Lý giải tội ác của ISIS: Koran gốc có thể bị sửa đổi

29/09/14, 20:14 Tri thức

“Ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng”, trích kinh Koran 8:12 hiện nay.

Bản kinh Koran đang được các cộng đồng Hồi giáo sử dụng rộng rãi ngày nay có thể sai lệch nhiều so với bản gốc, không loại trừ khả năng những người sao chép đã đưa vào các học thuyết phục vụ cho mục đích chính trị của họ.

Sự thay đổi này có thể là nguyên nhân dẫn đến những tội ác hiện nay của Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Ảnh: Một phiến quân ISIS chuẩn bị chặt đầu nhân viên cứu trợ người Anh David Haines

 

Niềm tự hào của người Ả rập

Mô tả bức tranh Đức mẹ Maria ôm một văn bản tiếng Ả Rập, Tu viện Đức Mẹ, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp ở Sednaya, Syria.

Đối với đại khối các dân tộc Ả  rập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Ả rập của kinh Koran là một kiệt tác phẩm thi văn. Về phương diện tâm linh, kinh Koran là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mô-sê (Moses) qua Ki Tô (Jesus) đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad.

Đọc kinh Koran, chúng ta sẽ thấy những nhân vật quan trọng của hai đạo Do Thái và Ki Tô được Muhammad thường xuyên nhắc tới. Trước khi có kinh Koran, người Ả  rập có mặc cảm là một chủng tộc thiếu văn hóa và họ tỏ ra trọng nể người Do Thái và Ki Tô. Cho nên, trong ngôn ngữ Ả  rập có danh từ “Dhimmi” để gọi chung cho Do Thái và Ki Tô. Danh từ này có nghĩa là “những người có sách Thánh Kinh” (People of the Books). Sự xuất hiện kinh Koran vào đầu thế kỷ 7 đã đem lại cho các dân tộc Ả  rập một niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh Kinh viết bằng tiếng Ả  rập. Họ đón nhận đạo Hồi là đạo của dân tộc chứ không phải là đạo ngoại lai.

Kinh Koran và đạo Hồi là hai yếu tố quan trọng đem lại hứng khởi tinh thần và là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ả rập lại với nhau, biến đại khối Ả rập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh trong nhiều thế kỷ.

Một mẫu viết tay kinh Koran ở thế kỷ thứ 7
Một mẫu viết tay kinh Koran ở thế kỷ thứ 7

Phần lớn kinh Koran (85 chương) được Muhammad viết tại Mecca, còn lại 29 chương viết tại Medina. Muhammad viết Koran trên lá cọ khô và trên những tấm da súc vật phơi khô. Sau khi Muhammad chết vào năm 632, phần lớn các bản chép tay nói trên bị thất lạc hoặc phân tán rải rác nhiều nơi. Năm 657, 25 năm sau khi Muhammad qua đời, vua Uthman công bố bản kinh Koran do Zayd biên tập và gọi nó là “MUSHAF”, nghĩa là “Kinh Thánh chính thức của mọi người Hồi Giáo”.

Ban biên tập của Zayd chép cuốn Kinh Thánh này thành 4 bản giống nhau để lưu trữ tại 4 thành phố: Medina, Basra và Kufa (Iraq) và tại Damacus (Syria). Sau đó, Uthman ra lệnh tiêu hủy toàn bộ các bản viết tay của Muhammad trên lá cọ và da thú vật. Do sự thiêu hủy các bản viết tay của Muhammad theo lệnh của vua Uthman đã không được thi hành triệt để nên ngày nay người ta đã thu thập được 5 bản chính viết trên da súc vật.

Hoài nghi với bản gốc

Các học giả nghiên cứu về Hồi giáo xác nhận, kinh Koran hiện nay đã bị sửa lại so với bản gốc được viết trên lá cọ và da thú vật.

So sánh các bản chính nói trên với Kinh Koran do Uthman công bố năm 657, người ta đã phát giác có nhiều sự khác biệt. Các học giả nghiên cứu về Hồi Giáo xác nhận: Việc Uthman ra lệnh tiêu hủy các bản viết tay của Muhammad là một tổn thất hết sức nặng nề cho Hồi Giáo. 5 bản viết tay trên da súc vật mà ngành khảo cổ đã thu thập được cũng đủ xác minh một sự thật đáng buồn: Zayd và ban biên tập của ông ta có thể đã không thu thập đầy đủ các thủ bản của Muhammad, khi chép lại có thể đã bỏ sót một số câu thơ của kinh Koran và cuối cùng không có gì bảo đảm là Zayd và ban biên tập đã không tự ý sửa đổi Kinh Koran theo ý riêng của mình.

Tuy nhiên, hầu hết các tín đồ Hồi giáo hiện nay không biết những vấn đề nói trên. Họ vẫn tin rằng bản kinh Koran bằng tiếng Ả rập do vua Uthman công bố năm 657 là kinh Koran do Thiên Chúa Allah mặc khải cho Muhammad.

Trong bản kinh Koran hiện nay, việc giết hại những người ngoại đạo được khuyến khích: “Ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng” (Koran 8:12). Một điều gây tranh cãi là kinh Koran xúi giục các tín đồ Hồi Giáo giết người ngoại đạo mà không phải chịu trách nhiệm về hành vi sát nhân này vì đó là thay mặt Thiên Chúa (Allah) hành động: “Không phải các con đã giết chúng mà Thiên Chúa mới là đấng đã giết chúng và không phải các con đã đập tan kẻ thù mà Thiên Chúa mới là đấng đã dẹp tan chúng” (Koran 8:17).

Anh Kiệt (Tổng hợp)  

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời