Nghệ thuật cổ điển là vẻ đẹp của hiện thực

Vẻ đẹp tự nhiên cao quý của hội họa cổ điển phương Tây đã được các nghệ sĩ thời kỳ Phục Hưng hồi sinh qua các bức vẽ sinh động và thổi vào đó những giá trị thiện mỹ chân chính. 

Phần trên của tác phẩm “Lễ Biến Hình” củRaphael. (Ảnh: từ Wikipedia)

Trường phái hiện thực trong hội hoạ có một lịch sử lâu dài và nổi tiếng bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ. Cũng giống như nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại luôn cố gắng miêu tả sự vật một cách hoàn hảo, các nghệ sĩ thời Phục Hưng đã hồi sinh nghệ thuật cổ điển bằng cách vẽ vẻ đẹp thực của sự vật.

Chủ nghĩa cổ điển nhấn mạnh tỷ lệ hài hoà, cấu trúc giản đơn và tính bất đối xứng. Kết quả là khắc họa được vẻ đẹp tự nhiên mà vẫn cao quý, tôn nghiêm và bình hòa. Nghệ thuật cổ điển không chỉ chú trọng tả thực các chủ thể tự nhiên, mà còn thể hiện sự hoàn hảo và miêu tả sinh động các giá trị cao quý.

Với những hoạ sĩ thuộc trường phái cổ điển, sự hoàn hảo thể hiện ở sự tĩnh lặng, giới hạn và tao nhã. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc cổ đại và những món đồ tạo tác lúc bấy giờ, các nghệ sĩ Phục Hưng tìm cách mô tả cả vẻ đẹp lý tưởng lẫn chủ nghĩa hiện thực. Họ đã kết hợp những hiểu biết này vào công việc và tạo nên những kiệt tác nghệ thuật, đồng thời thiết lập nên các tiêu chuẩn cho các thế hệ hoạ sĩ về sau hướng tới.

“Chúa Jesus trên cột nhục hình” của Antonello da Messina. (Ảnh: Rodney via flickr CC BY 2.0 )

Các hoạ sĩ Ý trong thời kỳ Phục Hưng đã thiết lập một tiêu chuẩn cao cho các nghệ sĩ khắp châu Âu, những người đã đến Ý để nghiên cứu về các khám phá khảo cổ học, cũng như các kỹ thuật và kiến thức mới. Điều này dẫn đến sự ra đời của các học viện nghệ thuật, nơi nuôi dưỡng những nghệ sĩ cũng như truyền thụ kỹ thuật và kiến thức về nghệ thuật.

Chịu ảnh hưởng của trường phái hội hoạ Flemish, Antonello da Messina, tên thật Antonello di Giovanni di Antonio (khoảng 1430 – 1479) là hoạ sĩ đầu tiên giới thiệu kỹ thuật sơn dầu ở Venice. Sự phổ biến của kỹ thuật này đã lan rộng khắp nước Ý sau đó.

Giờ đây, với sự cải tiến trong phương pháp vẽ sơn dầu, các hoạ sĩ Ý vốn nổi tiếng với kỹ thuật vẽ mang đậm tính hiện thực có thể làm nên những bước tiến lớn hơn giúp tác phẩm của mình trở nên hoàn hảo. Dầu sơn mới cũng mô phỏng kỹ thuật mới. Các hoạ sĩ thành Venice thông thường sẽ đặt một lớp sơn lót để làm nền cho bức vẽ rồi sau đó vẽ bản mẫu theo kiểu vẽ tranh tường.

 

Bức tranh “Đức Mẹ Đồng Trinh” của Raphael Sanzio. (Ảnh: Sharon Mollerus via flickr CC BY 2.0)

Trong bức “Trường học Athens”, hoạ sĩ tranh tường Raphael Sanzio đã lĩnh hội được nhiều điều từ những bậc thầy đi trước. Sau đó, trong bức Đức Mẹ Đồng Trinh, Raphael đã khiến chân dung của Đức Mẹ Mary trở nên thuần khiết và đẹp đẽ hơn. Quần áo cùng các phục sức kèm theo của Đức Mẹ trông rất sống động và tinh tế. Trong bức Lễ Biến Hình được ông vẽ những năm cuối đời, Raphael đã khéo léo gắn kết hai hình ảnh khác nhau trong cùng một bức tranh. Mỗi hình vẽ lại phản hồi hình còn lại. Những nét mặt sinh động cùng ngôn ngữ hình thể của các nhân vật chạm vào mắt người xem. Với tác phẩm này, Raphael đã nâng tầm sơn dầu Phục Hưng lên một cấp độ khác.

Lễ Biến Hình” của Raphael. (Ảnh: từ Wikipedia)

Những thương nhân giàu có đã đặt các hoạ sĩ Phục Hưng vẽ nhiều bức bích hoạ. Các khung ảnh lớn thay thế cho bảng vẽ, tạo ra những bức sơn dầu với tỷ lệ lớn. Xu hướng tranh sơn dầu này đã trở nên phổ biến rộng khắp châu Âu, và sơn dầu đã trở thành phương pháp vượt trội vì sự tiện dụng và khả năng biểu đạt rộng rãi của nó.

Hoạ sĩ chính thức của Napoleon, Jacques-Louis David, người có niềm yêu thích các chủ đề thần thoại cũng như các sự kiện đương đại luôn tán thành phương pháp cổ điển.

“Cái chết của Socrates” của Jacques-Louis David. (Ảnh: từ Wikipedia)

Nghệ thuật hàn lâm

Năm 1562, Giorgio Vasari thành lập học viện nghệ thuật đầu tiên trên thế giới “Academia del’ Arte del Disegno” ở thành phố Florence, Italia –. Tại đây các học viên được học về kỹ thuật vẽ tranh cùng giải phẫu học và hình học. Một thập kỷ sau đó, thủ đô Roma thành lập trường Academia di San Luca, đặt trọng tâm hơn vào nghệ thuật và giáo dục.

Năm 1648, Vua Louis XIV cũng thành lập Académie royale de peinture et de sculpture (Học viện Hội hoạ và Điêu khắc Hoàng gia) dựa trên mô hình của thành Rome. Học viện của người Pháp dạy nghệ thuật vẽ tranh cần khơi được lý tính [của người xem] và trí tuệ phải vượt lên trên cảm xúc. Học viên được học cách miêu tả chính xác vật thể. Và chương trình đào tạo căn bản bao gồm phối cảnh, tỷ lệ cơ thể người, hình học phối hợp và sự tương phản của màu sắc.

Ở các học viện khác như Học viện Hoàng gia Anh cũng đi theo mô hình này. Đó là những ngôi trường đầy đủ khả năng tạo ra sự phát triển liên tục và hệ thống cho nghệ thuật, đưa nghệ thuật cổ điển của Tây phương lên đến tầm đỉnh cao trong lịch sử nhân loại.

“Achilles và các con gái của Lycomede” của Nicolas Poussin. (Ảnh: từ useum.org)

Theo Nicolas Poussin: “Một bức tranh phải hàm chứa tối đa những ý nghĩa về đức hạnh, đó là biểu hiện của một công trình có trí tuệ”. Poussin là một hoạ sĩ người Pháp thế kỷ 17, sáng lập trường phải nghệ thuật cổ điển Pháp. Câu nói trên của ông đã cho thấy xương sống của đào tạo nghệ thuật hàn lâm, hình thức này không chỉ đơn thuần là sử dụng bút vẽ để tái tạo hiện thực của xã hội lên mặt phẳng, trường phái nghệ thuật này còn đại diện cho sứ mệnh mang đến những hình mẫu tích cực cho xã hội thông qua hội họa.

Đến giữa thế kỷ 18, việc khám phá thành cổ Pompeii, “hàng xóm” là thành cổ Herculaneum đã tạo thêm nhiều cảm hứng mới cho nghệ thuật cổ điển. Những đồ tạo tác, các họa phẩm và những dinh thự cho phép người ta có thể nghiên cứu trực tiếp nghệ thuật Hy – La cổ đại.

Vào những năm đầu thế kỷ 19, vua Napoleon, Pháp đã hoàn toàn đi theo trường phái nghệ thuật Tân cổ điển. Ngưỡng mộ vẻ đẹp hoàn hảo và lý tưởng thiêng liêng được mô tả trong nghệ thuật cổ điển, Napoleon đã lãnh đạo nhiều học giả tích cực nghiên cứu cũng như sưu tầm những kiệt tác cổ đại. Không chỉ đơn thuần mô phỏng nghệ thuật Hy Lạp và La Mã, trường phái Tân cổ điển còn làm hồi sinh vẻ đẹp chân thực, hướng đến các giá trị đạo đức và tâm linh của nghệ thuật cổ đại.

“Lễ đăng cơ của Napoleon” của Jacques-Louis David. (Ảnh: margaridasantoslopes.com)

Hoạ sĩ của Napoleon là Jacques-Louis David rất ưa thích các chủ đề thần thoại, cũng như các sự kiện đương đại và ông luôn tán đồng trường phái tranh cổ điển. Jacques-Louis David đã giới thiệu những chủ đề về đạo đức cao thượng của trường phái tranh này trong một vở nhạc kịch. Ông nhấn mạnh vào cách diễn đạt logic tuyến tính và ý tưởng này đã rất được ủng hộ, sự kết hợp hoàn hảo không để vướng mắc bất kỳ lỗi nào trong các tác phẩm của ông được lấy cảm hứng từ những họa phẩm thời Phục Hưng.

Hồng Liên, theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới