tiếng khi phát hành hàng triệu tài liệu mật của các cơ quan Hoa Kỳ và những đối tác nước ngoài của họ.
Theo đó, trang web này đã biến mình thành trung tâm trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của các ứng cử viên tổng thống bằng cách xuất bản các email bị tấn công trong chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.
Trước sự kiện này, sở cảnh sát Metropolitan của London từ chối đưa ra lời bình luận. Họ chỉ nói rằng: Lệnh đảm bảo chống lại Assange vẫn còn hiệu lực.
Văn phòng ngoại giao và Vương quốc Anh cùng luật sư của ông Assange cũng không trả lời trước các yêu cầu đưa ra lời bình luận.
Mặt khác, những người ủng hộ Assange đã hướng về ông với sự nhiệt tình xuyên biên giới. Điều đó khiến Assange trở thành nhà vô địch trong trận chiến tự do ngôn luận.
Nhưng các nhà phê bình ông lại nói rằng Assange sẽ bị trừng phạt, vì ông đã khiến cho cuộc sống của những người lính và các nhà ngoại giao gặp nhiều nguy hiểm, khi xuất bản loại thông tin mật của chính phủ.
Vào tháng 2, một thẩm phán ở London cho biết Assange đã thiếu can đảm khi phủ nhận nỗ lực vô hiệu hóa lệnh bắt giữ của Anh, vì không có phiên điều trần dẫn độ diễn ra.
Các luật sư của ông lập luận rằng, cáo buộc này nên được giảm xuống ở mức độ thấp hơn, kể từ khi chính quyền Thụy Điển khép lại hồ sơ vụ tấn công tình dục. Đây là thời điểm Assange không quay về Scandinavia.
Một tháng sau đó, Ecuador đã cắt đứt đường truyền internet và điện thoại của Assange vì ông đã vi phạm thỏa thuận không tham gia vào các vấn đề nội bộ của những quốc gia khác. Cụ thể, ông đã chỉ trích hành động bắt giữ cựu tổng thống Catalonia là Carles Puigdemont và việc Anh trục xuất đại sứ Nga sau vụ đầu độc một điệp viên diễn ra bên ngoài London.
Thực tế cho thấy mọi chuyện đã trở nên tồi tệ hơn dưới thời Tổng thống đương nhiệm của Ecuador ông Lenin Moreno, ông đã gọi Assange là “hòn đá trong giày” và “vấn đề thừa kế”. Tổng thống đã nói rằng chính phủ muốn loại bỏ Assange. Đặc biệt là sau khi chính phủ Anh và Tây Ban Nha tỏ ra hết sức tức giận đối với Assange.
Trong tháng 7, tổng thống Moreno đã có mặt ở Anh để chính thức tham gia hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề trợ cấp người khuyết tật. Nhưng một số báo cáo cho biết ông Assange cũng đang có mặt trong chương trình nghị sự này.
Ngày 27/7, tại một sự kiện ở thành phố Madrid, ông Moreno đã phát biểu rằng: “Điều duy nhất mà chúng tôi muốn đảm bảo là cuộc sống của ông ấy sẽ không gặp nguy hiểm” khi Assange rời khỏi đại sứ quán. Vì theo luật thì không có án tử hình ở Ecuador.
Ecuador sẽ bàn giao Assange?
Thêm một rắc rối lớn cho ông Assange là Ecuador đang xem xét các thủ tục tố tụng hình sự chống lại Assange . Lý do là vì ông đã đột nhập vào hệ thống máy tính của họ trong thời gian sống ở Đại sứ quán.
Mặc dù văn phòng công tố đang xem xét bằng chứng, nhưng không công bố quyết định về các cáo buộc.
Mặt khác, mối quan hệ của ông Assange với Nga cũng đã khiến cho ông trở thành mục tiêu ở Mỹ. Một năm trước Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ – ông Jeff Sessions đã kêu gọi việc truy tố thông tin chính phủ. Đây là một đặc quyền ưu tiên dành cho bộ tư pháp.
Và bởi vì Thụy Điển đã bỏ qua vụ kiện chống lại ông Assange trước đó, nên nếu như Hoa Kỳ buộc tội Assange, họ có thể trực tiếp dẫn độ ông về nước thông qua vương quốc Anh.
Trong hiệp ước dẫn độ đã quy định rõ, các tội phạm mà Hoa Kỳ muốn dẫn độ từ Anh phải phạm vào những tội được quy định theo luật của Vương quốc Anh. Và tương tự như nhiều quốc gia khác, Anh sẽ từ chối yêu cầu dẫn độ nếu như nước dẫn độ không cam kết rằng: Người phạm tội sẽ không bị nhận án tử.
Do đó, để có quyền dẫn độ, Hoa Kỳ phải tránh gán tội gián điệp có hình phạt tử hình cho ông Assange.
Theo bà Ashley Deeks, giáo sư Đại học Luật Virginia, ông Assange có thể chống lại dẫn độ khi lập luận rằng: Hiệp ước dẫn độ sẽ ngăn không cho Hoa Kỳ dẫn độ tội phạm chính trị thông qua một quốc gia khác, “khi đó ông Assange có thể khẳng định rằng yêu cầu dẫn độ đang được thực hiện vì mục đích chính trị. Điều này sẽ giúp ông chống lại lệnh dẫn độ”.
Hành động gián điệp
Đạo luật gián điệp quy định các điều khoản dành với hình phạt từ trên 20 năm tù. Theo đó, Mỹ có thể gạt bỏ lập luận “dẫn độ vì mục đích chính trị” bằng cách cáo buộc Assange phạm phải tội ít nghiêm trọng hơn.
Khi này các công tố viên có thể tập trung vào việc khép Assange vô tội cố tình nhận tài sản bị đánh cắp của chính phủ – tội danh chỉ phạt tù tối đa 10 năm.
Bà Deeks cho biết thêm: Một khả năng khác là các công tố viên cũng có thể gán cho Assange tội danh âm mưu phát tán thông tin mật gây hại cho Hoa Kỳ, hoặc mang đến lợi ích cho một quốc gia nước ngoài.
Lập luận về tội danh này sẽ xoay quanh việc Assange giúp đỡ binh sĩ người Mỹ – Chelsea Manning. Ông đã cắp tài liệu mật của các cơ quan Nhà Nước và Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn năm 2017, khi được hỏi liệu Mỹ có bắt giữ Assange hay không, ông Sessions đã nói rằng: Bộ tư pháp sẽ nỗ lực hết mình để xử lý những thông tin bị rò rỉ và tìm ra cách bỏ tù Assange.
Tuy nhiên, hiện chưa có cáo buộc nào chống lại Assange được công bố và Bộ Tư pháp Mỹ cũng từ chối bình luận.
Xuất thân là hacker nổi tiếng, Assange đã sáng lập WikiLeaks, thu thập tài liệu và hình ảnh mà các chính phủ và tổ chức coi là tuyệt mật rồi công bố. Danh tiếng của Assange và WikiLeaks nổi như cồn khi đăng tải hơn 10 triệu bí mật chính phủ trên website của mình.
Cách đây 6 năm, Assange xin được tị nạn trong đại sứ quán của Ecuador ở London (Anh) nhằm tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị cáo buộc tội hãm hiếp. Assange không chính thức bị buộc tội và ông cũng đã phủ nhận cáo buộc. Những cáo buộc khác nhắm vào ông cũng đã bị hủy bỏ và Assange đã ở trong đại sứ quán Ecuador từ 19/6/2012. Ở lại đại sứ quán của Ecuador còn giúp ông né tránh viễn cảnh bị dẫn độ sang Hoa Kỳ để đối mặt với biện pháp trừng phạt cho hành động công bố thông tin mật của chính phủ.
>>> WikiLeaks tiết lộ CIA hack TV của Samsung để nghe lén
>>> Nhà sáng lập WikiLeaks: Chúng tôi sẽ giúp đỡ các công ty công nghệ phòng vệ CIA
Tú Văn, theo NP