Người trung niên ở Hồng Kông: Trấn áp càng lớn phản kháng càng nhiều

12/11/19, 08:17 Trung Quốc
Cảnh sát Hồng Kông đánh đập và bắt giữ người biểu tình ở trên đường.
Cảnh sát Hồng Kông đánh đập và bắt giữ người biểu tình ở trên đường. (Ảnh: Getty Images)

Gần đây, phóng viên của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã phỏng vấn hai người bạn thời trung học của Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Lương Quân Ngạn về kinh nghiệm cá nhân và quan điểm của họ đối với phong trào phản đối dự luật dẫn độ. Cả hai đều cho rằng trấn áp càng lớn thì những người dân Hồng Kông được cảnh tỉnh sẽ ngày càng nhiều, cường độ phản kháng cũng sẽ chỉ lớn hơn.

Cảnh sát Hồng Kông đánh đập và bắt giữ người biểu tình ở trên đường.
Cảnh sát Hồng Kông đánh đập và bắt giữ người biểu tình ở trên đường. (Ảnh: Getty Images)

Cuộc bầu cử Quốc hội Đặc khu Hồng Kông có khả năng sẽ bị hủy bỏ?

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trong cuộc phỏng vấn với hai người bạn học của Lương Quân Ngạn, bao gồm ông L, tốt nghiệp trường St. Francis năm 1988 và ông K tốt nghiệp năm 2006. Cả hai đều tích cực tham gia vào phong trào phản đối dự luật dẫn độ và hết sức bất mãn về việc chính phủ Hồng Kông từ chối đáp lại yêu cầu của công chúng.

Khi nói về cuộc bầu cử hội đồng Đặc khu vào ngày 24/11, giới quan sát đều lo sợ rằng Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ trì hoãn hoặc hủy bỏ vì lí do an toàn. Ông K nói rằng, trong tình hình bầu cử sa sút của phe Kiến Chế hiện nay, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vào năm tới, nhưng nếu như khư khư cố chấp, trì hoãn bầu cử, chắc chắn sẽ phản tác dụng.

Ông K nói rằng: “Nếu nó nằm trong hệ thống pháp trị, ngay cả khi phương thức biểu đạt bằng tiếng nói một cách hòa bình cũng bị hủy bỏ, chính phủ đã phạm một sai lầm rất nghiêm trọng. Sai lầm này sẽ dẫn đến sự leo thang của toàn bộ sự kiện chính trị, những người chưa thức tỉnh cũng sẽ thức tỉnh”.

Người trung niên ở Hồng Kông: Trấn áp càng lớn phản kháng càng nhiều (ảnh 2)
Tổng thư ký của đảng dân chủ Demosistō Hoàng Chi Phong đã bị cấm tranh cử vào hội đồng địa phương, nguyên nhân được cho là chính phủ Hồng Kông đã chịu sức ép từ Bắc Kinh. (Ảnh: AP)

Ông L nói, hủy bỏ bầu cử sẽ kích động sự phẫn nộ của dân chúng, nhưng cá nhân ông không nghĩ rằng cuộc bầu cử lần này là một bước ngoặt, những người biểu tình sẽ nhìn xa hơn và hy vọng sẽ được nhìn thấy ngày mà 5 yêu cầu lớn được thực hiện.

Ông L nói: “Tác động của môi trường lớn cũng rất quan trọng. Ví dụ trong cuộc đấu sức Trung- Mỹ, làm sao để đặt Hồng Kông trong một vị trí thích hợp hơn để thực hiện tự do dân chủ. Mặc dù nhiều người tương đối bi quan về phong trào này, nhưng chúng tôi phải nắm chắc mọi cơ hội. Chúng tôi phải tập trung mọi lực lượng và tìm cơ hội để tiến xa hơn”.

Cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực bắt người

Nói tới việc gần đây một số người biểu tình đã phá hoại tàu điện ngầm Hồng Kông của “Đảng” và một số cửa hàng của Trung Quốc, hai người đều nói rằng, hành động của người biểu tình mang tính công kích, phá hoại công trình xã hội và cửa hàng thương mại chỉ là biểu tượng, còn vấn đề “quyền lực của cảnh sát không bị ràng buộc mới là mối lo ngại thực sự làm suy yếu luật pháp ở Hồng Kông”.

Ông K cho biết, từ khi phong trào bắt đầu cho đến nay, gần 3.000 người biểu tình đã bị bắt giữ, bọn họ cùng lắm chỉ là “phạm pháp”, bị bắt, đưa ra tòa và bị tòa án xét xử. Nhưng trái lại, cảnh sát lạm dụng bạo lực, lạm bắt người vô tội lại không có người nào bị truy tố trách nhiệm.

Cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực, bắt người vô tội vạ nhưng lại không bị truy tố trách nhiệm.
Cảnh sát Hồng Kông lạm dụng bạo lực, bắt người vô tội vạ nhưng lại không bị truy tố trách nhiệm. (Ảnh: Getty Images)

Ông nói: “Bây giờ chúng ta đang nhìn thấy đội cảnh sát Hồng Kông hơn 30.000 người, nhiều người lạm dụng quyền hành bắt người vô tội, thậm chí có nhiều video chứng minh bọn họ dùng vũ lực không thích hợp để đối phó với người biểu tình. Bọn họ là người chấp pháp nắm giữ công quyền, nhưng sau khi phạm pháp bọn họ lại nhận được sự bao che của chính phủ và không cần phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào, đây mới là điều đáng sợ nhất, đây mới thực sự là điều dẫn đến sự suy yếu luật pháp ở Hồng Kông”.

Ông L cũng nói rằng, những người bên ngoài không thể chỉ đơn thuần nhìn vào thiệt hại bề mặt, mọi người vẫn thường nghi ngờ cảnh sát cải trang thành người biểu tình để thực hiện các hành động phá hoại, từ đó hợp lý hóa các hành động đàn áp của chính phủ.

Ông L nói: “Thực ra người biểu tình không có phá hoại tàu điện ngầm, nguyên nhân chính là tàu điện ngầm đã phụ thuộc vào cảnh sát Hồng Kông, phải phối hợp với những hành động của bọn họ để chèn ép người dân. Cuộc điều tra gần nhất cho thấy, có rất nhiều thiết bị và máy móc của tàu điện thực ra không bị hư hại, chẳng qua là bọn họ phối hợp với lệnh cấm đi lại ban đêm để chèn ép phong trào phản đối dự luật dẫn độ”.

Học sinh tiểu học ở Hồng Kông bị ĐCSTQ giáo dục tẩy não nghiêm trọng

Khi được hỏi về việc Bắc Kinh có điều động quân đội đến giúp đỡ chính phủ Hồng Kông hay không, và người dân Hồng Kông nhìn nhận về vấn đề này như thế nào? Ông L nói: “Nếu như chính phủ Lâm Trịnh thật sự suy đồi tới mức này, tôi hy vọng bà ấy có thể giải tán đội cảnh sát trước, sau đó để quân đội Trung Quốc tiếp quản và kiểm soát quân sự, để cho xã hội quốc tế biết đến mức độ nghiêm trọng của vấn đề này”.

Nhưng ông L nói rằng, điều người dân Hồng Kông đang lo lắng nhất là về số phận của thế hệ tiếp theo, đặc biệt là thế hệ nhi đồng hiện nay. Bản thân ông cũng có con nhỏ, ông nói, ĐCSTQ đã thẩm thấu tới từng giai tầng ở Hồng Kông.

Người trung niên ở Hồng Kông: Trấn áp càng lớn phản kháng càng nhiều (ảnh 4)
Ông L nói: “Các con tôi vừa vào tiểu học. Một số trường tiểu học ở Hồng Kông đã bắt đầu tẩy não, cho những đứa nhỏ đóng vai nhân vật quân đội Trung Quốc, hát quốc ca, nghe rợn cả người!”. (Ảnh: Sina)

Ông tiết lộ: “Các con tôi vừa vào tiểu học. Một số trường tiểu học ở Hồng Kông đã bắt đầu tẩy não, cho những đứa nhỏ đóng vai nhân vật quân đội Trung Quốc, hát quốc ca, nghe rợn cả người! Lúc những đứa nhỏ hát quốc ca, dường như rất tập trung đến nội dung của ca khúc, nhưng ánh mắt thì trống rỗng. Nhìn thấy vai diễn không chút biểu cảm, người đứng xem liền biết rằng đó chỉ là màn trình diễn, là chế độ giáo dục của Hồng Kông mà ĐCSTQ sử dụng để tẩy não những đứa trẻ này”.

Ông K cũng chỉ ra những tác hại trong giáo dục tẩy não của ĐCSTQ, không chỉ trẻ nhỏ, mà còn đối với cả thế hệ lớn tuổi, đặc biệt là cha mẹ của ông lớn lên ở Trung Quốc Đại lục. Ông nói rằng, vì hồi nhỏ mẹ ông ảnh hưởng sâu đậm bởi tuyên truyền giáo dục của ĐCSTQ, ăn sâu bén rễ bên trong rồi, nên ông rất khó chia sẻ quan điểm của mình với mẹ về phong trào phản đối dự luật dẫn độ, bởi vì tư tưởng khác nhau hoàn toàn.

Ông nói: “Dường như cha mẹ tôi trưởng thành ở trong nước, nên tất cả tư tưởng giáo dục và kinh nghiệm của họ đều liên quan đến ĐCSTQ, nó mâu thuẫn rất lớn với trải nghiệm hiện tại của tôi. Chính vì sự mâu thuẫn này, tôi mới có thể nhìn thấy tư tưởng giáo dục ở Đại lục giả dối cỡ nào”.

Đối với kết quả của phong trào phản đối dự luật dẫn độ lần này, mặc dù ông K và ông L đều không nhìn ra con đường để thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn này. Nhưng hai người tin tưởng rằng, sự trấn áp càng lớn thì phản kháng sẽ càng nhiều, người dân Hồng Kông được cộng đồng quốc tế ủng hộ rộng rãi, tự do và dân chủ cuối cùng sẽ nở rộ trên mảnh đất Hồng Kông.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?