Những nghiên cứu về tác động của màu sắc lên tâm trạng của con người

04/09/15, 13:52 Tri thức

Các phòng phẫu thuật được sơn màu trắng để tạo cảm giác sạch sẽ, các cửa hàng thức ăn nhanh được sơn đỏ hoặc vàng và một số phòng giam nhà tù được sơn màu hồng với hy vọng làm giảm sự hung hăng từ các tù nhân. Vậy màu sắc có thực sự thay đổi tâm trạng của con người?

Chúng ta có thể tốn nhiều tiếng đồng hồ để chọn màu sơn giúp căn phòng tạo ra tâm trạng mà mình muốn. (Ảnh từ Internet)

Các cuộc thí nghiệm chưa có kết quả đồng nhất

Chúng ta cứ ngỡ rằng mình biết bản thân thích màu gì. Quan niệm phương Tây lâu nay vẫn cho rằng màu đỏ sẽ làm trỗi dậy các cảm xúc, trong khi xanh dương làm đằm tính, đến nỗi nhiều người trong chúng ta tin rằng đó là thực.

Thế nhưng liệu màu sắc có tác động đến cử chỉ của chúng ta theo cách mà chúng ta nghĩ? Các kết quả nghiên cứu khoa học về chủ đề này cho đến nay vẫn thiếu đồng nhất và đôi lúc, gây tranh cãi.

Màu đỏ là màu được nghiên cứu nhiều nhất và thường được so sánh với màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Một số nghiên cứu cho thấy người ta thường làm các nhiệm vụ nhận biết tốt hơn nếu đối mặt với màu đỏ thay vì màu xanh dương hoặc xanh lá cây, nhưng một số người khác thì ngược lại.

Yếu tố thường được đề cập đến là môi trường. Nếu bạn nhiều lần trải qua điều gì đó trong một môi trường bao quanh bởi một màu sắc nhất định, bạn rốt cuộc sẽ liên hệ màu đó với cảm nhận hoặc hành động của mình. Ví dụ, trong thời gian ngồi ghế nhà trường, nếu bạn phải nhìn thấy những vòng tròn đỏ của giáo viên khoanh vùng các lỗi trên bài vở của mình, bạn sẽ luôn liên tưởng màu đỏ với những mối nguy hiểm sau này. Trong khi đó, màu xanh dương thường được liên hệ với những cảnh tượng thanh bình hơn, như bầu trời hay biển. Tất nhiên sẽ luôn có các trường hợp ngoại lệ – bình luận ‘làm bài tốt lắm’ của giáo viên cũng được viết bằng màu đỏ.

Đúng là người ta thường liên hệ các màu với những thứ khác nhau. Nhưng liệu điều này có tác động đến hành động hay hiệu quả trong một số công việc nhất định hay không thì là một vấn đề khác.

Sau nhiều kết quả không đồng nhất, vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã tìm cách làm rõ điều này. Họ yêu cầu những người tham gia thí nghiệm ngồi trước màn hình máy tính có màu xanh dương, đỏ hay màu trung gian và làm một số nhiệm vụ. Những người ngồi trước màn hình đỏ làm các bài kiểm tra trí nhớ hoặc phát hiện lỗi sai tốt hơn. Đây là các nhiệm vụ yêu cầu sự chú ý đến từng chi tiết. Tuy nhiên, những người ngồi trước màn hình xanh làm tốt hơn các nhiệm vụ yêu cầu sự sáng tạo, ví dụ như nghĩ ra càng nhiều cách sử dụng một cục gạch càng tốt. Các nhà nghiên cứu cho rằng màu đỏ đại diện cho tín hiệu ‘tránh né’ và vì thế, khiến những người đối mặt với nó phải tỏ ra thận trọng hơn. Trong khi đó, màu xanh dương lại hoàn toàn ngược lại: Nó đại diện cho tín hiệu ‘tiến gần hơn’, giúp những người đối diện với nó thoải mái hơn trong cách nghĩ, từ đó mang lại sự sáng tạo.

Để thử nghiệm lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia thử nghiệm giải một vài câu đố đảo chữ cái – liên quan đến hành động né tránh hoặc tiến gần. Những người này giải các chữ liên quan đến hành động né tránh nhanh hơn nếu những chữ này được đặt trên nền đỏ, và giải những từ liên quan đến hành động tiến gần lại nhanh hơn nếu chúng được đặt trên nền xanh – điều cho thấy có sự liên kết giữa màu sắc và hành động trong suy nghĩ của họ.

Nhóm nghiên cứu thậm chí còn phỏng đoán những ứng dụng thực tiễn của kết quả thử nghiệm. Ví dụ, họ tự hỏi rằng liệu các bức tường có nên được sơn những màu khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ cần làm hay không – ví dụ như sơn màu đỏ đối với phòng làm việc của một nhóm nghiên cứu các tác dụng phụ của một loại thuốc mới, hoặc sơn màu xanh đối với phòng sử dụng cho việc sáng tạo. Trên thực tế, điều này có thể khó thực hiện. Ví dụ như trong một văn phòng hoặc một lớp học, bạn sẽ muốn mọi người đôi lúc suy nghĩ sáng tạo và đôi lúc tập trung vào các chi tiết. Dù gì đi nữa, kết quả thử nghiệm này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Khi một nhóm nghiên cứu khác thử phương pháp đảo chữ đối với một nhóm tình nguyện viên lớn hơn vào năm 2014, tác động của màu sắc lại biến mất. Nghiên cứu ban đầu có sự tham gia của 69 người, trong khi trong nghiên cứu sau đó, với sự tham gia của 263 người, màu hình nền lại không tạo nên sự khác biệt nào.

Cũng nhóm nghiên cứu này đã đặt nghi vấn trước một trong những thí nghiệm mang tính lịch sử khác, được thực hiện bởi Oliver Genschow từ Đại học Basel ở Thuỵ Sỹ. Nhóm của Genschow đã đưa cho các tình nguyện viên một dĩa bánh quy và yêu cầu họ ăn một lượng bánh đủ lớn để giúp họ đưa ra đánh giá về mùi vị. Có một phần sáu số người tham gia thử nghiệm bị loại khỏi nghiên cứu vì họ đã chia sẻ bánh cho người khác, khiến kết quả đi chệch mục tiêu của nghiên cứu. Tuy nhiên màu đỏ một lần nữa được xem như là tín hiệu cảnh báo, vì những người được đưa bánh trên một dĩa màu đỏ lấy ít bánh hơn.

Mặc dù vậy, khi nhóm nghiên cứu từ Đại học Bang Appalachian lặp lại nghiên cứu này, những người được đưa bánh lại làm điều hoàn toàn ngược lại: những ai được đưa dĩa màu đỏ lại lấy nhiều bánh hơn.

Nhà tù màu hồng  

Rõ ràng là nghiên cứu về tác động của màu sắc khó hơn chúng ta tưởng, hoặc có lẽ là màu sắc không có những tác động mà chúng ta vẫn nghĩ. Tuy nhiên rõ ràng là chúng ta vẫn đủ tin vào điều này, đến nỗi một số nhà tù ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Đức, Ba Lan, Áo và Anh đã sơn phòng giam nhà tù bằng màu hồng. Tại Thuỵ Sỹ, 20% nhà tù và đồn cảnh sát có ít nhất một phòng giam được sơn hồng.

b2
Buồng giam của 1 nhà tù được sơn màu hồng (Ảnh từ Internet)

Vào năm 2014, nhóm nghiên cứu của Genschow đi vào một nhà tù được thắt chặt an ninh ở Thuỵ Sỹ. Các tù nhân đang bị biệt giam sau khi vi phạm quy định của nhà tù. Những tù nhân này sau đó được đưa vào các phòng giam màu hồng hoặc màu xám bất kỳ, và có nóc màu trắng. Các giám thị nhà tù được huấn luyện để sử dụng một thước đo độ hung hăng nhằm đánh giá hành động của tù nhân. Sau ba ngày, các tù nhân trở nên ít hung hăng hơn trước khi bị biệt giam. Màu sắc của các bức tường không tạo nên sự khác biệt nào.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng một nghiên cứu với quy mô lớn hơn có thể tạo sự khác biệt, tuy nhiên màu sắc chỉ tạo nên sự khác biệt đối với một số người, cho nên giới chức cần quyết định liệu điều đó có đáng để họ phải để bận tâm không. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng cho rằng một bức tường màu hồng có thể gây tác dụng ngược lại vì các tù nhân cảm thấy bị xúc phạm khi bị giam trong một căn phòng có màu nữ tính. Như vậy, dù màu sắc có thể có những tác động nhất định, nhưng những tác động đó cho đến nay vẫn khó hiển thị và đôi lúc không hề tồn tại.

Các nghiên cứu được thực hiện tốt hơn đang dần xuất hiện, nhưng có lẽ phải một thời gian nữa chúng ta mới hiểu được hết màu sắc ảnh hưởng tới mình như thế nào, chứ chưa nói đến chuyện hiểu được toàn bộ quy trình nó tác động đến chúng ta ra sao.

Ở thời điểm hiện tại, màu sắc nội thất có vẻ như chỉ là vấn đề về thẩm mỹ và cảm nhận cá nhân.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL