Mọi đứa trẻ đều mong cha mẹ nói “6 lời này”, bạn đã nói chưa?

01/03/19, 14:12 Đọc & Suy ngẫm

Đứa trẻ nào cũng đều khát khao có được tình yêu của cha mẹ: khi nội tâm bị tổn thương, được cha mẹ bao dung, ủng hộ, quan tâm; khi cố gắng nỗ lực đạt được thành tích, được cha mẹ ghi nhận; khi bị hiểu lầm, hi vọng nhận được lời xin lỗi của cha mẹ… vì vậy, 6 câu nói sau của cha mẹ là vô cùng quan trọng với con trẻ.

Đừng hay chỉ trích và la mắng con trẻ, điều đó có thể sẽ khiến chúng dễ bị tổn thương, cha mẹ nên có thái độ bao dung và lắng nghe con mới chính là cách giáo dục tốt nhất. (Ảnh: shutter stock)

1. Cha (mẹ) xin lỗi

“Cha (mẹ) xin lỗi”, là câu nói mà rất nhiều đứa trẻ mong muốn nhận được từ các bậc phụ huynh.

Không đứa trẻ nào mong muốn mình bị chỉ trích, đặc biệt là khi bị các bậc phụ huynh hiểu lầm. Đằng sau mong muốn nhận được lời “xin lỗi” từ các bậc phụ huynh của con trẻ, chính là muốn nhận được sự thấu hiểu của phụ huynh, chứng minh rằng mình cũng xứng đáng được yêu thương.

Thế nhưng, khi câu nói “xin lỗi” bị các bậc phụ huynh giấu nhẹm đi, nội tâm của con trẻ sẽ bị tổn thương, và những cảm xúc như phẫn nộ, bi thương, uất ức sẽ dần dần tích tụ lại.

Khi phụ huynh nhận thức rõ được rằng ngôn từ và hành động của mình đã hiểu lầm con trẻ, nên kịp thời xin lỗi. Ngoài việc làm sáng tỏ kịp thời và xóa bỏ hiểu lầm ra thì phải xây dựng một tấm gương can đảm dám chịu trách nhiệm, đó chính là điểm tốt cực lớn và có tác dụng tích cực đối với trẻ.

“Cha (mẹ) xin lỗi”, mặc dù chỉ có ba từ, thông tin được truyền đạt đó là, con không tồi tệ đến như vậy, cha (mẹ) hiểu lầm con, thậm chí là làm tổn thương con, cha (mẹ) có chỗ không đúng, cha (mẹ) thừa nhận lỗi lầm của mình, đồng thời chân thành xin lỗi con.

Bậc phụ huynh nào cũng từng là một đứa trẻ, quay trở lại tuổi thơ, liệu có phải bạn cũng từng bị cha mẹ hiểu lầm, khi bị hiểu lầm liệu bạn có từng mong muốn cha mẹ xin lỗi mình không?

2. Đây không phải lỗi của con

Rất nhiều nguyên nhân khiến con trẻ tổn thương, có thể bao gồm cả nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài. Khi con trẻ rơi vào trạng thái chịu sự tổn thương, thường kèm theo những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, buồn phiền, tự trách mình… hơn nữa thường dễ chĩa mũi nhọn về chính mình, cho rằng mình rất kém cỏi, nên cha mẹ mới phạt mình nghiêm khắc, không yêu thương mình nữa.

Một số cha mẹ có thể nghĩ rằng, con trẻ bị tổn thương vì một số vấn đề riêng từ bản thân các con, lúc đó nói với các con rằng đó không phải lỗi của chúng, điều này chẳng phải là khuyến khích con trẻ trốn tránh trách nhiệm của mình sao?

Có thể nhiều cha mẹ sẽ tận dụng lúc này để thuyết giáo, mục đích là để cho con trẻ rút ra được kinh nghiệm xương máu. Nhưng không ngờ rằng cách cư xử lúc đó, giống như đổ thêm dầu vào lửa, làm tình hình càng thêm tồi tệ.

Hãy thử nghĩ rằng, khi bạn rơi vào trạng thái cảm xúc vô cùng tiêu cực, lúc này vẫn có người ở bên cạnh thao thao bất tuyệt trách móc hoặc thuyết giáo. Cảm giác của bạn là gì?

Khi những lời chỉ trích mà con trẻ sợ hãi nhất biến thành sự bao dung và thấu hiểu, con trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu và sự ấm áp từ cha mẹ. Khi vết thương dần dần được xoa dịu, trẻ có thể biến tình yêu khoan dung và thấu hiểu này thành động lực cho sự tiến bộ, một cách tự nhiên và trôi chảy.

3. Chuyện này sẽ không xảy ra nữa

Hãy cho con trẻ biết chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. (Ảnh: shutter stock)

Khi cha mẹ nhận ra rằng lời nói và hành động của mình đã gây ra tổn thương lớn cho con trẻ, thì bạn nên là người đầu tiên chắc chắn và dứt khoát nói với con rằng: “Chuyện này sẽ không xảy ra nữa”.

Nếu nói “Cha (mẹ) xin lỗi” là một liều thuốc cứu vớt tâm hồn, thì câu nói “chuyện này sẽ không xảy ra nữa” lại là một sự trấn an. Khi con trẻ bị tổn thương, thì câu “chuyện này sẽ không xảy ra nữa” có sức nặng như núi Thái Sơn, một là để làm lành vết thương hiện tại, hai là mang lại hi vọng cho con trẻ.

Lời nói nhất ngôn cửu đỉnh này đòi hỏi sự tự kiểm điểm, trách nhiệm và sự quyết đoán của cha mẹ, là một viên linh đan thần dược, nhưng khi sử dụng cũng cần phải thận trọng, nếu như cha mẹ luôn lặp đi lặp lại sự khẳng định, không ngừng diễn lại trò cũ, niềm tin của con trẻ cũng sẽ suy giảm khi tần suất của câu này tăng lên, và hiệu quả của nó sẽ dần mất đi.

4. Cha (mẹ) yêu con

“Cha (mẹ) yêu con” – đây là câu nói mà rất nhiều con trẻ tha thiết mơ ước được nghe từ cha mẹ, câu nói này không ít bậc phụ huynh muốn bày tỏ nhưng lại chôn sâu trong lòng. Khi con trẻ bị tổn thương, đặc biệt là khi chúng cảm thấy rằng mình đã phạm sai lầm, gây ra thảm họa lớn, hoặc trở nên hết sức tồi tệ, không thể tha thứ, thì chúng sẽ lo lắng, sợ hãi và phiền muộn vì cha mẹ sẽ không yêu mình nữa.

Khi con trẻ bị tổn thương, đó là lúc chúng yếu đuối nhất, hãy sử dụng tình yêu để làm liều thuốc trị liệu tốt nhất. Nhà tâm lý học Karl Rogers nói: “Tình yêu là sự chấp nhận và thấu hiểu sâu sắc”. Ba từ đơn giản “Cha (mẹ) yêu con”, gửi đến thông điệp rằng, cha (mẹ) hiểu sự khó chịu và nỗi đau của con vào lúc này, cha (mẹ) sẵn sàng chấp nhận con người vốn có của con, bất kể con làm gì, trở thành gì, con vẫn là đứa trẻ mà cha (mẹ) thương yêu nhất.

Mỗi đứa trẻ, đều xứng đáng có được tình yêu vô điều kiện, bất kể chúng làm gì, chúng vẫn được yêu thương. Dù có ngàn vạn lời nói, nhưng đừng quên nói câu “Cha (mẹ) yêu con”.

5. Cha (mẹ) thấy tự hào về con

Hãy cho chúng biết cha mẹ luôn tự hào về chúng. (Ảnh: shutter stock)

Trong phòng tư vấn tâm lý, tôi nghe rất nhiều khách hàng nhắc đến trong quá trình trưởng thành của mình, thường phải rơi nước mắt lã chã vì những nỗ lực và thành tích của mình không được cha mẹ công nhận. Có bao nhiêu đứa trẻ, cả đời chăm chỉ nỗ lực, có thể nhận được sự ghi nhận của cha mẹ?

Khi trẻ bị tổn thương, nội tâm trở nên yếu đuối, càng đòi hỏi sự ghi nhận kịp thời của cha mẹ. Nếu con trẻ không bao giờ nhận được sự công nhận và khuyến khích của cha mẹ, ngoài việc mất đi ý chí sống chết tới cùng để chứng tỏ bản thân ra, nó có thể kéo theo chiều hướng cực đoan, không chịu cầu tiến, đã sa ngã lại càng sa ngã hơn.

Đối với con trẻ bị tổn thương, câu nói “Cha (mẹ) tự hào về con” truyền tải thông điệp rằng, cha (mẹ) đã thấy được sự chăm chỉ, cống hiến, thành tích và sự tiến bộ của con, con thật tuyệt! Sự “Khẳng định” dựa trên cơ sở “nhìn thấy” là thái độ mà cha mẹ cần truyền đạt cho con trẻ.

Các bậc phụ huynh hãy thử trải nghiệm cảm xúc của mình khi tự nói với bản thân rằng “Tôi tự hào về bạn”, có lẽ chúng ta đều hiểu được sức mạnh của câu nói này lớn thế nào.

6. Cha (mẹ) sẽ không bao giờ rời xa con

Cha mẹ và con cái cuối cùng rồi cũng sẽ phải rời xa nhau, tại sao câu “Cha (mẹ) sẽ không bao giờ rời xa con” lại có tác dụng trị liệu? Lý do là khi con trẻ bị tổn thương, thường có một nỗi sợ hãi và lo lắng rất lớn, sợ rằng cha mẹ bỏ rơi mình, trạng thái của chúng quay trở về trạng thái lúc còn là trẻ sơ sinh.

Cảm giác lo lắng bị cha mẹ bỏ rơi của trẻ, căn nguyên sâu xa được bắt nguồn từ sự gắn bó quyến luyến ban đầu với người nuôi nấng. Thông thường, khi đứa trẻ 6 tháng tuổi, mối quan hệ gắn bó được thiết lập với người mẹ (hoặc người nuôi nấng đầu tiên nhất), khi người mẹ biến mất khỏi tầm nhìn, con trẻ sẽ khóc và lúc đó sẽ có cảm giác bị bỏ rơi.

“Cha (mẹ) sẽ không bao giờ rời xa con” truyền tải thông điệp sâu xa là sự quan tâm và đồng hành về mặt tinh thần, ngay cả trong thực tế cuộc sống, khi cha (mẹ) đã rời bỏ con, nhưng tình yêu của cha (mẹ) dành cho con sẽ được nội hóa thành một loại sức mạnh trong trái tim con, đồng hành cùng con, sưởi ấm con, nuôi dưỡng con.

Tuệ Tâm, theo Secret China

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng