Người đời sau nhìn nhận thế nào về Từ Hy Thái hậu của Trung Quốc
Trái ngược với người Trung Quốc, người Tây phương có cách nhìn nhận về Từ Hy Thái hậu khiến nhiều người ngạc nhiên.
Từ Hy thái hậu trong lòng nhiều người Trung Quốc chỉ là kẻ thống trị một mực cầu hòa, đã ký kết rất nhiều điều ước không công bằng, hưởng thụ quyền lực và vinh hoa vào cuối đời nhà Thanh, là kẻ thống trị đáng ghét nhất triều đại nhà Thanh.
Thật ra, đó chỉ là cách nhìn nhận của người Trung Quốc, Từ Hy thái hậu trong mắt của người nước ngoài nghiễm nhiên lại là người phụ nữ vĩ đại.
Một người Nhật Bản tên Tahara Teijirō đã viết trong tác phẩm “Từ Hy trong con mắt người Nhật Bản” rằng: “Nói đến Tây Thái hậu, vốn dĩ không cần phải thêm thắt điều gì nữa. Bà là hoàng thái hậu nhiếp chính của triều đại nhà Thanh, nữ chính trị gia từ xưa đến nay hiếm ai sánh kịp, về điểm này e rằng không ai không biết, không ai không hay”. Trên trang “báo mới tiếng Đức” của Thượng Hải từng đăng một bài viết dài có tiêu đề “Tây Thái hậu Trung Quốc”, ca ngợi Từ Hy là bậc nữ trung hào kiệt hiếm có xưa nay.
Từ Hy Thái hậu
Vào triều vua Quang Tự năm thứ 9 đến năm thứ 11, chiến tranh Trung-Pháp xảy ra. Khi Lý Hồng Chương liên tục đề xuất việc nghị hòa, Thái hậu nhất mực kiên quyết phản đối. Bà đã bổ nhiệm Phùng Tử Tài, Lý Bỉnh Hằng khai chiến với nước Pháp, và giành đại thắng vùng Lạng Sơn, chiến thắng ở Đài Loan. Có thể thấy Từ Hy không phải nhất mực muốn cầu hòa, mà chỉ muốn tìm ra biện pháp tốt nhất.
Đại đa số học giả đều nhận định rằng Từ Hy đã kéo dài mệnh số mười năm cho triều đại nhà Thanh. Athur Smith đánh giá Từ Hy trong “Trung Quốc biến động”: “Cửa ngõ Trung Quốc đối diện với thế lực thù địch, vậy mà trước giờ chưa từng bị tháo gỡ, điều này trong lịch sử bán độc tài của Trung Quốc có thể nói là hiếm có, nếu muốn tìm một nguyên nhân, tôi nghĩ chỉ có thể nói là bản thân người thống trị này có một loại phẩm chất và tài năng đặc biệt”. Một công sự nước Mỹ cũng từng nói: “Tây Thái hậu là một trong những đại quân chủ vĩ đại của thế giới, khiến một triều đại sắp diệt vong có thể kết giao với các cường quốc chính là nhờ vào sức của nữ kiệt này.”
Một việc làm sáng suốt khác của Từ Hy chính là cho phép hai dân tộc Mãn Hán kết hôn với nhau, ngăn cấm việc phụ nữ bó chân, tuy không được thực hiện một cách triệt để. Từ Hy từng hạ ý chỉ ( tuy chưa công bố chính thức): hết thảy quan dân Mãn Hán, cho phép hai bên kết hôn với nhau, không cần phải e dè. Còn về phụ nữ người Hán, thường hay bó chân, điều này vốn tồn tại đã lâu, gây nên tổn hại đến sự hài hòa của tạo hóa.
Từ những mặt này có thể nhìn thấy người đời đánh giá rất cao đối với Từ Hy, đem so với những gì chúng ta hôm nay nghe được về bà, quả thật có nhiều chỗ khác biệt. Thời thế tạo anh hùng, chỉ có điều là khói lửa cuối đời nhà Thanh đã nhấn chìm một mặt vĩ đại của Từ Hy.
Di ngôn lúc lâm chung của Thái hậu Từ Hy đã thay đổi lịch sử Đại Thanh
Còn về Từ Hy, rốt cuộc là “lão yêu bà”, hay là “thái hậu không tầm thường”; là hán gian bán nước chính hiệu, hay là Đấng cứu thế khiến cho vương triều Đại Thanh kéo dài hơi tàn được hơn 30 năm……..chính là nói, “con chim sắp chết, tiếng kêu cũng bi thương; con người sắp chết, lời nói cũng thiện lành”. Nhìn lại Từ Hy của ngày cuối cùng, hôm nay thật là có một cảm nhận khác trong tâm.
Ngày 15/11/1908. Lúc rạng sáng, Từ Hy giống như thường lệ thức dậy, tức gọi là “thỉnh giá”. Vào hôm trước đó, cũng chính là ngày 14, hoàng đế Quang Tự băng hà. Thái hậu cả ngày bận rộn với việc lo liệu hậu sự của vua Quang Tự, không nghỉ ngơi chút nào, đến đêm rất khuya bà mới đi nghỉ.
Từ Hy Thái hậu trên đồng tiền xu
Không biết tại sao, khí sắc của Từ Hy Thái hậu không những không hao tổn, mà trái lại càng lúc càng tốt hơn. Sau khi thức dậy, thời gian tắm gội chải đầu cũng đến. Ngoài cửa cung, các thái giám phụ trách hầu hạ từ sớm đã đứng chờ nhiều giờ. Bởi vì Từ Hy thái hậu đặc biệt coi trọng vẻ bề ngoài, vậy nên mỗi ngày dùng khá nhiều thời gian vào việc trang điểm.
Tắm gội chải đầu xong, một thái giám hô lớn: “Kéo rèm lên”. Thái giám chuyên lo chuyện này bèn vội vàng kéo rèm cửa lên. Cùng ngày lúc này, tất cả thái giám có mặt nghe tiếng đều quỳ xuống, cùng hô lên “Lão tổ tông cát tường”. Sau đó, bà dùng bữa sáng thịnh soạn.
Vào lúc 6 giời sáng, Từ Hy bắt đầu triệu kiến các quân cơ đại thần, cùng với Hoàng hậu, vợ vua Quang Tự là Diệp Hách Na Lạp Thị, cũng chính là Thái hậu Long Dụ sau này, Giám quốc Nhiếp chính Vương đàm luận hồi lâu, sau lấy danh nghĩa của tân Hoàng đế mà hạ chiếu thư, tôn Từ Hy Thái hậu là Thái Hoàng Thái hậu, lại tôn Hoàng hậu là Thái hậu.
Giờ ngọ giữa trưa, lúc đầu khi ăn cơm trưa, Từ Hy vẫn còn rất khỏe, nhưng đang ăn đang ăn, liền bắt đầu thấy hoa mắt chóng mặt, hơn nữa hiện trạng này kéo dài khá lâu. Con người trước khi chết, người trong cuộc rõ ràng hơn ai hết, hiểu rõ bản thân mình không còn ở nhân thế được bao lâu nữa, liền lập tức triệu tập hội nghị khẩn cấp, rồi giao phó Thái hậu lo những việc quan trọng, Giám quốc Nhiếp chính Vương là người đưa ra quyết định.
Đưa ra chỉ dụ xong, bệnh tình của Từ Hy càng thêm nguy kịch, liền lệnh cho quân cơ đại thần soạn thảo di chiếu. Quân cơ đại thần sau khi trình di chiếu lên Thái hậu, bà xem xong, sửa đổi vài chỗ, ví như “cần phải tiếp tục tuân thủ nguyên tắc chính trị” và “nhìn lại năm mươi năm trở lại đây” v.v……
Nói xong, bà lại nói với những người bên cạnh rằng: “Suốt đời ta đã nhiều lần buông rèm nghe chuyện chính sự, người không hiểu cho rằng ta là kẻ tham lam quyền lực, trên thực tế là thời thế bức ép không thể không đưa ra quyết định này”. Từ Hy lúc này đây vẫn giống như những ngày bình thường, đầu óc rõ ràng, thần trí tỉnh táo, người đứng bên cạnh thấy thật hòa nhã dễ gần.
Chẳng được bao lâu, bà liền bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê. Sau đó đột nhiên, mắt lại bắt đầu long lanh có thần, nhưng tình hình này chẳng thể kéo dài được bao lâu, có thể thấy đây chính là hồi quang phản chiếu.
Đối với việc bản thân mình nắm quyền vương triều Đại Thanh trong một khoảng thời gian rất lâu, vào giờ phút cuối đời, bà đã buông ra một câu: “Từ nay trở về sau, bất cứ người phụ nữ nào cũng đều không được can dự vào chuyện triều chính của quốc gia, cần phải duy hộ gia pháp của vương triều này cho tốt, nhất là nghiêm phòng những kẻ thái giám chuyên quyền! Những sự tình xảy ra vào cuối đời nhà Minh, nhất định cần phải lấy đó làm bài học cho mình!”
Vào lúc 5 giời chiều. Từ Hy thái hậu mở miệng, hướng mặt về hướng nam ra đi.
Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV