Nghẹn ngào tấm lòng bà mẹ ghẻ, con cứ ngỡ rằng chẳng có người như thế…

22/08/15, 12:25 Đọc & Suy ngẫm

“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Hai từ “dì ghẻ” lại trở thành nỗi ác cảm cho bất cứ ai khi gia đình ly tán. Tưởng chừng như chẳng thể có ngoại lệ, ấy thế mà lại có một dì ghẻ như thế…

1

Năm nó 8 tuổi, mẹ nó mất. Hai năm sau, bố nó dẫn một người phụ nữ về nhà. Bố ôm nó, hướng ánh mắt trìu mến về phía người phụ nữ, nhẹ nhàng nói:

Na à, kể từ bây giờ dì Hương sẽ thay mẹ chăm sóc con. Con phải ngoan và nghe lời dì nhé”.

Nó vùng vằng, chạy ra khỏi vòng tay bố, chỉ tay thẳng về phía người phụ nữ, gào lên “Đi đi, cút đi, cút ngay đi…” Bố giận dữ, đưa tay định đánh nó, may mà dì kịp ngăn lại.

Đừng anh,cháu nó còn nhỏ chưa hiểu chuyện.

Năm nó 10 tuổi, dì lấy bố nó.

Bỏ ngoài tai những lời rèm pha, đồn đại của người đời. Dì chính thức trở thành vợ hai của người đàn ông đã qua một đời vợ và trở thành mẹ kế của nó – một cô bé 10 tuổi.

Ngày đám cưới của bố và dì, nó bỏ về nhà ông bà ngoại. Nó nhớ mẹ, sao mẹ nỡ bỏ nó mà đi như vậy. Giờ đến bố cũng không thương nó nữa. Càng nghĩ, nó càng trách bố. Mẹ mới mất có 2 năm mà bố đã yêu người phụ nữ khác, rồi còn lấy cô ta về thay thế vị trí của mẹ nó. Trách bố bao nhiêu, nó lại ghét vợ mới của bố bấy nhiêu. Định cướp bố của nó à ? Định trở thành mẹ của nó à? Không, không đời nào nó phép điều đó trở thành hiện thực.

Từ ngày dì về ở với bố con nó, dù dì có cố gắng thế nào, quan tâm, chăm sóc ân cần ra sao thì nó vẫn luôn xa cách, lạnh nhạt với dì. Nó chưa bao giờ gọi dì một tiếng “dì” chứ đừng nói là gọi “mẹ”. Khi nào có việc cần lắm, bắt buộc phải trao đổi thì nó chỉ nói trống không. Còn thì nó cứ lầm lì, tỏ thái độ bất cần, dù dì có tỏ ra thiện chí như thế nào chăng nữa. Trong ngôi nhà nhỏ, dường như rất hiếm khi có tiếng cười đùa, nói chuyện giữa người phụ nữ và cô gái nhỏ.

Biết nó thích ăn thịt kho tàu, dì cặm cụi ngồi nấu nướng. Đến bữa cơm, nó không thèm đụng đến món thịt, dù chỉ là một miếng, dì gắp cho nó thì nó lại vùng vằng, hất đổ chén cơm rồi chạy về phòng đóng cửa ở lì trong đó.

Dì mua quần áo mới cho nó. Nó nhất quyết không mặc. “Bà ta giả vờ tốt đẹp để lấy lòng bố mình đây mà”. Nó thầm nghĩ thế rồi dửng dưng với sự quan tâm của dì.

Thỉnh thoảng, qua nhà ông bà ngoại, nó lại kiếm chuyện kể xấu về dì. Nó bảo dì hay mắng nó, dì còn đánh nó nữa. Ông bà ngoại xót cháu, đến thẳng nhà nó mắng dì là đồ đàn bà ác nghiệt, đồ mẹ ghẻ xấu xa …. Dì bị oan nhưng vẫn nhẫn nhịn nghe chửi, không một câu thanh minh. Ông bà ngoại về rồi, lúc đi ngang phòng dì, thấy dì đang khóc, nó mỉm cười, đắc ý “đáng đời”.

Năm nó 12 tuổi, dì sinh em Sóc, nó biết tin nhưng chả thèm vào viện thăm dì, thăm em. Ghét dì, nó ghét lây sang em bé. Thế là tình cảm của bố dành cho nó lại bị san sẻ bớt đi một tí. Nó hậm hực, nó tức tối, nó mặt nặng mày nhẹ với dì. Bố đi làm xa, không về được. Ông bà nội cũng già nên chỉ tạt qua tạt lại một lúc thôi, không giúp dì chăm em bé nhiều được. Dì đẻ mổ nên cũng yếu. Nó biết hết. Nhưng nó kệ. Đi học về là nó ở lì trong phòng, dì có gọi nó cũng không thưa, dì có nhờ nó cũng không giúp.

Có một lần, nó đang ở trong phòng thì nghe tiếng em bé khóc, chắc dì đi chợ chưa về. Nó chạy sang xem thử, rồi nó rón rén bé em lên, rồi lóng ngóng dỗ dành. Bé Sóc từ từ nín, thôi không khóc nữa, rồi đột nhiên ngoác miệng cười với nó. Ô kìa, cái má lúm đồng tiền sâu hoắm kìa, sao mà giống nó thế. Nó thích thú với phát hiện của mình, rồi cứ ôm em ngắm lấy ngắm để. Lâu rồi nó mới lại cười, một nụ cười trong trẻo đúng nghĩa.

Năm nó 15 tuổi, trong một lần cãi lại bố, nó bị bố đuổi ra khỏi nhà. “Ừ, đi thì đi, sợ gì”, nó nghĩ thế rồi hùng hổ xách túi quần áo ra khỏi nhà. Dì chạy theo kéo nó lại, nhưng nó dứt tay dì ra, chạy biến đi. Những ngày sau đó, dì liên tục nhắn tin gọi nó về. Nó kệ. Hôm thì nó ở nhà bạn, hôm thì ở nhà ông bà, hôm lại sang nhà cô chú. Dù nó ở đâu thì dì cũng tìm ra và đến khuyên nó về nhà. Nó bướng bỉnh không nghe lời. Mãi đến khi bố tìm đến tận nơi nó “ẩn náu” ngọt nhạt, dỗ dành thì nó mới chịu về nhà với bố. Nghe đâu, dì đã vì nó mà tranh cãi nảy lửa với bố, kiên quyết bắt bố phải đi đón nó về.

Năm nó thi đại học. Bố bắt nó phải thi kinh tế, nhưng nó thích vẽ và quyết định thi vào trường kiến trúc. Bố không đồng ý, nên ngày nó nhận thông báo nhập học bố cũng quyết không chu cấp tiền cho nó lên thành phố trọ học. Nó kệ. Nó không cần. Lên thành phố, nó tự đi kiếm việc làm, tự tìm chỗ ở, tự ăn, tự học. Hàng tháng nó đều nhận được một khoản tiền từ dưới quê gửi lên. Tuy không nhiều, nhưng cũng giúp nó xoay xở được nhiều khoản. Người ta bảo đấy là tiền ông bà nội gửi cho nó. Nó tin là thật nên nhận số tiền đó mà chẳng mảy may băn khoăn rằng ông bà già như thế thì kiếm đâu ra tiền mà tháng nào cũng gửi cho nó. Nó có biết đâu rằng đó là khoản tiền hàng tháng dì phải nhận việc về nhà làm thêm, tiết kiệm, thu vén để gửi cho nó, dì sợ nó biết là tiền dì gửi thì sẽ không nhận nên dì bảo người ta nhắn với nó là tiền của ông bà nội cho nó.

Thấm thoắt 4 năm đai học trôi qua..

Ngày nó nhận bằng tốt nghiệp. Cả hội trường ngập tràn sắc thắm của màu áo cử nhân. Lúc nó lên bục nhận bằng, nhìn xuống phía dưới, nó chợt thấy có một người phụ nữ đang nhìn nó trìu mến. Là dì. Nó thấy nhưng nó vội đưa ánh nhìn sang hướng khác. Chỉ một khoảng khắc diễn ra chóng vánh,nhưng có một cảm giác gì đó kịp trào dâng trong lòng nó, rất lạ.

Chiều qua, nó vừa đi làm về thì nhận được điện thoại của bố:

“Dì đang nằm viện. Dì ốm nặng lắm. Con về ngay…”

Nó chỉ nghe được đến đó, còn đoạn sau, bố nói gì nữa thì nó cũng không nghe rõ. Tự dưng nó nhớ lại hình ảnh dì đội mưa đón nó về nhà, nhớ cả bát cháo dì nấu mà nó thẳng tay hất bỏ, nó nhớ cả giọng dì nhẹ nhàng “con ghét dì cũng được, nhưng con không được ghét bố”.

Nó nhớ cả ánh mắt trìu mến và nụ cười mãn nguyện của dì hôm nó tốt nghiệp. Nó chợt nhận ra một điều, rằng bao lâu nay dì vẫn quan tâm nó một cách âm thầm và nhẫn nại. Dì tuy không phải là người sinh ra nó, nhưng dì là người đã yêu thương và chăm sóc cho nó bằng trái tim của một người mẹ. Tự dưng khóe mắt nó cay cay, hai dòng nước mắt nóng hổi lăn dài trên má. Nó nghẹn ngào thốt lên 2 tiếng:

“Mẹ ơi!”

Theo Quà Tặng Cuộc Sống

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng