Monsanto đang tìm cách kiếm tiền trên thị trường hữu cơ với thuật ngữ “bio”

13/09/18, 09:20 Trung Quốc

Để người tiêu dùng chấp nhận những sản phẩm GMO gây hại của mình, Monsanto – công ty sản xuất chất độc màu da cam, đang có ý định cưỡng từ đoạt lý thuật ngữ “bio” để qua mặt người tiêu dùng và len lỏi vào hàng ngũ thực phẩm hữu cơ lành mạnh.  

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những thiệt hại mà cây trồng biến đổi gen và thuốc trừ sâu của Monsanto để lại. (Ảnh qua Hi-Tech Mail.Ru)

Công ty Monsanto đã cố gắng làm cho thực phẩm biến đổi gen (GMO) được chấp nhận bằng việc đi tắt cửa sau. Đây là điều “không trung thực” và “đáng hổ thẹn”.

GMO đã và đang để lại ấn tượng xấu trong thời gian gần đây, và không có gì đáng ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những thiệt hại mà cây trồng biến đổi gen và thuốc trừ sâu của Monsanto để lại. Khi ngày dân ngày càng cố gắng tránh mua những sản phẩm phá hủy sức khỏe, Monsanto đã đưa ra một ý tưởng mới để lừa người tiêu dùng tiếp tục bỏ tiền cho những sản phẩm này.

Theo đó, tại Hội nghị Ban kỹ thuật Codex quốc tế lần thứ 39 về Dinh dưỡng và thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt (CCNFSDU) diễn ra ở Berlin, CHLB Đức vào tháng 12/2017, Monsanto đã nỗ lực để GMO có thể được dán nhãn là “biofortified foods”. Thuật ngữ này chỉ các loại rau quả sử dụng phương pháp nhân giống tạp giao thông thường (không phải kỹ thuật di truyền) để tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng nhất định, dành cho người bị suy dinh dưỡng.

Hội nghị Ban kỹ thuật Codex quốc tế lần thứ 39 về Dinh dưỡng và thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt (CCNFSDU) diễn ra ở Berlin, CHLB Đức diễn ra từ ngày 04-08/12/2017(Ảnh qua fao.org)

Cụ thể, Codex Alimentarius đang cân nhắc đề xuất cho phép một công ty sử dụng khái niệm “biofortified”, và Monsanto cảm nhận được một cơ hội ở đây và bắt đầu khai thác nó. Họ đã sử dụng ảnh hưởng của mình, thuyết phục các đại biểu đưa ra khái niệm “biofortified” mở rộng để bao gồm các loại thực phẩm đã bị biến đổi gen.

Nhưng cố gắng của công ty này đã bị ngăn chặn. Liên đoàn Y tế Quốc gia (NHF) Mỹ, tổ chức ủng hộ các thực phẩm tự nhiên với duy nhất một lá phiếu tại Codex và cũng là tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) duy nhất có quyền đại diện tại hội nghị, báo cáo rằng: Nhiều đại biểu đã nhìn thấu nỗ lực của Monsanto để kéo len qua mắt người tiêu dùng, và thậm chí còn tố cáo thẳng thừng ngay trong cuộc họp. Tuy nhiên, chủ đề này sẽ được thảo luận trong cuộc họp tại Berlin vào tháng 11 tới, dưới sự điều hành của một chủ tịch mới.

Codex Alimentarius là tập hợp các điều lệ và hướng dẫn do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đề ra để chuẩn hóa thương mại lương thực thế giới cũng như việc sản xuất và tính an toàn của nó. Dựa trên các cuộc họp trước đó, có thể thấy ý định ban đầu của ủy ban là đưa ra một định nghĩa về việc phân loại sinh học. Sau đó, những định nghĩa này sẽ được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới.

Điển hình là thuật ngữ Biofortification là từ dùng để đề cập việc gia tăng hàm lượng vitamin và khoáng chất của cây lương thực bằng cách lai tạo, mà không phải là kỹ thuật di truyền. Ví dụ người ta có thể gia tăng hàm lượng vitamin hoặc sắt của khoai lang để những người suy dinh dưỡng nhận được những dưỡng chất tốt hơn.

Các sản phẩm biofortified được sử dụng phương pháp tạp giao để tăng hàm lượng dinh dưỡng. (Ảnh qua avanfarm.com.mx)

Nhưng theo Chủ tịch NHF, ông Scott Tips: Monsanto muốn xác định lại định nghĩa này để nó có thể bao gồm cả các loại thực phẩm GMO “biofortified” và nó đã ảnh hưởng được các đại biểu Codex.

Ông Tips nói: “Tôi chắc chắn rằng Monsanto sẽ vui mừng khi có thể tiếp thị sản phẩm tổng hợp của mình dưới cái tên bắt đầu bằng từ “bio””.

Đó là lý do mà cuộc họp CCNFSDU vừa qua đã chứng kiến một cuộc tranh luận sôi nổi về biofortification.

Ở cuộc họp CCNFSDU năm 2016, Chủ tịch Pia Noble, đã kết hôn với cựu giám đốc điều hành công ty Bayer, phát biểu rằng: Định nghĩa càng được mở rộng càng tốt và công nghệ tái tổ hợp chính là nền tảng cơ sở để nó dựa vào.

Đến cuộc họp năm 2017, định nghĩa được đề xuất đã thay đổi và nó bao gồm cả thực phẩm GMO.

Chiến dịch tiếp thị lừa đảo xuất sắc

Thật dễ dàng để thấy tại sao Monsanto rất mong muốn sử dụng thuật ngữ “biofortified” này. Thuật ngữ “bio” xưa nay được sử dụng để chỉ các loại thực phẩm hữu cơ ở nhiều nước châu Âu. Và người tiêu dùng nhìn thấy nhãn “biofortified” thì rất có thể nhầm lẫn và mua về thứ sản phẩm biến đổi gen khủng khiếp mà họ đã cố hết sức tránh bao lâu nay. Thật vậy, một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã phản đối với lý do là thuật ngữ này sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng châu Âu.

Quan điểm của EU là các loại thực phẩm GMO trong bất kỳ định nghĩa nào về nguy cơ biến đổi sinh học cũng không nên gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì điều này quyết định đến việc người tiêu dùng có nên mua các sản phẩm hữu cơ hay không.

Ngay cả ở Mỹ, nơi mà từ “organic” phổ biến hơn “bio”, nhiều người cũng sẽ hiểu nhầm “biofortified” là tích cực, đặc biệt là khi nhãn hiệu đó có nghĩa là thực phẩm tăng cường dinh dưỡng.

Ông Tips phát biểu: “Monsanto đang tìm cách kiếm tiền trên thị trường hữu cơ với từ “bio””.

Trong cuộc họp Codex ở thành phố Berlin, ông Tips cũng đã thuyết phục được 300 đại biểu trong khán phòng. Khi đó ông giải thích rằng: “Mặc dù NHF là đơn vị đầu tiên ủng hộ biofortification, nhưng chúng tôi đến đây và nhận thấy khái niệm đang trong quá trình bị tấn công và chuyển đổi từ một thứ mang ý nghĩa tốt đẹp thành xấu xa”.

Ông cũng nói thêm: Nếu Codex là nơi cho phép tất cả các phương pháp sản xuất và tất cả các nguồn thực phẩm trở thành một phần của định nghĩa biofortification, thì nó sẽ trở thành người tham gia vào chiến dịch tiếp thị lừa đảo tệ hại nhất lịch sử.

Tương tự như vậy, trong cuốn sách Altered Genes (Biến đổi gen) và Twisted Truths (Sự thật quanh co) của mình, ông Steven Druker đã chỉ cho mọi người thấy rằng: Thực phẩm GE thậm chí không nên được xuất hiện trên thị trường thương mại. Bởi nó đã lừa dối và bỏ qua các thủ tục để xác định những tiêu chuẩn ban đầu dành cho các thực phẩm “bio”.

Nhưng bây giờ chúng đã có mặt trên thị trường và hầu hết người tiêu dùng đều muốn loại thực phẩm này được gắn nhãn GMO.

Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, có khoảng 90% người tiêu dùng mong muốn điều đó.

Thực tế cho thấy, việc Monsanto sử dụng định nghĩa  “biofortification” được đề xuất chỉ là cách để ngụy trang cho thực phẩm GMO mà thôi.

Riêng NHF cảm thấy rằng, đây chỉ đơn giản là chiến lược của công ty Monsanto, để họ đạt được mục đích giúp GMO thâm nhập vào thị trường qua cửa sau.

Trong một bài phát biểu của mình, ông Tips cho biết thêm: “Đây là một thực trạng đáng buồn khi chúng ta phải sử dụng thực phẩm tự nhiên để cung cấp dinh dưỡng tốt hơn. Vì chúng ta đã tiến hành các hoạt động canh tác sai cách và làm cho nền nông nghiệp trở nên nghèo nàn.

Nó đã khiến các thành phần vitamin và khoáng chất trong thực phẩm suy giảm khoảng 50% trong 50 năm qua. Và chúng ta sẽ không khắc phục tình trạng dinh dưỡng yếu kém bằng cách tham gia vào các hoạt động tiếp thị lừa đảo. Theo đó, việc cảnh giác với định nghĩa này là điều rất nên làm”.

Các đại biểu của Ủy ban Codex đa số là các quan chức quản lý quốc gia và đại diện đến từ các tập đoàn lớn. Họ bao gồm cả những người khổng lồ như Monsanto. Cho nên điều này đã đem đến những ảnh hưởng rất  lớn trong các quyết định của Codex.

Và mặc dù những năm qua việc tranh luận trở nên nặng nề hơn trong các cuộc họp, nhưng ông Scott Tips và đồng nghiệp của mình tại NHF đã nỗ lực không mệt mỏi để chống lại ảnh hưởng quá mức của các công ty tại Codex.

Theo đó, NHF và nhiều người khác đã thúc giục việc áp dụng định nghĩa rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các loại thực phẩm “bio” ngoại trừ thực phẩm GMO nhưng cuối cùng vẫn chưa có quyết định nào về định nghĩa phân loại sinh học được đưa ra.

Bây giờ vấn đề này đã được để lại cho Ủy ban để họ giải quyết trong cuộc họp tới đây hoặc thậm chí là nhiều năm tiếp theo.

“Lập lờ đánh lận con đen” không phải chiêu mới trong kinh doanh thực phẩm

Nếu Monsanto thành công để GMO có thể được dán nhãn là “biofortified foods”, thì đây cũng không phải lần đầu tiên những thứ không mấy lành mạnh được gắn nhãn dán lung linh. Ví dụ, hãy xem xét thuật ngữ “biosolids”, được sử dụng để biểu thị cây trồng non-organic. Thoạt nghe, thuật ngữ này có vẻ tương đối vô hại, nhưng nó thực chất là một uyển khúc ngữ pháp cho “human sewage sludge” – một cách nói giảm nói tránh cho việc thực phẩm được nuôi trồng bằng phân và chất thải nhà vệ sinh của con người.

Cánh đồng được rải phân bón làm từ nước thải để chuẩn bị gieo trồng theo phương pháp “biosolids”. (Ảnh qua Orange County Sanitation District)

Sau đó, có những chiêu “đánh lận con đen” về thành phần đường trên nhãn thực phẩm bằng cách gọi nó dưới những cái tên: evaporated cane juice, organic brown rice syrup, barley malt, hay dried oat syrup.

Việc giải mã nhãn thực phẩm vốn đã đòi hỏi đôi mắt sắc bén và kiến ​​thức sâu rộng về chiến thuật tiếp thị dối trá mà các công ty thực phẩm sử dụng, động thái này của Monsanto càng khiến cho mọi chuyện phức tạp và nhập nhằng hơn. Chúng ta chỉ có thể hy vọng sự phản đối từ EU và những quốc gia khác sẽ thành công trong việc ngăn chặn điều này đi xa hơn. Thậm chí cho dù nỗ lực lần này thất bại, rõ ràng Monsanto cũng sẽ không ngừng cố gắng đánh lừa người tiêu dùng bằng nhiều chiêu trò khác.

>>> Big Pharma với thủ đoạn tiếp thị vô đối để bán “nỗi sợ bị loãng xương” cho người tiêu dùng

Tú Văn, theo GMI

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng