Philippines: Đóng dấu thị thực đè lên đường lưỡi bò trong hộ chiếu Trung Quốc

07/11/19, 10:39 Thế giới

Ngày 6/11, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Philippines cho biết, visa (thị thực) mới thể hiện vùng đặc quyền kinh tế của nước này sẽ được dán trực tiếp lên các trang hộ chiếu Trung Quốc có ‘đường lưỡi bò’ in chìm.

Hộ chiếu điện tử của Trung Quốc thể hiện đường lưỡi bò in chìm.
Hộ chiếu điện tử của Trung Quốc thể hiện đường lưỡi bò in chìm. (Ảnh qua tuoitre)

Đóng dấu thị thực đè lên đường lưỡi bò trong hộ chiếu Trung Quốc

Cách làm mới này sẽ chính thức được thực hiện từ ngày 6/11, thay cho việc cấp visa trên một tờ giấy rời và kẹp vào hộ chiếu đã được áp dụng 7 năm qua tại Philippines bị nhiều người cho là thể hiện sự hời hợt, thiếu tinh tế của Manila trong việc phản đối yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc. 

Sau khi chính sách thị thực mới được công bố, ông Jaime Morente, một quan chức Cục Xuất nhập cảnh Philippines nói:Chúng tôi ủng hộ thay đổi chính sách (của Bộ Ngoại giao). Trước đây, chúng tôi cũng từng bày tỏ mối lo ngại về an ninh đối với thông lệ cũ, bởi các tờ giấy rời này có thể dễ dàng bị mất”.

“Trung Quốc có thể tuyên truyền theo cách của họ thế nào cũng được, nhưng visa mới của Philippines là sự thật, phản ánh đúng những gì luật quốc tế cho phép”, ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và luật biển thuộc Đại học Philippines, nhận định.

Tuy là tranh chấp lãnh thổ, nhưng sự đối đầu giờ đây đang được thể hiện trên các trang hộ chiếu Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. hồi đầu tháng 8 đã xác nhận, visa mới của Philippines sẽ thể hiện tối đa EEZ của nước này.

Bất chấp luật pháp quốc tế, TQ không từ bỏ yêu sách ‘đường lưỡi bò’ 

Chính sách mới này được đưa ra sau khi các tàu Trung Quốc và Philippines bị cuốn vào một cuộc tranh chấp chủ quyền quyết liệt kéo dài hàng tháng tại Bãi cạn Scarborough vào giữa năm 2012.

Cũng trong năm 2012, Bắc Kinh phát hành hộ chiếu mới có in hình ‘đường lưỡi bò’ phi pháp do nước này tự vẽ ra, chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông và chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác, thể hiện yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. 

Chính quyền tổng thống Philippines khi đó, ông Benigno Aquino III, ban hành chính sách không đóng dấu xuất nhập cảnh lên hộ chiếu có in hình ‘đường lưỡi bò’ này. Thay vào đó, họ chỉ đóng lên tờ thị thực rời kẹp trong hộ chiếu. 

Lệnh này nhằm phản đối “yêu sách chủ quyền quá mức của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả biển Tây Philippines”. Biển Tây Philippines là cách Philippines gọi phần biển phía đông Biển Đông.

Năm 2013, 1 năm sau khi ngừng dán visa lên hộ chiếu Trung Quốc, Philippines khởi kiện Trung Quốc và 3 năm sau, Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague đứng về phía Manila, phán quyết rằng, yêu sáchđường lưỡi bò’ của Bắc Kinh là không có cơ sở pháp lý.

Cảnh phim Abominable có đường lưỡi bò phi pháp.
Cảnh phim Abominable có đường lưỡi bò phi pháp. (Ảnh qua tuoitre)

Tuy nhiên, bất chấp phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông, Bắc Kinh vẫn không từ bỏ yêu sách đường ‘đường lưỡi bò’ (hay còn gọi là ‘đường 9 đoạn’).

Vào tháng 10 mới đây, hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ đã bị phát hiện trong bộ phim hoạt hình Abominable do DreamWorks (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) hợp tác sản xuất. Sự việc bị phát giác khiến bộ phim này bị ngừng công chiếu tại Việt Nam, Malaysia và Philippines…

Không chỉ có trong phim ảnh, ‘đường lưỡi bò’ còn được Trung Quốc cài cắm vào sách vở giảng dạy cho các bé thiếu nhi rồi đến cả những sinh viên ở trường đại học lớn. Bản đồ chỉ đường, bản đồ vệ tinh của những chiếc ô tô sang trọng cũng xuất hiện ‘đường lưỡi bò’…

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này