“Âm mưu giết người” trong phòng săn sóc tích cực tại Trung Quốc

25/03/20, 19:06 Trung Quốc
Hình chụp một y tá đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân mắc phải virus Trung cộng (viêm phổi Vũ Hán) trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Vũ Hán vào ngày 22/02/2020. (Photo by STR/AFP via Getty Images)

Trong tình hình dịch bệnh virus Trung cộng (viêm phổi Vũ Hán) hiện nay, có người bệnh và người nhà của họ đã tố cáo bệnh viện vì để làm trống giường bệnh đã mang bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch nhưng chưa tử vong bỏ vào túi đựng xác mang đi. Có bác sĩ đã chứng thực sự việc này, nói rằng dưới hệ thống y tế ở Trung Quốc, vì lợi ích mà bác sĩ đã cố tình giết người ở trong phòng ICU (phòng săn sóc tích cực).

Hình chụp một y tá đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân mắc phải virus Trung cộng (viêm phổi Vũ Hán) trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Vũ Hán vào ngày 22/02/2020. (Photo by STR/AFP via Getty Images)

Một bác sĩ thực tập trẻ tuổi đã kể lại cho phóng viên chúng tôi một sự việc mà anh đã tận mắt chứng kiến vào tháng 01 năm 2011. Có một cụ già được viện dưỡng lão đưa vào phòng ICU được 4-5 ngày, lúc viện phí đạt đến 5 vạn tệ (hơn 160 triệu VND), đã bị bác sĩ tiêm thuốc kết liễu mạng sống. Anh chia sẻ, có thể suy luận rằng viện dưỡng lão và bệnh viện đã có thông đồng với nhau từ trước.

Vị bác sĩ Lưu (hóa danh) này kể tiếp: “Tình trạng phổ biến nhất là những người già cô đơn, hoặc là người già không có con cái ở gần, khi bệnh tình chuyển nặng sẽ được đưa vào phòng ICU, nếu không kịp nộp viện phí thì toàn bộ đều sẽ bị bí mật giết chết, tôi đã tận mắt chứng kiến.”

Khi ấy, bác sĩ Lưu đang thực tập tại một bệnh viện ở tỉnh Giang Tô. Một ông cụ râu bạc trắng có bệnh tình khá nặng, bởi vì 2 người con của ông không ở gần nên đã bị viện dưỡng lão chuyển thẳng đến phòng ICU. “Ông cụ 80 tuổi, nhịp tim chậm, hô hấp suy yếu, hồ sơ bệnh lý tôi đã xem qua nên nhớ rất rõ.” bác sĩ Lưu kể lại. 

Tuy nhiên, ông cụ lại không được cấp cứu mà chuyển đi luôn, bác sĩ Lưu cho rằng lúc ấy hoàn toàn có thể giúp ông cụ chữa khỏi được. Hai người con trai của ông cụ đang làm việc ở miền nam và không muốn trở về. Bởi vì một khi vào phòng ICU sẽ kèm theo máy trợ thở, và thuốc trợ tim, sau vài ngày chắc chắn sẽ mắc nợ viện phí.

Về cách tính hiệu suất thành tích của các phòng ban ở bệnh viện, nếu có bệnh nhân mắc nợ viện phí thì sẽ khấu trừ vào tiền thưởng của mỗi nhân viên y tế, nghĩa là tất cả viện phí của các bệnh nhân nằm ở phòng ICU đều để trách nhiệm cho các bác sĩ và y tá, bệnh viện sẽ không chịu trách nhiệm, nó quy định như thế.

Anh Lưu tiết lộ, về viện phí nằm phòng ICU là bao nhiêu, thì phải xem xét họ đang tính giá vốn hay giá bán, có trường hợp ghi sổ và không ghi sổ. Nếu tính theo giá vốn thì viện phí 1 ngày là tương đối thấp, khoảng 300-500 tệ (khoảng 1tr ~ 1.7tr VND) hoặc là chưa đến vài trăm tệ. Nếu bạn cần chăm sóc đặc biệt nào đó, thì phải xem xét chi phí nằm giường, giám hộ chuyên biệt, v.v., bao gồm tất cả các loại phí gọi là phí điều trị, phí giám sát, phí kiểm tra, như thế 1 ngày là khoảng 1 vạn tệ (hơn 33tr VND).

Người nhà của ông cụ không nộp viện phí, nhưng chi phí này đã nhập vào hệ thống máy tính rồi, nên lãnh đạo bệnh viện đã gây áp lực cho bác sĩ và y tá, tổng cộng chi phí là khoảng 5 vạn tệ (hơn 160 triệu VND).

Anh Lưu nói: “Đồng nghĩa là hai người con của ông cụ đã bỏ rơi cha mình. Suy cho cùng, điều trị ở bệnh viện khẳng định là có thể thuyên giảm, nhưng các phòng ban ở bệnh viện là không muốn gánh trách nhiệm, đây chính là vấn đề của thể chế”.

Dưới đây là lời của bác sĩ Lưu kể lại:

Sáng sớm hôm nọ (ngày 10/01/2011), tôi đến bệnh viện muộn một chút. Tôi thấy 

máy đo điện tim đã được rút ra, tôi trông thấy chủ nhiệm phó đang tiêm thuốc Kali clorua và Lobeline cho ông cụ. Kali clorua sẽ khiến cho nhịp tim của ông cụ nhanh chóng suy yếu và dẫn đến đột tử, Lobeline sẽ làm chức năng hô hấp trở nên khó khăn, sau đó tăng tốc tử vong. Tiêm 2 liều Kali clorua và 2 liều Lobeline.

Làm sao tôi biết điều này? Bởi vì tình huống hôm đó dựa theo cách làm thông thường thì nó không giống như là đang cấp cứu. Tôi đứng bên cạnh 2 người bác sĩ và hỏi họ ‘Ông ấy đang làm gì vậy?’ Tất cả bác sĩ và y tá đều cắm cúi làm việc, tức là trong lòng họ biết rõ nhưng không biểu lộ ra. Lúc đó tiếng tôi hỏi họ rất to, bởi vì tôi cũng không biết chuyện gì, tôi nghĩ rằng họ đang làm cấp cứu, nhưng làm cấp cứu mà sao không có máy đo điện tim, không có điện tâm đồ, cái gì cũng không có, không giống như đang cấp cứu, tôi rất tò mò.

Chủ nhiệm phó vội vàng tiêm thuốc, tiêm xong thì ném vào phòng xử lý. Chủ nhiệm phó ICU thực hiện việc này, còn chủ nhiệm trưởng chỉ là mang danh, cơ bản là không tới, chỉ tới 1 lần để chỉ đạo một chút mà thôi.

Lúc đó phòng ICU còn có những bệnh nhân khác, nhưng hầu như họ đều ở tình trạng hôn mê, không có ý thức, có người là người thực vật, có người thì xuất huyết não, toàn thân họ đều là các loại ống truyền. Phòng ICU đó thuộc quy mô cấp huyện nên khá nhỏ, một phòng có 20 bệnh nhân.

Lúc chủ nhiệm phó hành sự thì kéo rèm lại, mỗi giường bệnh đều có rèm. Lúc đó tôi vừa từ cửa phòng ICU bước đến, bởi vì tôi là thực tập sinh làm việc không lương trong các phòng khoa nên có thể tiếp cận được, vị trí giường của ông cụ lại nằm gần phía Đông của phòng, thông thường phòng giám sát bệnh là ở phía Đông, ở đó có một cái cửa kính, bên trong cửa kính là phòng cách ly giám sát các triệu chứng nặng, người bình thường không thể bước vào đây.

Vậy nên khi tôi bước vào liền thấy một mình ông ta. Nếu là đang cấp cứu thì phải có bác sĩ, y tá vây quanh giường, cần làm gì thì làm nấy, thế nhưng chỗ giường của ông cụ, chỉ có một mình ông ta đang tiêm thuốc, khi ấy tôi rất hiếu kỳ, vì nó không giống với cách làm thông thường, tôi nói ông đang tiêm thuốc sao? Tôi cũng không rõ nữa, tôi chưa từng thấy việc như vậy. Sau đó có 2 người khiêng cáng cứu thương tới, tôi hỏi họ như vậy là sao, ông bác khiêng cáng bảo tôi đừng quản việc này, hãy tự quản tốt bản thân là được rồi.

Tôi hỏi nhân viên khiêng cáng thì biết rằng đây không phải lần đầu, họ đã rất quen việc rồi. Rất nhiều người là trong lòng biết rõ chuyện gì nhưng không nói ra, phân tích ra thì sự việc là như thế, nó đã hình thành một cơ chế rồi.

Nếu ở bệnh viện mấy ngày mà người nhà không trả tiền, hơn nữa nếu tình huống là người già neo đơn hoặc có con cái mà con cái không muốn trả hoặc không có khả năng trả thì sẽ trực tiếp xử lý bằng “an tử” (cái chết êm dịu), nói dễ nghe là an tử, nói khó nghe thì là “giết người cấp độ 1” (cố ý giết người có kế hoạch).

Sau khi tiêm thuốc, chờ một lúc thì toàn thân của ông cụ xuất hiện co giật, bởi vì thuốc kích thích hô hấp tiêm vào là không pha loãng, cái máy thở của ông cụ đang ra sức hút không khí ra, nó gọi là Biot’s respiration, ông cụ nhanh chóng hấp hối, nhịp tim dần dần suy yếu. Sau khi ông chủ nhiệm phó tiêm thuốc xong thì rút máy trợ thở ra, có điều tôi phát hiện rằng trên lọ thuốc ông ta tiêm để chữ Kali clorua, như thế khẳng định là không thể trực tiếp thúc đẩy tĩnh mạch được, ông ta tiêm 2 liều, sau đó bảo tôi rút các ống truyền ra, ngụ ý là nếu tôi tiết lộ ra thì tôi cũng có phần trách nhiệm, vì dù sao tôi cũng là người kết thúc sinh mệnh ông lão sau cùng. Bảo tôi đi rút mấy cái ống truyền ra, tôi cũng chỉ là bất đắc dĩ làm vậy.

Sự việc này khiến tôi luôn cảm thấy áp lực, tôi vẫn luôn muốn kể cho người khác, thế là tôi đã kể cho những thực tập sinh khác, họ nói rằng dù sao ông lão cũng chỉ có một mình chịu đựng bệnh tật, không có người nhà bên cạnh, ra đi như thế cũng tốt, họ nói với tôi như thế đấy.

Ông cụ được người ta thay áo liệm do viện dưỡng lão mua, sau đó đưa thẳng đến nhà tang lễ, như thế khẳng định rằng viện dưỡng lão và bệnh viện là có liên quan, nhưng cụ thể thế nào thì tôi không rõ.

Viện dưỡng lão nói rằng ‘ông đã ở viện dưỡng lão chúng tôi lâu như thế, tặng ông một bộ áo liệm’, sau đó họ kéo xác ông cụ ra từ cửa sau, đi bằng thang hàng, không thể đi thang khách, đi ra từ cửa sau ICU, rồi đưa đến nhà tang lễ, khi người nhà đến thì đã thiêu xong rồi.

Rõ ràng là có thể trị khỏi, nhưng lại không làm.

Tình trạng của ông cụ khi được đưa đến phòng ICU là không quá nghiêm trọng, ý thức vẫn còn rõ ràng, không cần phải chết như thế. Nếu giám sát trị liệu theo thông thường thì tỷ lệ trị khỏi là rất cao. Tôi nói anh nghe này, những việc như vậy đã diễn ra rất phổ biến, chỉ là anh không biết mà thôi. Người ngoài hầu hết đều không biết.

Bởi vì sự việc này rất phổ biến, ở phòng khoa mà tôi thực tập, gương mặt mỗi người đều rất bình tĩnh, nếu không chứng kiến tôi đã không biết, bọn họ đều rất tỉnh, trong lòng họ đều biết và ngầm hiểu với nhau.

Nhân viên khiêng cáng đứng bên cạnh nhưng giả vờ không thấy. Họ còn khuyên tôi, bởi vì theo tôi thấy bản tính hai người họ cũng không phải là xấu xa, chẳng qua họ đã bị cái thể chế này lừa đảo, họ nói tôi đừng có quản việc này, thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, làm tốt việc của mình là được. Hẳn đây không phải là lần đầu họ làm việc này. Nếu là lần đầu thì đã có biểu lộ rồi, còn đây họ giả vờ như không thấy, xem như là một việc xảy ra tự nhiên, rất đỗi bình thường, giống như là việc ăn cơm, đi ngủ vậy.

Xảy ra như thế toàn bộ đều là những người già không nơi nương tựa.

Những viện phí mắc nợ đều bắt các bác sĩ và y tá gánh chịu, tương đương là hiệu quả thành tích của các phòng khoa đều đi xuống. Điều này nói ra thật tàn khốc, rất hiện thực. Tôi cũng từng gặp qua trường hợp bệnh nhân trị bệnh xong thì bỏ trốn, cuối cùng bác sĩ phải bỏ tiền ra trả. Bệnh viện phải tạo ra lợi nhuận, tiền lời phải được giao nộp lên cục tài chính, không được tự giữ lại, sau đó cục tài chính và chính phủ quy hoạch lại rồi mới cho rút tiền.

Nếu bệnh nhân vào ICU bị bệnh trầm trọng, quyền cấp cứu được quyết định bởi bác sĩ ICU đang trực. Bệnh nhân nếu có giá trị thì anh ta làm cấp cứu, nếu không có giá trị thì anh ta làm qua loa, chính là có cách làm như vậy, người nhà đến nhìn ngó một cái, sau khi họ rời đi thì bệnh nhân đã nhắm mắt xuôi tay rồi. Có giá trị cấp cứu hay không phụ thuộc vào việc người nhà anh có tiền hay không, ngoài ra nếu bệnh nhân có khả năng ở lại bệnh viện lâu thì sẽ cấp cứu. Nếu như người nhà không có tiền và không chi trả được, hoặc người nhà bủn xỉn thì sẽ buông tay không cứu.

Tôi đã thực tập một năm rưỡi, sau khi sự việc ông cụ phát sinh thì làm hơn nửa năm nữa.

Phóng viên: Cố Hiểu Hoa và Lý Tân An đưa tin

Biên tập: Lý Mộc Ân

Theo The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng