Nhân chứng phiên điều trần bang Arizona: Dân California và người tị nạn cũng có thể bỏ phiếu bầu
Ngày 30/11, dưới sự thúc đẩy từ nhiều đại diện của Thượng viện và Hạ viện Quốc hội Bang Arizona, một buổi điều trần điều tra gian lận bầu cử đã được tiến hành tại khách sạn Hyatt Regency, thành phố Phoenix cùng nhiều nhân chứng vạch trần hành vi gian lận.
Nhiều thượng nghị sĩ và đại diện của bang cũng tham gia. Trong phiên điều trần, không ít nhân chứng đã đưa ra lời khai về kết quả bầu cử. Họ tiết lộ rằng, các trạm giám sát phiếu bầu trong khu vực của tiểu bang đều do đảng Dân chủ kiểm soát, và chỉ có một đảng viên Cộng hòa có mặt. Còn có trường hợp, người dân bang California và người tị nạn lại nhận được phiếu bầu trong tiểu bang.
Trước cuộc họp, Thượng nghị sĩ Kelly Townsend – đại diện cho khu vực bầu cử thứ 16 của Quận Maricopa (thuộc bang Arizona) nói: “Hôm nay tôi tới đây, điều quan trọng nhất với tôi chính là sự thật. Tôi muốn tìm ra những sự việc thực sự đã xảy ra ở Arizona. Đây là điều quan trọng nhất”.
“Điều này khiến tôi nhớ tới lúc ngay từ khi đất nước của chúng ta mới thành lập, quốc phụ Washington của chúng ta đã nổi tiếng về sự trung thực”.
Bà nói rằng, Washington đã từng nói, sự thật cuối cùng sẽ chiến thắng. “Mà hôm nay chúng ta muốn sự thật được triển hiện ra giữa ban ngày, thì chúng ta cần phải biết sự thật, cảm ơn mọi người”.
Giuliani – luật sư riêng của TT Trump đã chỉ ra tại cuộc họp rằng: “Cho tới nay chúng tôi vẫn khó để lên tiếng, mà chúng tôi phải dùng sự thật để bác bỏ hành động của họ”.
Ellis – cố vấn pháp lý cấp cao của TT Trump nói, “đây là một thời khắc vô cùng trọng yếu. Hiện tại, hội đồng lập pháp tiểu bang có quyền đặc thù ngăn cuộc bầu cử này trở thành nạn nhân của gian lận”.
Trong phiên điều trần, một nhân chứng của đảng Cộng hòa từ quận Pima cho biết, cô phát hiện rằng chỉ có cô là đảng viên Cộng hòa bên trong trung tâm kiểm phiếu. Từ trước tới nay, cô chưa bao giờ thấy tình huống này. “Tôi thấy rất nhiều trường hợp bất hợp pháp tại nơi làm việc. Rất nhiều hành vi khiến tôi cảm thấy bất an”.
Anna Orth – một giám sát viên của Đảng Cộng hòa ở Quận Pima đã ký vào bản tuyên thệ, trước khi đến phiên điều trần để làm chứng nói, “Tôi là một giám sát viên tự nguyện và cũng là một cử tri. Đối với các vấn đề bầu cử, tôi bắt đầu chịu trách nhiệm phân phát các lá phiếu tạm thời vào ngày 16/10, và hoạt động như một nhân viên giám sát trong khu vực bầu cử vào ngày 3/11″.
Anna nói rằng, năm nay hoàn toàn khác so với trước đây. Nhiều tình huống trái pháp luật đã xảy ra, “khiến tôi bất an”. Quá trình phát phiếu cũng diễn ra hỗn loạn, khi người tị nạn và người dân bang California đến bỏ phiếu
Anna cho biết, “Tôi từng là người đảm nhiệm phân phát các lá phiếu tạm thời vào tháng 10, và có rất nhiều người nói với tôi rằng, họ không xin các lá phiếu gửi qua đường bưu điện, nhưng đã nhận được các lá phiếu gửi bằng hình thức này, thậm chí còn có ít nhất 40 người từ cùng một địa chỉ. Quá trình này rất lộn xộn”.
Trong quá trình làm việc của cô, có một thành viên đảng Dân chủ ở bang California, người này mặc áo thun vàng nói rằng anh ta sẽ đến Arizona để bỏ phiếu và biến bang này thành màu xanh lam. Anh ta còn nói rằng, anh ta có luật sư và nếu ai đó không cho họ bỏ phiếu, họ có thể sẽ khiếu nại. Anh ta cũng nói, mọi lá phiếu đều phải được kiểm đếm.
“Tình huống này khiến tôi phải thông báo cho văn phòng bầu cử rằng, khi nhận được từng lá phiếu của họ, cần xác minh địa chỉ để xem họ có phải là cử tri đủ tiêu chuẩn hay không. Nhưng nhân viên văn phòng chỉ hỏi họ tên và ngày sinh của họ, sau đó lần nào cũng nói rằng có thể để họ bỏ phiếu”, Anna nói.
Cô cho biết thêm, “nếu họ chuyển đến sống ở đây, họ cần phải có bằng chứng, nhưng họ không cung cấp cho tôi bằng chứng chính thức nào. Những người này là ngoại bang, họ chỉ có giấy chứng nhận ngoài tiểu bang và một số tài liệu có địa chỉ ở tiểu bang của họ, chứ không có bất kỳ giấy chứng nhận bầu cử nào. Tôi hỏi họ họ khi nào chuyển đến đây (theo yêu cầu của địa phương, cử tri phải chuyển đến khu vực bầu cử ít nhất 29 ngày mới được đi bầu cử), và nói với họ cần đăng ký bầu cử trước ngày 15/10, nhưng có người đến ngày 23 mới đăng ký”.
Mà đối với những người có địa chỉ gốc ở bang Michigan và Kentucky, thái độ của nhân viên văn phòng lại rất khác. Anna nói, “Tôi đã hỏi họ, các bạn có thông tin để đảm bảo rằng bạn là cư dân ở đây và liệu bạn có được chứng nhận hay không? Họ nói rằng họ là Đảng viên Cộng hòa, và cung cấp ID để lấy chứng nhận, sau đó tôi đã gọi cho văn phòng để chứng nhận, tuy nhiên văn phòng lại từ chối tất cả bọn họ”. Cô nói rằng những người của Đảng Cộng hòa này rõ ràng đã bị đối xử bất công.
“Còn rất nhiều người chuyển đến (bang Arizona) hai hoặc ba tuần trước và bỏ phiếu sau thời hạn chót. Cũng có không ít người vô gia cư không biết tiếng Anh nói rằng, họ sống trong các trại tị nạn và ai đó đã đăng ký cho họ. Sau đó, tôi đã gặp lại người vô gia cư mà tôi đã gặp tại điểm bỏ phiếu ở Tucson (một quận ở tiểu bang Arizona), tôi nhận ra anh ta và yêu cầu nói chuyện cùng, nhưng anh ta đã bỏ trốn. Anh ta ở một nơi cách thành phố của phòng bỏ phiếu 25 dặm (khoảng 40 km), vậy mà lại có quyền bầu cử. Họ (những người vô gia cư) sống ở các khu vực bầu cử khác nhau, tuy nhiên lại có thể bỏ phiếu (ở đây)”. Anna nói, những tình huống này rất khó hiểu.
Nhân chứng: Tôi là đảng viên Cộng hòa duy nhất tại điểm theo dõi bỏ phiếu
Anna cho biết: “Trước đó tôi đã được cấp chứng chỉ và đi giám sát nhân viên kiểm phiếu vào ngày 3/11. Tuy nhiên, một người đàn ông phụ trách kiểm phiếu nói với tôi rằng, tôi không được phép đứng gần nhân viên mà phải đứng ở khoảng cách xa. Vì vậy, toàn bộ 30-32 nhân viên tại trạm bỏ phiếu nhưng chỉ có tôi là người giám sát duy nhất, do đó tôi không có cách nào chú ý đến tất cả bọn họ cùng một lúc”.
Ngoài ra, trong thời gian trực lúc đó, một người giám sát khác còn đến nói chuyện với cô để làm mất đi sự chú ý của cô đối với những nhân viên kia.
Anna chỉ ra rằng, tại trạm kiểm phiếu, “tất cả các lá phiếu gửi qua đường bưu điện đều được bóc trong một phòng khác. Tôi không thể thấy quá trình họ tách các các lá phiếu ra khỏi phong bì. Có 14 – 17 bàn, thì mỗi bàn có hai nhân viên kiểm phiếu. Theo lý mà nói, mỗi bàn phải có một đảng viên Dân chủ và một đảng viên Cộng hòa, tuy nhiên mỗi bàn lại có hai đảng viên Dân chủ và không có một đảng viên Cộng hòa nào. Hơn nữa, những nhân viên này có thể dễ dàng liên tục rời khỏi tòa nhà kiểm phiếu, (điều này là không đúng luật)”.
Không những vậy, quá trình kiểm phiếu của những người này còn có nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó có việc gạch phiếu không đúng quy định.
Anna nói, “Họ không cho chúng tôi vào giám sát … không ít phiếu bầu cho Tổng thống Trump đã bị gạch, xóa đi, do đó chỉ có thể bỏ chúng trong một phòng khác”. “Nhìn thấy những vấn đề này, tôi rất lo lắng. Người đuổi tôi ra khỏi phòng nói rằng, tôi không thể nói chuyện với nhân viên kiểm phiếu, cũng không thể tiếp xúc với họ, mà chỉ có thể báo cáo với chủ quản. Tôi đã báo cáo sự việc này với chủ quản nhiều lần, nhưng lần nào cũng nhận được một câu trả lời duy nhất, những gì cô thấy không nói lên được vấn đề gì”.
Anna nói rằng: “Theo quy định, trung tâm kiểm phiếu cần phải có nhân viên của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, nhưng họ đều là người của đảng Dân chủ. Có lần tôi hỏi chủ quản tại sao không có nhân viên đảng Cộng hòa nào khác ở trạm kiểm phiếu? Chủ quản đã trả lời rằng, không vấn đề, nếu có đảng viên Cộng hòa, chúng tôi cũng hy vọng (làm việc) như vậy, nhưng tình hình hiện tại chính là như thế này”. Cô chỉ ra rằng, nếu phản ánh vấn đề cho chủ quản, thì người ấy cũng sẽ mơ hồ giải quyết vấn đề cho xong chuyện.
Anna cho biết, khi cô đi bỏ phiếu, cô thấy thị trưởng địa phương đã yêu cầu tất cả cảnh sát có trách nhiệm bảo vệ và theo dõi điểm bỏ phiếu rời đi. Chỉ còn lại một quan chức bầu cử và một cụ già 85 tuổi làm hỗ trợ.
Cô nói, “Tôi đã bỏ phiếu, nhưng tôi không biết liệu lá phiếu của mình có được bầu cho ứng cử viên mà tôi muốn bỏ phiếu hay không. Chỉ có một quan chức ở trạm bỏ phiếu, và một cụ già 85 tuổi ốm yếu thì làm sao có thể bảo vệ những phiếu bầu này?”
Việt Anh
Theo soundofhope.org