Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 23: Giáo dục tốt – nền tảng quan trọng của tự do

10/02/21, 18:02 Tri thức

Nguyên tắc lập quốc 23 của Hoa Kỳ, được gọi là tự do đến từ giáo dục toàn dân. Những người cha lập quốc tin rằng, chỉ khi một nền giáo dục tốt được phổ cập rộng rãi thì mới có thể có một xã hội tự do và duy trì một nền cộng hòa.

Giáo dục Mỹ
Chỉ khi một nền giáo dục tốt được phổ cập rộng rãi thì mới có thể có một xã hội tự do và duy trì một nền cộng hòa. (Ảnh qua Twitter)

Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây

Trước Cách mạng Mỹ, những người nhập cư sớm nhất ở New England là những người theo tôn giáo. Bắt đầu từ con tàu Mayflower, họ đến New England để lập nghiệp. 

Vào thời điểm đó, các nhà quản lý thuộc địa quy định rằng mỗi khu dân cư gồm 50 gia đình phải thành lập một trường ngữ pháp, tức là một trường tiểu học; mỗi khu dân cư 100 gia đình phải thành lập một trường trung học cơ sở; nếu trường ngữ pháp không có hiệu trưởng, thì khu dân cư đó sẽ phải bị phạt, phải trả tiền phạt.

Có thể thấy, nước Mỹ đã rất coi trọng giáo dục từ thời New England. Sau này, khi hiến pháp Mỹ được ban hành, các vị cha lập quốc cho rằng nếu một dân tộc không hiểu tự do là gì, thì làm sao bảo vệ được tự do? 

Do đó, cả nước Mỹ đều phải tiến hành giáo dục toàn dân, mặc dù thời đó Hoa Kỳ là một nước nông nghiệp, nhưng giáo dục toàn dân được phổ cập rộng rãi. Khi đó, hệ thống giáo dục của New England đã được các tổ phụ triển khai, mở rộng đến tất cả các tiểu bang của Hoa Kỳ.

Tất nhiên, nền giáo dục của Mỹ thời đó không phải là “thẳng bước” tiến đến đại học, dù đã lúc đó đã có Đại học Harvard, nhưng để trở thành một trường đại học nổi tiếng thế giới mà mọi người đều khao khát, vẫn còn là một khoảng cách “xa vời”. Giáo dục thời đó của Hoa Kỳ chủ yếu là một nền giáo dục cơ bản. Thông qua giáo dục cơ bản, con người học những điều cơ bản, cộng với học cách tự học.

Các quốc phụ sơ khai của Hoa Kỳ, nhiều người là nông dân, nhưng họ rất thông minh và có kỹ năng viết lách rất tốt. Tại sao? Là vì ​​thời đó ai ai cũng tự học, dù là nông dân hay công nhân, mọi người đều chăm chỉ đọc sách và đều nắm rõ hiến pháp. Học sinh học ở trường lúc đó học gì? Học bốn điều: 

• Cơ đốc giáo

• Lịch sử Hoa Kỳ

• Hiến pháp Hoa Kỳ 

• Và học đạo đức

cầu nguyện
Trước đây, cầu nguyện là một phần của tiết học, nhưng nay đã thay đổi. (Ảnh qua Twitter)

Câu chuyện về những người khai hoang của Hoa Kỳ

Trước đây, chúng ta đều biết về chuyến đi của luật gia người Pháp Tocqueville đến Hoa Kỳ, ông cũng là một phóng viên rất có tài văn chương. Năm 1831, khi ông đến thăm Hoa Kỳ, ông đã hoàn toàn choáng ngợp khi đứng trước nước Mỹ. 

Ông mô tả trong cuốn sách của mình vào thời điểm đó rằng, Hoa Kỳ có rất nhiều người đi khai hoang, hăng hái tham gia vào phong trào khai khẩn đất đai ở phía Tây, khi họ đến một khu rừng hoang vu, họ chặt một vài cây và rất nhanh đã có thể xây một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ. 

Họ sống trong những ngôi nhà gỗ ấy, sau đó cải tạo đất xung quanh thành đất nông nghiệp. Nơi hồng hoang, điều kiện khó khăn thiếu thốn, nhưng khi bạn tiếp xúc với những người này, bạn sẽ thấy rằng những người này “ăn vận gọn gàng, nói năng lịch sự, thông hiểu lịch sử, nhìn xa trông rộng và có niềm tin. Họ có thể tranh luận với bạn về bất cứ điều gì đã xảy ra vào thời điểm đó, trình độ văn minh của họ thật đáng kinh ngạc”.

Tocqueville ghi lại rằng, những người khai hoang của Hoa Kỳ này ngoài những công cụ như một chiếc rìu, khi họ đi ra ngoài thường mang theo một cuốn Kinh thánh và một tờ báo cũ. Ông nói, những ý tưởng mới nảy sinh ở vùng sa mạc, và những mảnh đất hoang vu này, có tốc độ lan truyền thật đáng kinh ngạc. 

Mặc dù họ có vẻ nghèo và không có gì trong tay, điều kiện khan hiếm, nhưng ông nói, “kiến thức và trí tuệ được bộc lộ ở những vùng đất hoang vắng này ở Hoa Kỳ, đã vượt qua những khu vực đô thị thịnh vượng, và có học thức nhất của chúng tôi ở Pháp”.

Vào thời điểm đó, có 24 triệu người ở Pháp, nhưng chỉ có 500.000 người biết chữ, biết viết và biết đọc. Nhiều nông dân Pháp mù chữ, chỉ có quý tộc mới biết viết. Còn khi đó, hầu như tất cả mọi người ở Hoa Kỳ đều có thể đọc và viết. Sự khác biệt này quả là đáng ngạc nhiên.

Sau năm 1843, tức 60-70 năm kể từ khi Hiến pháp có hiệu lực, ở Hoa Kỳ có nhiều người sử dụng tiếng Anh đúng cách hơn so với chính người Anh ở Vương quốc Anh. Đối với người Mỹ, tiếng Anh mà họ sử dụng được truyền lại từ Vương quốc Anh, nhưng khả năng thông thạo tiếng Anh của họ tốt hơn Vương quốc Anh, điều này chính là “quả ngọt”, do nền giáo dục toàn dân của Hoa Kỳ mang lại. 

Nông dân Hoa Kỳ
Nông dân Hoa Kỳ thời ấy ăn vận gọn gàng, chữ nghĩa lưu loát, rất văn minh. (Ảnh qua Pinterest)

Sự đóng góp của tôn giáo đối với nền giáo dục Hoa Kỳ

Các bài giảng trong nhà thờ lúc bấy giờ, đều phản ánh cách diễn đạt tuyệt vời của ngôn ngữ Mỹ. Ở đây còn có một yếu tố rất quan trọng, đó là mọi người đều đọc “Kinh thánh”. “Kinh thánh” dạy bạn đức tin, đạo đức, trách nhiệm, phẩm giá và sự bình đẳng, đồng thời dạy bạn tiếng Anh, cách diễn đạt và cách viết. 

Ví dụ sau này Tổng thống Lincoln viết bài diễn văn Gettysburg, được lưu truyền thiên cổ, ngôn ngữ xuất sắc,… nhưng tổng thống Lincoln thậm chí còn chưa học đại học.

Tất cả những điều này cho thấy, học vấn của công dân Mỹ thời bấy giờ đã đạt đến một trình độ nhất định, đó là nhờ Hoa Kỳ thực hiện giáo dục toàn dân, trang bị kiến thức cho tất cả mọi người.

Ngày nay, Kinh thánh không thể được đọc trong các trường học ở Mỹ, lý do là vì “chính trị và tôn giáo phải được tách biệt”. Đây cũng là một hiện tượng, mà nước Mỹ ngày nay đã đi lệch khỏi tôn chỉ và truyền thống giáo dục của ông cha. Theo quan điểm của ông Skousen, đây là một sai lầm lớn, bởi vì Kinh thánh dạy đạo đức, mang lại niềm tin và cũng mang lại kiến ​​thức, đó là một cuốn sách khai sáng.

Nền giáo dục Mỹ ngày nay tất nhiên đã rất hoàn thiện, bắt đầu từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,… cái gì cũng có. Tuy nhiên, trong các trường công lập của Mỹ, không còn dạy về tín ngưỡng và tự do, cũng không dạy về truyền thống của Hoa Kỳ. Bề ngoài là một nền giáo dục hoàn chỉnh, nhưng thực sự là khuyết thiếu.

Trong tương lai, hy vọng rằng tín ngưỡng, truyền thống và các nguyên tắc lập quốc Hoa Kỳ một lần nữa có thể trở thành một phần của nền giáo dục toàn dân Hoa Kỳ, trở thành nền tảng cho sự bảo vệ lâu dài của tự do.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm