Phát hiện bia mộ cổ của “nàng Bạch Tuyết đời thực” ở Đức

12/09/19, 10:53 Tri thức

Không phải mọi câu chuyện cổ tích đều là hư cấu, bởi tại Đức người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của nàng Bạch Tuyết nổi tiếng trong câu chuyện cổ tích “Bạch tuyết và 7 chú lùn” mà mọi đứa trẻ đều biết. Nhưng trái với câu chuyện có kết thúc đẹp, cuộc đời của nàng Bạch Tuyết ngoài đời thật lại phải sống trong hoàn cảnh cô độc.

Chúng ta thường cho rằng tình tiết trong các câu chuyện cổ tích là hư cấu và hiếm khi có thật. Điển hình như có ai từng nghe nói về một con sói xấu xa, to lớn thực sự ngụy trang thành bà của một cô bé và trốn trên giường chưa? Chắc hẳn là chưa, và nội dung trong các câu chuyện cổ tích hoàn toàn chỉ là tưởng tượng và chẳng có bất kỳ chi tiết nào là thật. 

Bên trái là chân dung nàng Maria Sophia von Erthal ngoài đời thực. (Ảnh: t/h)

Tuy nhiên hóa ra giả định đó là sai lầm, không phải câu chuyện nào cũng đều là hư cấu. Một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất thế giới như  “Bạch Tuyết và Bảy chú lùn” lại dựa trên một nhân vật hoàn toàn có thật trong lịch sử. 

Phát hiện bia mộ của nàng Bạch Tuyết

Nhân vật Bạch Tuyết được xây dựng dựa trên cuộc đời của nàng Maria Sophia von Erthal, một nữ bá tước sống trong tòa lâu đài gần thị trấn Lohr am Main, miền bắc xứ Bavaria vào giữa thế kỷ 18, và qua đời vào năm 1796. 

Bia mộ của cô mới đây đã được một gia đình tìm thấy và tặng cho Bảo tàng Diocesan ở Bamberg, miền nam nước Đức. Giám đốc viện bảo tàng, ông Holger Kempken, cho rằng cuộc đời của phu nhân Sophia “chính là hình mẫu ngoài đời của nàng Bạch Tuyết”

Nhà thờ Norbert Jung hiện đang giữ bia mộ. (Ảnh: Dominik Schreiner)

“Có rất nhiều dẫn chứng, dù vẫn chưa được xác thực về việc phu nhân Sophia có phải là hình mẫu ngoài đời của nàng Bạch Tuyết không. Nhưng khi làm phim, một nhân vật lịch sử bao giờ cũng sẽ được pha trộn một số tình tiết viễn tưởng, nên tôi nghĩ trường hợp của nàng Bạch Tuyết vừa có yếu tố hư cấu, vừa được dựa trên nền tảng những sự kiện có thật trong lịch sử”, BBC dẫn lời Holger cho hay.

 Holger Kempken cũng cho biết thêm: “Những câu chuyện truyền miệng về cuộc đời phu nhân Sophia vốn đã được phổ biến rộng rãi từ đầu thế kỷ 19″. Và “anh em nhà Grimm đã sáng tác câu truyện dựa theo lời kể từ những người dân địa phương.”

Vậy câu chuyện về Bạch Tuyết và nữ bá tước ngoài đời thực sự có mối liên hệ nào? 

Các nhà nghiên cứu tin rằng nữ bá tước Sophia chính là nguồn cảm hứng chắp bút cho câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn bất hủ.

Câu chuyện kinh điển kể về một nàng công chúa xinh đẹp, cố chạy trốn để thoát khỏi người mẹ kế độc ác, sau đó được bảy chú lùn làm việc trong hầm mỏ nuôi dưỡng. Một ngày nọ, người mẹ kế đã cải trang thành một bà lão và đến đưa cho Bạch Tuyết một quả táo tẩm thuốc độc. Sau khi cắn một miếng táo, Bạch Tuyết ngã xuống bất tỉnh. Tưởng rằng nàng đã chết, các chú lùn đã làm một cỗ quan tài bằng kính và đặt nàng vào bên trong. Một ngày nọ, một vị hoàng tử tuấn tú đi ngang qua phát hiện ra nàng, vì đã yêu nàng chàng đau lòng nhẹ nhàng đặt một nụ hôn lên môi nàng, bất ngờ công chúa liền tỉnh lại. Sau đó, hai người sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. 

Cảnh kinh điển trong câu chuyện nàng công nàng Bạch Tuyết, xung quanh có 7 chú lùn và chàng hoàng tử. (Ảnh qua seaghostdolls)

So sánh với ngoài đời thật thì giữa chuyện cổ tích và cuộc đời của nữ bá tước Sophia cũng có nhiều nét tương đồng, trừ những tình tiết ly kỳ được tô vẽ lên cho thêm phần sinh động thì đa số đều khớp với cuộc đời của nàng Sophia. 

Điển hình như người cha của nàng Sophia trước kia cũng là một nhà quý tộc, ông đã tái hôn với người khác sau khi người vợ đầu của ông qua đời. Mẹ kế của cô cũng như câu chuyện cổ tích là một người đàn bà độc đoán và chỉ biết thiên vị cho người con đẻ của mình. 

Trong câu chuyện có một tình tiết khá nổi bật là ‘tấm gương phép thuật’ của người mẹ kế, thì ngoài đời thật thị trấn Lohr am Main quả thật vốn nổi tiếng là trung tâm sản xuất đồ thủy tinh và các loại gương kính. Cha của cô Sophia cũng từng sở hữu một nhà máy gương tại đó. 

Thị trấn Lohr am Main. (Ảnh: Ben CC bằng 2.0)

Một tình tiết nữa là ngôi nhà nơi 7 chú lùn ở trong chuyện cổ tích phải băng qua 7 ngọn đồi để tới nơi thì tại một mỏ đá ở ngoại ô Lohr, để có thể được tới được đó, người ta cũng phải đi qua 7 ngọn đồi gần giống với chi tiết trong câu chuyện “nàng Bạch Tuyết”. Và các chú lùn ở đây chính là những đứa trẻ từng làm việc ở mỏ đá này. 

Ngoài ra người ta cũng phát hiện rằng anh em Jacob và Wilhelm Grimm – tác giả của câu chuyện cũng sống cách thị trấn Lohr chỉ khoảng 50 dặm (25 km). Vì thế họ có thể dễ dàng nghe người dân kể qua về cuộc đời của Sophia và lấy cảm hứng vẽ lên hình tượng cho nhân vật nữ chính trong câu chuyện của họ. 

Nhưng bất hạnh thay, bản thân cuộc đời phu nhân Sophia không có kết thúc có hậu như công chúa Bạch Tuyết. Cô bị mù khi còn rất trẻ và mất tại một tu viện trong cảnh cô độc vào những năm cuối thế kỷ 18, hưởng thọ 71 tuổi. 

Cô thậm chí còn không thể sống cùng với chàng hoàng tử của lòng mình. Tuy nhiên, sau khi chết, cô được chôn cất trong khuôn viên nhỏ của một nhà thờ địa phương, và người ta đã xây dựng một bia mộ cho cô, trong khi phụ nữ thời đó rất hiếm khi được tạc bia mộ cho riêng mình. Khi nhà thờ bị san bằng để cho xây dựng một phòng khám vào năm 1971, tấm bia đã được di dời và cất giữ bởi một gia đình địa phương và sau đó gia đình này đã tặng lại cho viện bảo tàng ở Bamberg. 

Mặc dù đến nay vẫn không có cách nào xác định chắc chắn rằng cuộc đời của nàng Bạch Tuyết được mô phỏng dựa trên hình tượng của nữ bá tước. Tuy nhiên đã có một sự liên tưởng tuyệt vời để sáng tác nên câu chuyện. Thậm chí bia mộ của cô còn được tác giả liên tưởng đến cảnh Bạch Tuyết tỉnh lại, cô ấy chắc chắn không thể tưởng tượng được cuộc đời của mình lại được phác họa trong câu chuyện cổ tích và ngày nay được hãng phim Walt Disney cho ra đời vô số các bộ phim hoạt hình nổi tiếng đến như vậy.

An Nhiên biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới