Nghiệp lực đời trước, bệnh tật đời này – Trọng đức tu tâm mới có thể trị tận gốc của bệnh
Lời người xưa căn dặn “Cần phải trọng đức, tích đức” vốn không phải là lời nói thiếu căn cứ. Một câu chuyện có thật đã minh chứng rằng, nếu biết xét lại hành vi của mình, chú trọng tu dưỡng tinh thần, trở nên nhân từ, khiêm tốn, vô tư.., thì bệnh tình sẽ chuyển biến tốt.
Vừa mới cất tiếng khóc khi chào đời, chúng ta không hề biết được điều gì sẽ chờ đợi chúng ta trong tương lai. Khi ở tại thế giới này, chúng ta nếm trải những niềm vui sướng, những nỗi thống khổ, để rồi tiếp đó, trong im lặng, vận mệnh mang chúng ta rời đi…
Cứ như vậy, sinh mệnh còn trong luân hồi chuyển thế, thì nghiệp tạo thành ở đời trước đời sau sẽ phải hoàn trả, kiếp trước làm việc thiện tích được đức thì kiếp sau được hưởng phúc báo. Nhất cử nhất động của chúng ta ở trong thế gian, hành thiện hay làm việc ác thì cũng không thoát khỏi tầm mắt của trời xanh.
Nếu như nói bệnh tật của kiếp này chính là nghiệp lực kiếp trước luân báo, và nếu trọng đức tu luyện tâm tính thì bệnh tật hoàn toàn có thể được giải trừ, liệu bạn có tin không?
Để mở rộng tầm mắt, chúng ta hãy tìm đọc lại cuốn sách Many Mansions của Giáo sư Gina Cerminara.
Edgar Cayce là một nhà thôi miên và tiên tri người Mỹ có “công năng đặc dị”, người có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nhân từ cách xa nhiều dặm. Cuốn sách Many Mansions được Giáo sư Gina Cerminara viết đã thuật lại phương pháp điều trị mà Edgar Cayce tiến hành sau khi “soi kiếp” cho bệnh nhân. Trong đó có câu chuyện Edgar Cayce trị bệnh cho một kỹ sư điện.
Câu chuyện như sau:
Có người thợ điện 34 tuổi, bị chứng bệnh đa xơ cứng (Multiple sclerosis) hành hạ, khiến mắt của anh bị mù mờ, không thể đọc viết, đi lại rất khó khăn, thường xuyên bị té ngã. Các bệnh viện đều chẩn đoán là bệnh tình của anh rất nghiêm trọng.
Trong lúc cuộc sống trở nên tuyệt vọng, người đàn ông này đã tìm đến Edgar Cayce để được trị liệu. Sau khi Edgar Cayce tiến hành “soi kiếp”, đã nói với anh ấy rằng, vì đời trước anh đã làm nhiều chuyện xấu, nên nghiệp lực sinh ra tạo thành bệnh của đời này.
Sau đó, người thợ điện này đã cầu xin Edgar Cayce giải thoát cho mình. Edgar Cayce nói anh phải vứt bỏ hết những oán hận căm ghét, vứt bỏ hết những tư tưởng xấu ở trong tâm của mình. Và sau đó Edgar Cayce đưa cho người thợ điện này một quy trình điều trị rất tỉ mỉ chi tiết.
Một năm sau, người thợ điện này liên lạc lại với Edgar Cayce. Trong thư gửi Cayce, anh nói rằng triệu chứng của ông đã được giảm nhẹ ngay lập tức sau khi anh theo chỉ dẫn điều trị. Tuy nhiên, sau khi anh bắt đầu tập trung vào Tây Y, vật lý trị liệu và bỏ qua việc tu dưỡng tinh thần thì căn bệnh lại xấu đi.
Cayce nói với anh rằng sức khỏe của anh đã cải thiện rất nhiều, nhưng anh cần làm tốt hơn nữa. Cayce nhấn mạnh rằng căn bệnh của anh là do nghiệp lực tạo thành. Liệu pháp vật lý chỉ có thể giúp giảm nhẹ một chút bệnh. Nhưng nếu anh vẫn ích kỷ và không thể tự kiểm điểm hành vi, vẫn căm phẫn bất bình và không thể giữ tâm từ thiện khi chịu thống khổ, vẫn không thể tự cải thiện nội tâm mình, thì anh không thể hồi phục. Chỉ bằng cách cải thiện lời nói và hành vi, tình trạng của anh mới có thể cải thiện.
Câu chuyện có thật này dường như là một lời nhắn nhủ với tất cả chúng ta. Trong nền văn hóa Á Đông thì từ xưa nay cổ nhân vẫn thường căn dặn: “Cần phải trọng đức, tích đức”. Từ câu chuyện trên thì có thể thấy rằng câu nói này là hoàn toàn có căn cứ và gốc rễ, chứ không đơn thuần chỉ là khuyên bảo con người trở thành người tốt.
Khi người thợ điện kiểm soát được hành vi của mình thuận theo đạo lý lương thiện, chú trọng đến việc tu dưỡng tinh thần, có được tấm lòng nhân từ, khiêm tốn nhã nhặn, tâm không vụ lợi… thì bệnh tình của anh ta sẽ chuyển biến trở nên rất tốt. Còn nếu chỉ chú trọng phương pháp điều trị bằng vật chất, coi nhẹ phương diện tu dưỡng tinh thần, thì hiệu quả là không đáng kể.
Trọng đức tu tâm là có thể tiêu nghiệp và khỏi bệnh. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy học cách tu dưỡng trong cuộc sống thường ngày, đừng để mỗi ngày trôi qua đánh cắp cả sức khỏe lẫn tâm hồn của chính mình.
Lê Hiếu, theo soundofhope.org