Paris: Nguyên Bộ trưởng Pháp kêu gọi chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Trong buổi mít-tinh của hơn 1.500 học viên Pháp Luân Công diễn ra tại Paris, Pháp vừa qua, bà Françoise Hostalier, Nguyên Bộ trưởng Pháp đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn mổ cướp tạng sống kinh hoàng ở nước này, đồng thời đưa các thủ phạm ra công lý.

1710012209012551
Tại buổi mít-tinh hôm 30/9, bà Françoise Hostalier, Nguyên Bộ trưởng Pháp đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt mổ cướp nội tạng. (Ảnh: en.minghui.org)

Ngày 30/9 vừa qua, khoảng 1.500 học viên Pháp Luân Công từ khắp Châu Âu đã đến tham dự buổi mít-tinh và diễn hành tại Place de la Bourse ở Paris, Pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi hỗ trợ chấm dứt cuộc bức hại những người vô tội kéo dài suốt 18 năm nay.

Trong buổi mít-tinh, ông Đường Hán Lang, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp phát biểu rằng, Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hòa theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và môn tu luyện đã được lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới vì những lợi ích sức khỏe mà Nó mang lại. Tuy nhiên, vì lòng đố kị và sợ mất quyền kiểm soát người dân, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo lên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.

Cựu Bộ trưởng Pháp Françoise Hostalier cũng tham dự buổi mít-tinh và tham gia cuộc diễn hành sau đó. Là chủ tịch tổ chức nhân quyền Association Action droits de l’Homme, bà nhắc lại những lợi ích mà Pháp Luân Công mang lại cho xã hội và các học viên, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo ở Trung Quốc.

Nguyên Bộ trưởng Pháp Françoise Hostalier (giữa), Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin (trái) và ông Đường Hán Lang, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp trong cuộc mít tinh ở Paris vào ngày 30/9/2017. (Ảnh: en.minhhui.org)

Bà nói rằng người Pháp có thể tự do bày tỏ ý kiến và lựa chọn tín ngưỡng của mình. Thật không may, không phải tất cả người dân trên thế giới này đều được như vậy. Bà cũng nói thêm, 18 thành viên của Ủy ban Nhân quyền đã cùng soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền trước khi nó được ký vào ngày 7/12/1948. Trong đó có luật gia René Cassin của Pháp và ông Trương Bành Xuân của Trung Quốc.

Cụ thể, Điều 14 của Bản Tuy Ngôn ghi rõ: “Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác”. Ngoài ra Điều 3 cũng nói rằng: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Điều 5: “Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục”.

Tuy nhiên ở Trung Quốc, hàng trăm ngàn người đã bị bắt giam, tra tấn và bị cưỡng bức lao động, chỉ đơn giản vì họ tập luyện Pháp Luân Công, bà Hostalier nói. Bà nói thêm rằng Pháp Luân Công không hoạt động chính trị, cũng không gây bất cứ đe doạ nào đối với xã hội. Thay vào đó, môn tu luyện này giúp con người khỏe mạnh hơn và cải thiện đạo đức, tinh thần của họ.

“Khi Pháp Luân Công được phổ truyền tại Trung Quốc vào đầu những năm 1990, chính quyền đã ủng hộ. Vậy tại sao chỉ vài năm sau, họ lại bức hại tàn bạo môn tu luyện này?”, bà đặt câu hỏi. “Thực tế, mọi người đều biết Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vì những lý do thuần túy cá nhân”. Thậm chí một số lãnh đạo ĐCSTQ không đồng ý với lệnh đàn áp, nhưng nó vẫn xảy ra và tiếp tục cho đến ngày nay.

Bà cho biết nhiều báo cáo đã xác nhận cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc. Theo một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, một phần ba số người bị giam trong các trại cưỡng bức lao động của Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công. Sau khi hệ thống trại lao động cưỡng bức bị đóng cửa vào năm 2013, nhiều học viên đã bị chuyển đến các bệnh viện tâm thần và nhà tù.

Hơn 1.500 học viên Pháp Luân Công từ hơn 20 quốc gia ở Châu Âu tụ tập ở Paris vào chiều thứ bảy để tổ chức các cuộc mít tinh và diễu hành để ngăn chặn cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ trong 18 năm. (Zhang Qing 飖 / Epoch Times)

Các học viên cầm trên tay di ảnh của những người bị bức hại đến chết trong cuộc đàn áp tại Trung Quốc. (Ảnh: Epochtimes.com)

Một báo cáo của Liên Hợp quốc năm 2006 đã liệt kê nhiều trường hợp bị tra tấn ở Trung Quốc. Trong số đó, 66% là các học viên Pháp Luân Công. Cùng năm đó, tội ác mổ cướp nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc cũng được phơi bày ra ánh sáng. Đã có rất nhiều nghị quyết tại Quốc hội Châu Âu (vào năm 2006, 2010 và 2013) lên án hành vi phi nhân tính này.

Bà cũng khuyến khích những người tham gia buổi mít tinh: “Đừng bỏ cuộc. Các bạn là niềm hy vọng mang lại chiến thắng cho công lý”.

Vào cuối buổi nói chuyện, bà Hostalier nói, Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hoá truyền thống lâu đời và phong phú. Bà hy vọng cuộc bức hại sẽ kết thúc, và các thủ phạm sẽ bị đưa ra công lý. Bà tin rằng công lý và tự do sẽ chiến thắng.

Xem thêm video: Giết người cướp nội tạng – Quốc doanh bí mật của Trung Quốc

Theo en.minghui.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!