Quan niệm về hôn nhân của người xưa: Tín

04/07/15, 09:02 Đọc & Suy ngẫm

Hôn nhân bắt đầu từ chữ Duyên, nhưng bền lâu chính là nhờ chữ Tín….

Trầu cau chính là lời chúc duyên bền chặt của ông bà ta qua bao đời…

Thời Bắc Tống có một Nho sinh là Lưu Đình Thức, tự Đức Chi. Anh là người Tề Châu (Sơn Đông ngày nay). Sau khi thi đậu tiến sĩ, anh được phái đến Mật Châu làm phán quan, đương lúc danh sĩ Tô Đông Pha làm huyện lệnh vùng này. Tô Đông Pha rất quý trọng nhân phẩm của Lưu Đình Thức.Trước đây, khi Lưu Đình Thức chưa thi đậu tiến sĩ, từng đính hôn với một cô gái ở quê nhà, chỉ là chưa đưa sính lễ.

Thế rồi Lưu Đình Thức thi đậu tiến sĩ và làm quan, lại được một người nổi tiếng như Tô Đông Pha mến mộ, tiền đồ tươi sáng vô lượng, nhưng lúc này cô gái kia lại lâm trọng bệnh, khiến hai mắt mù lòa. Cha mẹ cô gái là nông dân, chỉ làm ruộng, gia cảnh khốn khó, vì thế không còn dám nhắc đến chuyện hôn nhân với Lưu Đình Thức.

Trong bạn bè, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Cô gái kia đã mù lòa, vì thế muốn tương lai sau này hạnh phúc thì hãy lấy người khác đi! Nếu như nhất định phải có hôn ước với nhà đó thì lấy em gái của cô ta cũng được”.

Lưu Đình Thức trả lời: “Năm đó tôi đính ước với người ta cũng đã thể hiện lòng chân thành sẽ lấy người ta làm vợ. Nay tuy nàng mù nhưng cái tâm vẫn rất tốt. Giờ nếu tôi làm trái lại với tâm nguyện trước đây, nghĩa là cái tâm của tôi đã biến thành xấu xa. Hơn nữa ai rồi cũng đến tuổi già, khi vợ già hương sắc tàn phai, chúng ta cũng không thể nào bỏ đi lấy cô gái trẻ đẹp đúng không? Con người cần biết giữ chữ tín, không được thay lòng đổi dạ”.

Vậy là họ làm lễ giao bôi. Khi chung sống với nhau, Lưu Đình Thức luôn hết lòng chăm sóc người vợ mù lòa của mình, vợ chồng sống hòa thuận vui vẻ, tình cảm đằm thắm, trước sau sinh hạ được mấy người con.

Sau khi Tô Đông Pha biết việc này, trong lòng vô cùng cảm phục Lưu Đình Thức, ông nói: “Lưu Đình Thức thật là người có tình cảm cao thượng!”

Tại sao Lưu Đình Thức làm được như thế? Thực ra, quan điểm về hôn nhân của người xưa khác xa người hiện đại.

Ngày nay, ít người lĩnh hội được hàm ý sâu sắc đằng sau câu nói này: cầm tay nhau, cùng nhau từ từ đi tới những năm tháng già yếu.

Trong “Kinh Thi” có câu nổi tiếng: “Cùng nắm tay cho tới bạc đầu” (chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão). Câu nói này hiện được nhiều bạn trẻ yêu thích và nhắc đến, đặc biệt khi mới kết hôn, tình cảm còn ngọt ngào, đều có nguyện vọng tốt đẹp như thế. Tuy nhiên, thường mọi người chỉ tiếp thu ý tứ ngọt ngào lãng mạn của câu chữ, ít người lĩnh hội được hàm ý sâu sắc đằng sau câu nói này: cầm tay nhau, cùng đi từ từ đến những năm tháng già yếu.

Hôn nhân là cả một hành trình cuộc đời dài dằng dặc. 2 năm, 3 năm, 5 năm, 60 năm, trong những tháng năm dài đằng đẵng này hai người sẽ cùng nhau trải qua như thế nào? Vinh hoa, phú quý, nghèo khổ, loạn lạc, ly biệt?… Liệu có thể cầm mãi tay nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào hay không?

Thực ra, trước câu thơ này còn có một câu, ý là: “Dù chết sống hay chia xa, xin cùng thề nguyện” (Tử sinh khế khoát. Dữ tử thành thuyết). “Khế” ở đây là “khế” trong “khế ước” (契约); “khoát” là khoát trong “khoát biệt” (chia xa); “thành thuyết” ở đây là chỉ “ký kết”. Như vậy toàn ý câu là:

Chúng ta cùng nhau ký kết, chỉ có khi trong hai người chúng ta một người không còn sống nữa, mới có thể chia tách hai ta. Như thế, hôn ước có sức nặng vô cùng! Đó là sự phó thác cả cuộc đời, chấp nhận cả cuộc đời và trách nhiệm cả cuộc đời.

Trong xã hội Tây phương, người ta cũng xem trọng hôn nhân như thế, lễ cưới trong giáo đường cũng thề nguyện trước Chúa: Tuân theo sự sắp đặt của Chúa, bất kể hoàn cảnh nào cũng quan tâm yêu thương nhau, chung thủy bên nhau không chia lìa. Hôn nhân được xem là chuyện vô cùng thiêng liêng và trang nghiêm.

richard-and-samantha-wedding-august-2012-church-flowers

Vì thế mà từ cổ chí kim, bất kể dân tộc nào, tiền đề của hôn nhân là thề ước, bảo đảm tính hợp pháp của hôn nhân, vì thế mà có sức ràng buộc giữa hai bên. Ở phương Tây có Chúa làm chứng, còn ở phương Đông có trời đất làm chứng.

Ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục bàn về hôn nhân, như chung thân đại sự, một vợ một chồng… đại khái đều xuất phát từ quan niệm về hôn nhân như trên. Do quan niệm về hôn nhân như thế, Lưu Đình Thức trong câu chuyện trên mới một lòng tuân theo hôn ước, không thay lòng đổi dạ vì sự thay đổi của hoàn cảnh khách quan bên ngoài.

Có lẽ người hiện đại thật khó hiểu cách làm của Lưu Đình Thức, cảm thấy anh đúng là ngu ngốc. Vì người hiện đại không xem trọng hôn ước, có hay không có hôn ước cũng không sao. Không có hôn ước thì hai người vẫn yêu nhau và sống cùng nhau; có hôn ước nhưng hai người không yêu nhau thì chia tay. Không ai nợ ai, không cần suy nghĩ về cảm giác của đối phương, càng không nói đến chuyện con cái, tình cảm khi về già.

Mấy năm trước, một bạn học hơn chục năm không gặp liên hệ với tôi, ai nấy đều vô cùng vui mừng, sau khi hàn huyên một lúc bỗng cô ấy hỏi:“Chồng cậu vẫn là người đó người đó chứ?” Sau khi khiến tôi sững sờ, cô ấy lại hỏi: “Chưa đổi à? Đang là mốt hiện nay cơ mà!”

Nhìn xung quanh chúng tôi, hôm nay người này ly hôn, ngày mai người kia ly hôn. Trong cung điện hôn nhân, mọi người ai nấy đều bận rộn tấp nập, thậm chí có người không muốn phí sức cho việc kết hôn hay ly hôn, hai người thích thì ở với nhau, không thích thì chia tay; thay người yêu như thay áo, còn dùng cách nói mỹ miều là “tìm hạnh phúc đích thực cho mình”. Thử hỏi, những người như thế có tìm được không?

Một người không giữ chữ tín với người khác, người khác cũng không giữ chữ tín với họ; một người không biết tôn trọng người khác, người khác cũng không tôn trọng họ; một người chỉ biết đến cảm giác, nhu cầu, sở thích, lợi ích cá nhân làm đầu, người khác không thể lúc nào cũng sẵn lòng chiều theo họ.

Liệu một lòng dạ nhỏ nhen có thể tìm được tấm chân tình làm bầu bạn không? Vậy cái gọi là “chung sống tự do” liệu có đáng vững bền đáng tin cậy được chăng? Vì thế, kẻ ngốc thật sự chính là con người “hiện đại”!

Lưu Đình Thức lấy vợ mù, giữ gìn hẹn ước hôn nhân để hai trái tim không bị tổn thương, sự kết hợp của hai tâm hồn như thế sẽ ngày càng hòa hợp, bền chặt theo năm tháng. Họ thật sự làm được như câu “cùng nắm tay nhau cho tới bạc đầu”. Hạnh phúc của họ không lời nào có thể diễn tả được, chẳng phải họ là người thông minh nhất sao?

Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!