Mỹ trừng phạt hàng loạt công ty Trung Quốc liên quan đến công nghệ AI và nhận diện khuôn mặt
Bộ Thương mại Mỹ mới đây cho biết đã bổ sung hàng loạt công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt, vì giúp đỡ chính phủ Bắc Kinh tiến hành hoạt động gián điệp hoặc liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ.
Reuters dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 22/5 cho biết, 33 công ty và thực thể Trung Quốc bị trừng phạt “có liên quan tới hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền, giam giữ tùy tiện quy mô lớn, lao động cưỡng ép và giám sát công nghệ cao nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ”.
Cụ thể, 7 tập đoàn bị trừng phạt do hỗ trợ Bắc Kinh tiến hành “giám sát công nghệ cao” của Bắc Kinh tại Tân Cương. Trong khi đó, 24 tập đoàn, tổ chức chính phủ và tổ chức kinh tế khác bị trừng phạt do hỗ trợ việc mua sắm các thiết bị được quân đội Trung Quốc sử dụng.
Trong đó có NetPosa, một trong những công ty AI nổi tiếng nhất của Trung Quốc, có công ty con chuyên về lĩnh vực nhận dạng khuôn mặt liên quan đến việc giám sát người Hồi giáo.
Qihoo360, công ty chuyên về an ninh mạng, và đã bị hủy niêm yết khỏi Nasdaq vào năm 2015, cáo buộc tin tặc của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tấn công mạng ngành hàng không cùng những mục tiêu khác ở Trung Quốc trong suốt 11 năm qua.
CloudMinds được Tập đoàn Softbank tài trợ cũng đã được thêm vào danh sách. Công ty này vận hành một dịch vụ dựa trên công nghệ đám mây để vận hành các robot như Pepper, một phiên bản robot hình người có khả năng giao tiếp đơn giản. Năm 2019, CloudMinds đã bị dừng chuyển giao công nghệ hoặc thông tin kỹ thuật từ Mỹ sang văn phòng tại Bắc Kinh, Reuters đưa tin vào tháng 3.
Vào tháng 10/2019, Commerce đã bổ sung 28 cơ quan và công ty an ninh công cộng Trung Quốc – bao gồm một số công ty khởi nghiệp AI và giám sát hàng đầu của Trung Quốc Hikvision vào danh sách đen thương mại của Mỹ.
Các công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen của Mỹ đều tập trung vào trí tuệ nhân tạo và công nghệ nhận diện gương mặt. Đây là những thị trường mà các công ty sản xuất chip của Mỹ như Nvidia hay Intel đều đang đầu tư mạnh.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết động thái trên giúp ngăn chặn các công ty và tổ chức Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ mà không có sự cho phép của Washington.
Mỹ từng có hành động tương tự vào tháng 10/2019 khi Bộ Thương mại Mỹ liệt 28 công ty và cơ quan an ninh Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì có các động thái liên quan tới cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ. Hoa Kỳ mới đây cũng áp lệnh trừng phạt Huawei, tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc với lý do bảo vệ an ninh quốc gia.
Human Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform (IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.
Tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho nhân quyền đã có được một bản sao của ứng dụng này, và đề nghị công ty an ninh mạng Cure53 có trụ sở tại Berlin nghiên cứu. Ngoài việc thu thập các dữ liệu riêng tư, ứng dụng trên còn đề nghị chính quyền theo dõi các cá nhân, xe cộ hay những sự kiện bị coi là khả nghi, và gửi các yêu cầu điều tra cho công an.
Chuyên gia độc lập về an ninh mạng, ông Greg Walton đã tư vấn cho các tác giả của báo cáo rằng, hệ thống IJOP trên đây là “một công cụ tàn bạo, có thể đóng góp trực tiếp vào việc đưa đông đảo người dân vào các trại tập trung”.
Lương Phong (t/h)