Người sống sót kể về “phép màu” xuất hiện trong thảm sát Holocaust
Trong khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết của những tù nhân trong Thế chiến II, sự trùng hợp kì lạ đã chỉ đường số phận trong suốt cuộc đời của họ. Sự trùng hợp ấy tiếp tục ngay cả sau khi cuộc thảm sát kinh khủng Holocaust kết thúc, một vài người bạn và người thân trong gia đình đã tìm lại được nhau.
Được cứu bởi một lời cầu nguyện – Thế nào là sự tình cờ?
Laizer Halberstam, một cậu bé Do Thái 5 tuổi ở làng Ba Lan, đã vi phạm luật bất thành văn là kết bạn với một cậu bé không phải người Do Thái. Halberstam dạy bạn mình một lời cầu nguyện của người Do Thái, và người bạn của cậu dạy lại cho cậu ta một lời cầu nguyện Kitô giáo. Khi Halberstam 15 tuổi, cậu phải chạy trốn Đức quốc xã dưới một bí danh của người Ki-tô. Một người lính cầm giấy tờ của cậu ta nói với cậu ta: “Chú mày nói chú mày là một Kitô hữu ngoan đạo? Vậy thì, sao không đọc một câu kinh nguyện Kitô giáo cho ta nghe, một câu mà tất cả các con chiên ngoan đạo cảm nhận bằng cả trái tim?”
Người lính đã chọn một lời cầu nguyện cho Halbertam để đọc, và may mắn đó là câu Halberstam biết. Cậu vẫn còn nhớ lời cầu nguyện ấy sau 10 năm, và nó đã cứu cậu.
Chuyện này trong một email gửi Epoch Times: “Chúng tôi có thể … đặt ra câu hỏi về lãi suất cơ bản. Có bao nhiêu bé trai Ba Lan đã trao cho nhau những lời cầu nguyện? Sau đó, có bao nhiêu người trẻ Ba Lan là người Do Thái chạy trốn Đức Quốc xã đã bị yêu cầu đọc một kinh nguyện Kitô giáo phổ biến?”
Một mạng sống được bạn cũ cứu vớt
David Paladin được đưa đến làm gián điệp nằm vùng trong phòng tuyến của Đức quốc xã. Ông là một người Mỹ bản địa, nên đã sử dụng ngôn ngữ người da đỏ làm mật ngữ truyền thông tin trinh sát, điều này giúp tin tức không bị lộ nếu đối phương lấy được. Paladin bị bắt.
Ông đã được đưa lên chuyến tàu đến một trại diệt chủng và bị xếp “chủng người hạ cấp”, theo quan điểm của Đức Quốc xã. Một người lính dí vào người ông bằng một khẩu súng trường. Khi Paladin quay lại, ông hết sức ngạc nhiên.
Nhiều năm trước đây, ông từng làm việc trên một con tàu buôn và kết bạn với một người đàn ông trẻ người Đức. Người lính này chính là người bạn cũ đó. Người lính đã chuyển ông vào trại tù binh chiến tranh thay vì trại diệt chủng.
Paladin kể cho nhà văn Caroline Myss nghe câu chuyện của mình vào năm 1985, rồi nhà văn truyền đạt lại cho Tiến sĩ Adele Ryan McDowell, người đã đăng câu chuyện lên trang Selfgrowth.com.
Lời hứa được hoàn thành một cách kì diệu
Mandelbaum kể về một cặp vợ chồng trẻ người Do Thái đưa gia đình hai bên gặp mặt trong buổi lễ đính hôn. Dù cha của cô dâu, chú rể gặp nhau lần đầu tiên, nhưng họ ôm chầm lấy nhau và khóc. Họ từng là những người bạn thân thiết thời niên thiếu nhưng đã bị chia rẽ trong cuộc đại thảm sát Holocaust.
Sau giây phút xúc động ngập tràn ấy, Mandelbaum viết: “Người này nhìn người kia, cười nói với nhau theo cái vẻ khá khó hiểu, ‘anh có nhớ lời thề kì quặc giữa chúng ta không, khi đó hai chúng ta đều mơ về tương lai’”.
Người bạn bảo rằng mình vẫn nhớ, rồi quay sang giải thích cho cặp vợ chồng trẻ: “Điều này thật sự quá khó lý giải, nhưng cha thề đó là sự thật. Khi hai cha còn trẻ và chơi với nhau, chúng ta đã hứa sẽ mãi mãi là bạn thân. Và để thắt chặt tình bạn này, chúng ta hứa hẹn rằng khi lớn lên, kết hôn rồi có con, con của cả hai sẽ lấy nhau. Dù có vẻ như hai ông bố đã quên lời hứa này, nhưng Thiên Chúa thì không. Vượt qua mọi khó khăn, hai con đã gặp và yêu nhau, giúp đoàn tụ hai người bạn thân, những người mà lẽ ra cả đời không bao giờ biết người kia có còn sống sót trong ngọn lửa Shoah [Holocaust]”.
Hoàng Sâm, dịch từ Epoch Times