Phóng sự: Mục đích thật sự của “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc

21/12/17, 13:42 Trung Quốc

Cải cách ruộng đất là cuộc vận động trên quy mô toàn quốc đầu tiên do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động trước và sau khi xây dựng chính quyền. Vậy mục đích thực sự của cuộc cải cách này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Cuộc “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. (Ảnh: NTDTV)

“Theo thống kế ngày 22/06/1948, huyện Hưng tỉnh Sơn Tây có 290 thôn, đã đánh chết 1050 người, trong đó địa chủ 380 người, phú nông 382 người, trung nông 345 người, bần cố nông 40 người; tự sát tổng cộng 863 người; lạnh, đói chết sau khi bị đấu tranh đuổi ra khỏi nhà 63 người”. Đây là những ghi chép trong cuốn sách “Sơn Tây lịch đại kỷ sự bản mạt” được Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1999.

Cuộc vận động Cải cách ruộng đất, cũng được gọi là “Thổ cải”. Từ số liệu trên cho thấy, chỉ một huyện của tỉnh Sơn Tây đã có hơn ngàn người bị giết, vậy toàn Trung Quốc có bao nhiêu địa chủ, phú nông bị đánh chết, tự sát, chết đói?

Tháng 01/1950, Trung ương ĐCSTQ đưa ra chỉ thị chuẩn bị tiến hành cải cách ruộng đất. Theo con số chính thức mà ĐCSTQ công bố, cuộc vận động Cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1950, kết thúc vào năm 1953, gần 300 triệu nông dân không có đất đã giành được 700 triệu mẫu đất, gần 3 triệu gia súc cày kéo, gần 40 triệu nông cụ, 38 triệu ngôi nhà, 5,25 triệu tấn lương thực.

Từ những con số này có thể thấy, cuộc vận động Cải cách ruộng đất này có vẻ như giành lại ruộng đất và tư liệu sản xuất nông nghiệp từ trong tay thiểu số là địa chủ chia lại cho đa số nông dân. Theo cách nói của ĐCSTQ chính là để cho “dân cày có ruộng”.

Kỳ thực, lúc ấy ĐCSTQ đã giành được chính quyền, trong tay có quân đội hơn triệu người, nếu như thông qua lập pháp quốc gia và chấp pháp, cho dù địa chủ không tình nguyện, vẫn có thể đạt được mục đích “quân bình giàu nghèo” một cách hòa bình. Nhưng lúc ấy Mao Trạch Đông chủ trương tổ chức nông dân thông qua tiến hành đấu tranh mặt đối mặt với giai cấp địa chủ mà đoạt ruộng đất.

Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ Hồ Kiều Mộc trong cuốn sách tựa đề “70 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc” đã cho biết: “Đảng phản đối không phát động quần chúng, dùng phương pháp mệnh lệnh hành chính ‘Cải cách ruộng đất hòa bình’ thu lại ruộng đất ‘ban’ cho nông dân. Vốn dĩ có thể hoàn thành cải cách ruộng đất một cách hòa bình, vậy vì sao ĐCSTQ nhất định phải dùng phương thức đấu tranh cực đoan này để hoàn thành?”.

Nhà phân tích Hoành Hà chia sẻ: “Chủ yếu là bởi vì toàn bộ mục đích cải cách ruộng đất của ĐCSTQ không phải là vấn đề ruộng đất, cũng không phải muốn giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, phân chia ruộng đất cho nông dân, vì thế sau cải cách ruộng đất chỉ 2-3 năm, đã bắt đầu hợp tác hoá, thu hồi đoạt lại ruộng đất từ tay nông dân.

Như vậy, mục đích của ĐCSTQ là gì, trên thực tế cải cách ruộng đất là một trong những bộ phận cấu thành của cách mạng Chủ nghĩa Cộng sản, trọng điểm của bộ phận này là muốn cuốn đại đa số người dân Trung quốc vào trong cuộc cách mạng của ĐCSTQ.

Như vậy cách mạng Trung Quốc là dựa theo chủ nghĩa Marx-Lenin, là bạo lực cách mạng của Chủ nghĩa Cộng sản, lấy đấu tranh giai cấp làm nòng cốt, đây là mục đích thực sự của ĐCSTQ.

Nhưng thông thường người Trung Quốc không muốn vô duyên vô cớ tham gia vào đấu tranh giai cấp. ĐCSTQ muốn lôi kéo một số lượng lớn người dân vào cuộc cách mạng, biến họ trở thành bia đỡ đạn cho mình, vì thế ĐCSTQ nhất định phải khiến cho bàn tay họ cũng dính máu, đây là đặc điểm của cách mạng của ĐCSTQ.

Như vậy, nông dân sau khi tham gia vào Cách mạng ruộng đất, khi bàn tay đã dính máu trong Cải cách ruộng đất, thì đã biến thành một bộ phận của cách mạng, sẽ không thể nào phân khai khỏi ĐCSTQ. Đây chính là nguyên nhân vì sao Cải cách ruộng đất phải giết địa chủ trên quy mô, là muốn cho nông dân tham gia vào đấu tranh, nói cách khác là không cho bọn họ có đường lui”.

Đấu tố địa chủ phú nông trong thời Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)

Theo bà Thái Vịnh Mai: “ĐCSTQ thông qua kiểu bạo lực cách mạng này khiến giai cấp địa chủ trở thành dân đen. Khoảng thời gian này, cùng với đấu tranh giai cấp trước kia của ĐCSTQ đã hình thành đối lập giai cấp và thù hận. ĐCSTQ phải dùng thủ đoạn bạo lực để thực hiện cải cách ruộng đất, mặt khác thông qua thủ đoạn bạo lực này, ĐCSTQ đã triệt để thành lập được mạng lưới chính quyền của mình đến từng cơ sở, chi bộ đảng đã được thành lập ở các thôn xã. Đây chính là lý do ĐCSTQ lựa chọn phương thức này.

ĐCSTQ đã phát động bạo lực cải cách ruộng đất, sử dụng các các “phần tử tích cực” để thực hiện. Những phần tử tích cực theo cách gọi của ĐCSTQ kỳ thực là những những lưu manh côn đồ ở nông thôn, không nghề không nghiệp, tụ tập chơi bời. Còn những người nông dân thật thà chất phác thì không thể tiếp thụ được hình thức cải cách ruộng đất bạo lực này.

ĐCSTQ vận động những lưu manh, du côn, lười làm ham ăn, không có đất, không muốn lao động chân chính…, gọi họ là những phần tử tích cực, dùng làm quân chủ lực của cách mạng. Và hình thức này trước đó đã được Mao Trạch Đông áp dụng vận động nông dân Hồ Nam từ những năm 1920. Mao Trạch Đông trong ‘Báo cáo khảo sát vận động nông dân Hồ Nam’ của mình đã nói rằng: ‘Chúng ta phải dùng những người này, chúng là những người không từ một thủ đoạn nào'”.

Cựu Phó tỉnh trưởng Quảng Đông Dương Lập trong bài viết “Hoa hồng đỏ có gai – cổ đại tồn trầm oan lục” đã cho biết, mùa xuân năm 1953, trong Cải cách ruộng đất ở khu vực miền Tây tỉnh Quảng Đông có 1156 người tự sát. Lúc ấy tỉnh Quảng Đông lưu hành khẩu hiệu: “Thôn thôn đổ máu, hộ hộ đấu tranh”, ước chừng số người bị giết lên đến mấy trăm ngàn. Mà những người bị giết này không có ai là “tội ác tày trời, không giết không thể khiến người dân hết phẫn nộ” mà ĐCSTQ đã gán cho họ.

Đáng sợ hơn chính là, trong cải cách ruộng đất số địa chủ bị giết là dựa theo tỉ lệ, chỉ tiêu đã được đặt ra từ trước. Các chuyên gia nghiên cứu ước chừng, cuộc Cải cách ruộng đất năm đó tại Trung Quốc đã giết khoảng 2 triệu “phần tử địa chủ”.

Trong Cải cách ruộng đất, trước khi địa chủ bị giết thì bị chụp mũ là “tội ác tày trời, không giết không thể khiến người dân hết phẫn nộ”, nhưng chỉ cần tìm một người lớn tuổi đã từng trải qua những năm đó, hỏi cách họ nhìn nhận về địa chủ, thì đều nhận được quan điểm hoàn toàn trái lại: Tuyệt đại đa số địa chủ, đều là tâm địa lương thiện, là người tốt thường xuyên làm việc thiện.

Vậy một người địa chủ Trung Quốc làm thế nào để có được ruộng đất và tài sản? Phần lớn là đến từ 3 nguồn gốc: Thứ nhất là gia nghiệp do tổ tiên để lại, thường những gia đình loại này đều là người theo nho học, có tri thức hiểu lễ nghĩa. Thứ hai là người làm quan, buôn bán phát tài ở vùng khác, rồi hồi hương xây dựng gia nghiệp. Loại còn lại là thuộc về bản thân cần kiệm, có tài, tích lũy tiền bạc rồi mua ruộng đất trở thành “địa chủ”. Ba loại địa chủ đều thuộc về sở hữu ruộng đất hợp lý hợp pháp. Vậy hàng triệu địa chủ trên khởi tác dụng gì ở địa phương?

Cảnh đấu tố địa chủ trong “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)

Theo ông Hoành Hà: “Xã hội Trung Quốc thời xưa, mặc dù quyền lực nằm trong tay chính quyền Trung ương, nhưng trên thực tế quản lý hành chính của chính quyền chỉ tới cấp huyện, không có quan viên nào dưới cấp huyện. Vậy dưới cấp huyện thì sẽ quản lý như thế nào? Chính là dựa vào thân hào nông thôn tự trị. Tại Trung Quốc, thân hào nông thôn chủ yếu là giai cấp địa chủ.

Trong văn hóa truyền thống ở nông thôn Trung Quốc, bọn họ khởi một số tác dụng như sau: Một trong số đó tác dụng giáo dục. Bởi vì họ học Tứ thư Ngũ kinh, đọc các sách thánh hiền, sau đó họ chỉ dạy lại những đạo lý làm người, cũng như về mối quan hệ nên có giữa người với người cho người khác.

Mặt khác là khi ở địa phương phát sinh những việc lớn, sự cố, hoặc khi gặp thiên tại, thì họ không chỉ xuất tiền xuất lực ra, mà còn tổ chức hoạt động cứu nạn thiên tai, đây là tác dụng của họ; trong lúc bình thường, họ cũng làm rất nhiều việc công ích như sửa cầu, sửa đường.

Thời xưa, khi một vương triều sụp đổ, vì rất nhiều nguyên nhân mà gây phá hoại trên quy mô lớn. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, thực tế là chính quyền ở trên cũng không cần phải làm gì nhiều, chính là sau khi vương triều mới được thành lập chỉ cần giảm bớt thuế má, lao dịch, vậy là được. Như vậy, nông thôn Trung Quốc có khả năng tự trị, khả năng tự khôi phục vô cùng tốt. Những thân hào nông thôn tự trị này là lấy văn hóa truyền thống của Trung Quốc làm cơ sở, đây là kết cấu nền tảng của nông thôn Trung Quốc, mấy ngàn năm nay vẫn là như vậy, nhưng kết cấu này đã bị ĐCSTQ phá hủy hoàn toàn”.

 

Mặc dù đã áp dụng kích động du côn vô lại ở nông thôn, sử dụng họ làm tay chân trong cuộc vận động Cải cách ruộng đất, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện cuộc vận động này trên quy mô lớn. Vì thế ĐCSTQ đã dùng đến sở trường của mình là chiến dịch tuyền truyền kích động, miêu tả những địa chủ này với hình tượng tội ác tày trời, khiến cho người dân căm phẫn điạ chủ.

Thế là những nhân vật như Hoàng Thế Nhân trong “Bạch mao nữ”, Nam Bá Thiên trong “Nương tử quân màu đỏ”, Chu Bát Bì trong bài học sách khoa tiểu khoa tiểu học “Gà gọi lúc nửa đêm”, v.v. đã được tạo ra với hình tượng ác bá địa chủ phô thiên cái địa, từ đó khái niệm “Địa chủ là kẻ thù không đội trời chung của nông dân” đã được hình thành, ăn sâu vào tâm trí từng người. Trong đó, câu chuyện của đại địa chủ Lưu Văn Thái ở huyện Đại Ấp tỉnh Tứ Xuyên, đã bị Học viện mỹ thuật hội họa Tứ Xuyên chế tác thành hình tượng “Tò te thu tô viện”, được triển lãm toàn Trung Quốc, một thời từng gây chấn động.

Như vậy địa chủ Tứ Xuyên Lưu Văn Thái rốt cuộc là người như thế nào? Năm 2000, nhà sử học Tiếu Thục qua quá trình nhiều năm điều tra nghiên cứu, đã viết cuốn sách “Sự thật về Lưu Văn Thái”, đưa ra hình ảnh con người thật của Lưu Văn Thái.

Ông Tiếu Thục cho biết, thông thường các địa chủ hành xử theo đạo đức Nho gia truyền thống, nhưng đồng thời cũng bị lây nhiễm không ít thói xấu thịnh hành ngoài xã hội.

ĐCSTQ đã dùng đến sở trường của mình là chiến dịch tuyền truyền kích động, miêu tả những địa chủ này với hình tượng tội ác tày trời, để khiến cho người dân căm phẫn điạ chủ. (Ảnh tư liệu)

Đối vơi Lưu Văn Thái mà nói, ông ấy nổi danh với việc bỏ ra 2 triệu USD khởi công xây dựng trường “Trung học Văn Thái” đẹp nhất Tứ Xuyên, có diện tích hơn 200 mẫu. Lúc ấy không dễ thu gom đất để xây trường, ông Lưu dùng cách đổi hai mẫu đất lấy một mẫu đất, trường học sau khi xây xong đã chiêu mộ được rất nhiều nhân tài đến học, đây là trường tư tốt nhất lớn nhất Tứ Xuyên cũng như Trung Quốc lúc bấy giờ. Lưu Văn Thái cũng rất  nhiều lần giúp đỡ cứu tế người gặp khó khăn. Tuy ông cũng có hút thuốc phiện, lấy mấy vợ bé, nhưng không có chứng cứ nào xác thực rằng người dân đánh giá Lưu Văn Thái phạm tội ác tày trời.

Theo điều tra của ông Tiếu Thục, nhà Lưu Văn Thái hoàn toàn không có cái gọi là “Thủy lao”, “Địa lao”, “Phòng hành hình”, v.v. Trong cuốn sách “Sự thật về Lưu Văn Thái” viết, từ năm 1981, phòng trưng bày của Trang viên đã phái chuyên gia đi phỏng vấn hơn 70 người biết chuyện, tham khảo nhiều tài liệu liên quan, trải qua hơn một năm tìm kiếm thu thập thông tin, nhưng không thể tìm thấy bất kể một nhân chứng nào đã nhìn thấy Thủy lao, cũng không tìm thấy bất kể vật chứng nào.

Phòng trưng bày trình lên chủ quản bộ phận “Báo cáo liên quan đến Thủy lao” nói: “Từ các tài liệu tổng hợp mà chúng ta đang có trong tay, có thể sơ bộ khẳng định ‘Thủy lao’ là thiếu căn cứ. Có thể thấy những tội trạng của Lưu Văn Thái chỉ là tuyên truyền phục vụ cho ‘đấu tranh giai cấp’, nhằm kích động mọi người thù hận địa chủ. Nói tóm lại, địa chủ cũng có người tốt, cũng có người xấu, nhưng người tốt là chiếm đại đa số”.

Tuy tứ đại địa chủ ác bá bị ĐCSTQ tuyên truyền trước đây, ngày nay đều đã bị vạch trần là giả, nhưng những năm đó thực sự đã tạo thành một làn sóng thù hận, khiến cho hàng triệu địa chủ đầu rơi xuống đất.

Phó Giáo sư Đại học sư phạm Trùng Khánh Đàm Tùng đã điều tra lịch sử Cải cách ruộng đất tại khu vực phía Đông tỉnh Tứ Xuyên từ năm 2002, đã đi đến tổng cộng 12 huyện thành phố, phỏng vấn hơn 400 người đã từng chứng kiến Cải cách ruộng đất, cuối cùng hoàn thành một bài phóng sự về Cải cách ruộng đất dài 360.000 chữ.

Tháng 07/2013, Đàm Tùng đã diễn thuyết về chuyên đề “Vận động Cải cách ruộng đất Đông Tứ Xuyên” tại Đại học tiếng Trung Hong Kong, công bố sự tàn khốc của Cải cách ruộng đất tại Đông Tứ Xuyên năm đó.

Bà Thái Vịnh Mai cho biết: “Đông Tứ Xuyên là khu vực vô cùng nghèo khó, ruộng đất rất ít. Cho nên lúc ban đầu định ra ai sở hữu khoảng hơn 14 mẫu đất thì được tính là địa chủ. Nhưng thực tế chấp hành lại là tùy ý, thậm chí ai chỉ có cuộc sống tốt hơn một chút, trong nhà có người làm giáo viên ở thành phố, có thể kiếm tiền gửi về nhà, cũng bị liệt vào địa chủ.

Phóng sự: Mục đích thật sự của “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc:

Bởi vì đó là khu vực nghèo, rất ít địa chủ, nhưng chính sách Cải cách ruộng đất là phải hoàn thành chỉ tiêu theo phần trăm, ví dụ: Trong 100 người, 100 hộ phải có bao nhiêu địa chủ, không có địa chủ, thì phải tìm người làm ‘địa chủ’. Thậm chí một số gia đình vô cùng nghèo khó, trong nhà chỉ có hai hũ đựng gạo, nhưng chỉ vì có cái hũ đựng gạo, nên đã bị liệt vào ‘địa chủ'”.

Điều tàn khốc nhất trong điều tra này, theo học giả Đàm Tùng chính là “phân của nổi”. Muốn móc hết toàn bộ tài sản, vàng bạc của địa chủ ra. Mặc kệ là địa chủ có hay không, bọn họ cũng bức địa chủ phải mang ra. Những phần tử Cải cách ruộng đất tích cực, nhân phẩm của bọn họ vô cũng thấp kém, họ vốn là những du côn lưu manh ở nông thôn. Vì để thỏa mãn tư dục của mình, họ đã sử dụng đủ mọi thủ đoạn, cực hình tàn khốc để bức địa chủ phải giao hết tài sản ra.

Ngoài ra, họ còn sử dụng nhiều hình thức lăng nhục phụ nữ, ví như: Bỏ con lươn, mèo, gà, vịt vào trong quần của phụ nữ rồi lấy dây cột đũng quần lại, sau đó lấy gậy tra tấn những con vật ở trong quần. Thậm chí còn lấy cây ngô chọc vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Đàm Tùng đã đích thân phỏng vấn con gái của người này, cô ấy nói mẹ đã chết sau khi bị tra tấn như vậy. Hình thức tra tấn thậm chí còn dùng “than nướng người sống”, đốt lên rồi đưa người sống vào nướng. Nướng đến mức độ nào? Đến khi núm vú của người phụ nữ chảy mỡ ra, nhỏ giọt xuống.

Bởi vì Đàm Tùng diễn thuyết sự thật quá mức tàn khốc, một vị nữ giáo sư Đại học tiếng Trung ghê sợ không thể nghe được nữa, đã đột nhiên cắt lời yêu cầu Đàm Tùng: “Làm ơn đừng nói nữa!”.

Lúc ấy Đàm Tùng nói với vị nữ giáo sư: “Nếu như chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật về những nỗi thống khổ và sự tàn khốc, thì lịch sử có thể sẽ tái diễn. Năm đó Phát xít  Đức do Hitler cầm đầu đã hành sát người Do Thái trong Trại tập trung Auschwitz vô cùng tàn khốc, nhưng những thầy giáo ở trường học vẫn đưa các học sinh của mình đến đó tham quan, bởi vì họ muốn học sinh của mình biết được sự thật”.

Ông Hoành Hà chia sẻ: “ĐCSTQ cải cách ruộng đất, trên thực tế là tiêu diệt giai cấp thân hào nông thôn Trung Quốc. Như vậy sau khi giai cấp địa chủ ở nông thôn bị triệt để tiêu diệt, nông thôn Trung Quốc đã mất đi khả năng tự tổ chức, và ĐCSTQ đã mở rộng chính quyền của mình đến các xã, thôn một cách chặt chẽ. Sau khi phá vỡ kết cấu ở nông thôn, nông thôn Trung Quốc không còn năng lực tự cứu nữa, cũng không có khả năng tự khôi phục. Chính là nói, tất cả mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chính quyền của ĐCSTQ.

Và một khi chính quyền phạm sai lầm, thì sẽ không cách nào tránh được họa nạn, như nạn đói xảy ra sau khi ĐCSTQ phát động ‘Kế hoạch Đại nhảy vọt’, ‘Công xã nhân dân’ vào năm 1958. Trong nạn đói trên quy mô lớn phát sinh vào những năm 1959, 1960 khi ĐCSTQ hoàn toàn bất lực, lúc này nông dân Trung Quốc cũng không có thân hào nông thôn trợ giúp cứu khổ cứu nạn, do chính sách hộ khẩu của ĐCSTQ họ cũng không đi đến nơi khác xin ăn, nông thôn Trung Quốc đã không còn khả năng tự cứu vãn”.

ĐCSTQ cải cách ruộng đất, trên thực tế tựu là tiêu diệt giai cấp thân hào nông thôn Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)

Theo bà Thái Vịnh Mai: “Văn hóa nông thôn Trung Quốc trở nên hoang tàn, trở thành văn hóa sa mạc, là có liên quan rất lớn đến Cải cách ruộng đất. Bởi vì sau khi nó tiêu diệt thân hào nông thôn, toàn bộ nông thôn, toàn bộ giai tầng tri thức ở nông thôn đã hoàn toàn bị tiêu diệt hết rồi. Bởi vì thân hào nông thôn là thuộc về tinh anh của xã hội, cũng là tinh anh tri thức.

Cải cách ruộng đất là cuộc vận động mang tính chất hủy diệt văn hóa truyền thống Trung Quốc, nông thôn Trung Quốc trở nên khốn đốn. Hiện tại nông thôn Trung Quốc có một vấn đề rất nghiêm trọng, chính là xã hội đen hóa. Lần trước tôi gặp được một người bạn, tôi nói toàn Trung Quốc các thành phố, thị trấn đều là giao thông tắc nghẽn, khói bụi mù mịt, sao lại không chuyển đến nông thôn mua một căn nhà để sống, chẳng phải tốt hơn sao? Bây giờ là thời đại Internet, cũng sẽ không cảm thấy hẻo lánh, bị cách ly?

Anh ta nói: ‘Không được, xã hội đen là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, pháp chế không có tác dụng, chúng ta không được bảo đảm an toàn khi sống ở một địa phương nào đó. Tại sao lại tồn tại như vậy, cho tới hôm nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, vì cái gì điều này vẫn tồn tại? Nông thôn Trung Quốc sao vẫn còn nghiêm trọng như vậy? Kỳ thực mầm tai họa này là bắt nguồn từ cuộc vận động Cải cách ruộng đất của ĐCSTQ'”.

Cuộc vận động Cải cách ruộng đất trên danh nghĩa là đoạt ruộng đất từ tay địa chủ phân chia lại cho bần nông và trung nông. Nhưng cũng không lâu sau, ruộng đất đã bị ĐCSTQ thu hồi trở lại từ tay người nông dân dưới danh nghĩa hợp tác hoá, công xã nhân dân hóa, cho đến ngày nay, nông dân vẫn là hai bàn tay trắng.

Có người viết trên mạng Internet rằng: “Tôi sinh ra đã là cố nông. Tôi vẫn cho rằng nông dân Trung Quốc ủng hộ cuộc cách mạng của ĐCSTQ, sau khi cách mạng thắng lợi có thể được chia ruộng đất, sau Cải cách ruộng đất, nguyện vọng được thực hiện. Nhưng cũng không lâu sau, lại bị tịch thu trở lại, khiến tôi nghĩ mãi không thông, đặc biệt là nạn đói xảy ra sau đó, càng khiến tôi nghĩ không ra. Bây giờ thì tôi cảm thấy mình đã bị mắc lừa”.

Một hậu quả trực tiếp của cuộc vận động Cải cách ruộng đất do ĐCSTQ thực hiện, ngoài việc mấy triệu địa chủ, thân hào nông thôn bị giết ra, còn triệt để phá hủy chế độ tư hữu ruộng đất tại Trung Quốc, nông dân hoàn toàn mất quyền sở hữu ruộng đất.

Địa chủ đã mất đi ruộng đất, ruộng đất đã mất đi thân hào nông thôn, nông thôn đã mất đi lương tâm, đây là mục đích của cuộc vận động Cải cách ruộng đất mà ĐCSTQ khởi xướng, và nó đã thực hiện thành công.

Theo NTDTV

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng