Mỹ trừng phạt 2 quan chức và cơ quan hành chính ĐCSTQ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương
Mỹ mới đây đã áp lệnh trừng phạt đối với 2 quan chức và một công ty Trung Quốc vì có liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền đối với các nhóm thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Epoch Times đưa tin.
Hôm 31/7, chính quyền Tổng thống Trump đã công bố lệnh trừng phạt các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tại vị và cũng là cựu lãnh đạo Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), một lực lượng bán quân sự khu vực thuộc sự quản lý của Đảng.
Động thái mới nhất này được đưa ra dựa trên các lệnh trừng phạt được ban hành hồi đầu tháng 7, đối với 4 quan chức ĐCSTQ, bao gồm cả một thành viên của Bộ Chính trị quyền lực ĐCSTQ – Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), vì vai trò giám sát của các quan chức trong cuộc đàn áp các nhóm thiểu số ở Tân Cương.
Trong khi còn tại vị, Trần Toàn Quốc đã “áp đặt chương trình giám sát, giam giữ và tuyên truyền toàn diện ở Tân Cương, nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác. XPCC đã trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế này,” Ngoại trưởng Mỹ – Mike Pompeo cho biết.
Tôn Kim Long (Sun Jinlong) – cựu Bí thư Đảng ủy XPCC; và Bành Gia Thụy (Peng Jiarui) – Phó Bí thư Đảng ủy XPCC đã bị xử phạt theo Đạo luật Magnitsky toàn cầu, luật liên bang này cho phép chính phủ Mỹ nhắm mục tiêu vào các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, bằng cách đóng băng tài sản của của họ ở Mỹ và cấm người dân Mỹ làm ăn với họ.
Theo đúng lệnh xử phạt này thì Tôn và Bành sẽ không thể đến Mỹ, Ngoại trưởng Pompeo nói trong một tuyên bố.
Bành Gia Thụy, bị xử phạt hồi đầu tháng 7/2020, là Bí thư Đảng ủy khu vực Tân Cương, đồng thời là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của XPCC.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ – Steven T. Mnuchin cho biết về các biện pháp trừng phạt mới nhất: “Mỹ cam kết sử dụng toàn bộ sức mạnh tài chính của mình để buộc những kẻ vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm ở Tân Cương và trên toàn thế giới.”
“XPCC tăng cường kiểm soát nội bộ đối với khu vực này bằng cách thúc đẩy tầm nhìn phát triển kinh tế của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh sự phụ thuộc vào kế hoạch hóa và khai thác tài nguyên,” một tuyên bố của Bộ Tài chính cho biết.
Hệ thống cấu trúc XPCC, phản ánh chính xác một tổ chức quân sự, với 14 sư đoàn được tạo thành từ hàng chục trung đoàn.
Liên Hợp Quốc ước tính có hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các “trại cải tạo” ở khu vực Tân Cương. Những người may mắn sống sót trong các trại thực tập cho biết họ đã trải qua sự tra tấn, hãm hiếp và tuyên truyền chính trị trong khi bị giam giữ. Người dân Tân Cương cũng phải chịu nhiều hệ lụy từ hệ thống giám sát mở rộng thông qua mạng lưới camera an ninh dày đặt, được tăng cường hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo,) các trạm kiểm soát và thu thập dữ liệu sinh trắc học.
Chính quyền Trump trước đây cũng đã bổ sung 37 công ty Trung Quốc và các thực thể chính phủ vào danh sách đen thương mại về vai trò của họ trong việc hỗ trợ lạm dụng nhân quyền và giám sát tại Tân Cương.
Thượng nghị sĩ bang Florida – Marco Rubio hoan nghênh các biện pháp trừng phạt mới, nói rằng: “Bất kỳ cá nhân nào liên quan đến vi phạm nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ khác đều phải chịu trách nhiệm.”
“Vai trò của XPCC trong việc cưỡng bức lao động sẽ là sự cảnh báo cho bất kỳ công ty nào có chuỗi cung ứng ở Tân Cương,” Rubio nói trong một tuyên bố qua Email.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)