Nobel Kinh tế 2017: Vinh danh vị Giáo sư phát triển ‘Kinh tế học hành vi’

10/10/17, 10:19 Kinh tế

Đúng 16h45 ngày 9-10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế năm 2017 dành cho Richard H. Thaler đến từ ĐH Chicago (Mỹ) vì “những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi”.

nobel-eco-thong-bao-1507543690663
Thông báo kết quả Nobel Kinh tế 2017 tại Stockholm trưa 9-10 với tên tuổi và hình ảnh giáo sư Thaler trên màn hình – Ảnh: REUTERS

Theo thông cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, giáo sư Thaler đã mang các giả định thực tế trong tâm lý học vào việc phân tích cách đưa ra các quyết định kinh tế. Bằng cách khám phá hệ quả của duy lý hạn chế, sự ưa thích về mặt xã hội và thiếu tự chủ của các cá nhân, ông Thaler đã chứng minh các thói quen tính cách của con người có thể ảnh hưởng một cách có hệ thống đến các quyết định của họ, cũng như kết quả của thị trường.

Công trình nghiên cứu của Giáo sư Thaler đã chỉ ra cách thức tâm lý học ảnh hưởng tới kinh tế học, từ đó giải thích cho các hành vi trong kinh tế học. Những đóng góp của ông trong ngành kinh tế học hành vi đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển ghi nhận.

Điều thú vị ở “nỗi sợ mất mát”

2c50add5-93e9-4120-ac93-c5183f3f19b6
Ông Richard Thaler (Ảnh: CNBC)

Richard Thaler được vinh danh với giải Nobel kinh tế vì “các đóng góp của ông đã làm cầu nối giữa kinh tế học và các phân tích tâm lý học liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính của mỗi cá nhân. Các phát hiện thực nghiệm và các lý thuyết của ông đã góp phần xây dựng một lĩnh vực nghiên cứu mới, và ngày càng phát triển, về kinh tế học hành vi, vốn có ảnh hưởng sâu sắc lên nhiều lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và chính sách”, thông cáo của Ủy ban Nobel cho biết.

GS Thaler là một trong những người đặt nền móng cho lĩnh vực hành vi tài chính, chuyên nghiên cứu các giới hạn về tư duy và lý trí có thể ảnh hưởng thị trường tài chính thế nào. Ông Thaler đã phát triển một lý thuyết về “kế toán tinh thần” (mental accounting), tức cách tư duy duy lý hạn chế mà ở đó người ta thường đơn giản hóa các quyết định tài chính bằng cách chia số tiền mình có thành các tài khoảng tưởng tượng trong đầu mình và tập trung vào việc hạn chế tác động của mỗi quyết định đơn lẻ, thay vì tính đến tác động chung lên toàn bộ số tiền đó.

Ông Thaler cũng chứng minh được rằng nỗi sợ mất mát sẽ khiến chúng ta coi một vật là có giá trị hơn khi chúng ta sở hữu chúng, so với khi ta không có nó. Đây là hiện tượng được gọi là “hiệu ứng của sự sở hữu” (endowment effect).

Giáo sư Thaler cũng khởi động một chương trình có tên gọi “Tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai” với mục đích giúp mọi người đưa ra các quyết định tài chính cá nhân dựa tên các kế hoạch dài hạn. Theo ông Thaler, các tác nhân kinh tế thực chất chính là con người, do vậy các mô hình kinh tế phải gắn liền với con người.

Giải Nobel Kinh tế năm 2016 thuộc về hai nhà kinh tế học Oliver Hart và Bengt Holmstrom vì những đóng góp toàn diện khi phân tích nhiều vấn đề trong thiết kế hợp đồng, như mức thanh toán dựa trên phần công việc cho các vị trí lãnh đạo, tiền khấu trừ và các bên cùng thanh toán bảo hiểm… Ông Hart là giáo sư kinh tế tại Đại học Havard (Mỹ) còn ông Holmstrom là giáo sư kinh tế và quản lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).

Toàn bộ tiền thưởng và chi phí khác cho việc trao giải Nobel Kinh tế hằng năm do ngân hàng Sveriges Riksbank tài trợ.

Hai nhà kinh tế học Ragnar Frisch (Na Uy) và Jan Tinbergen (Hà Lan) là những người đầu tiên được vinh danh ở giải Nobel Kinh tế vào năm 1969. Từ đó đến nay đã có tổng cộng 48 giải Nobel Kinh tế được trao cho 78 cá nhân khác nhau.

Các giải Nobel do Alfred Nobel, một doanh nhân và là nhà phát minh người Thụy Điển, trong đó nổi bật nhất là phát minh về thuốc nổ, sáng lập. Giải Nobel đầu tiên được trao tặng lần đầu vào năm 1901, 5 năm sau khi ông Nobel qua đời.

Ban đầu giải thưởng chỉ có 5 hạng mục bao gồm các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Mãi tới năm 1968, ngân hàng trung ương Thụy Điển mới có sáng kiến bổ sung thêm giải thưởng Nobel Kinh tế cho các nhà kinh tế.

Theo nguyện vọng của Alfred Nobel, giải Nobel Hòa Bình do Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy sáng lập quyết định. Trong khi đó, các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển quyết định.

Theo hãng tin AFP, thông cáo của Quỹ Nobel nêu: “Ban giám đốc của Quỹ Nobel đã quyết định tại cuộc họp ngày 14-9 rằng giải thưởng Nobel 2017 sẽ tăng lên 9 triệu krona Thụy Điển (1,1 triệu USD) cho mỗi hạng mục giải thưởng”. Mỗi giải thưởng Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và tiền thưởng.

Bỏ phiếu như thế nào?

Thật ra từ tháng 9 năm trước (như trường hợp của giải năm nay là từ tháng 9-2016), một ủy ban học thuật kinh tế, gồm các giáo sư môn Kinh tế (cũng gồm cả những môn có liên quan) gửi biểu mẫu đến cho những người có khả năng giới thiệu các ứng viên tiềm năng.

Trong số những người được nhận biểu mẫu có các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, Ngân hàng trung ương Thụy Điển (một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới), những vị từng đoạt giải Nobel và cả các giáo sư danh tiếng ở các quốc gia bắc Âu.

Những người được mời giới thiệu ứng viên sẽ có thời hạn đến ngày 31-1 năm sau để đưa ra giới thiệu của mình. Thông thường sẽ có khoảng 250 – 300 cái tên được giới thiệu.

Từ tháng 3 đến tháng 5, ủy ban học thuật sẽ tham vấn với các chuyên gia về danh sách ứng viên rồi sau đó dành thời gian viết báo cáo (từ tháng 6 đến tháng 8) và gửi đi báo cáo của mình (vào tháng 9) với những ghi chú cho tiểu ban kinh tế của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.

Ông Peter Englund, cựu thư ký ủy ban học thuật giai đoạn 2002-2013, từng giải thích như sau: “Ủy ban chúng tôi chỉ đưa ra đề xuất nhưng chính Viện Hàn lâm sẽ quyết định ai thắng giải”.

Tiểu ban Kinh tế của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ nhóm họp tham vấn 2 lần trước khi bỏ phiếu (phải theo thế đa số) quyết định người thắng cuộc vào đầu tháng 10.

“Kết quả bỏ phiếu phải là một lần một và không có hồi tố”, thông tin trên trang web của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết. Đó là chưa kể những bàn thảo trong quá trình họp trù bị tham vấn sẽ được giữ kín trong 50 năm theo luật bảo vệ bí mật thông tin.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?