Lũ số 3 đã hình thành trên sông Trường Giang, đập Tam Hiệp còn trụ được bao lâu nữa?

28/07/20, 08:52 Trung Quốc
dap tam hiep xa lu

Ngày 26/7, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa nhận thượng nguồn sông Dương tử đã hình thành “cơn lũ số 3 năm 2020”, dự đoán dòng chảy tối đa vào hồ chứa Tam Hiệp là 60.000 mét khối mỗi giây. Ngoại giới lo ngại đập Tam Hiệp sẽ không thể chịu đựng thêm được nữa.

Lũ số 3 đã hình thành trên sông Trường Giang, ngoại giới lo ngại đập Tam Hiệp sẽ không thể chịu đựng thêm được nữa. (Ảnh: Standard)

Kể từ tháng 6 đến nay, lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc đã phải liên tục hứng chịu những trận mưa to xối xả không ngừng, trận lũ số 1 và số 2 cũng lần lượt xuất hiện trong năm nay. Đến thời điểm hiện tại, đập Tam Hiệp vẫn không ngừng xả lũ, khiến cho các khu vực tại trung và hạ lưu sông Dương Tử liên tục phải hứng chịu lũ lụt.

Truyền thông ĐCSTQ đưa tin, “cơn lũ số 3 trên sông Dương Tử năm 2020” đã gây sạt lở ở thượng nguồn sông Dương Tử. Bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, những khu vực thuộc thượng nguồn sông Dương Tử như Sông Mân Giang, Sông Gia Lăng, đập Hướng Gia Bá đến Thốn Than, và thậm chí cả khu vực Tam Hiệp đều có lượng nước tăng mạnh. 

Lưu lượng nước vào đập Tam Hiệp tăng lên nhanh chóng, và đến 2 giờ chiều ngày 26/7, tốc độ dòng chảy đã đạt 50.000 mét khối mỗi giây. Theo quy định đánh số lũ của các con sông lớn trong cả nước, mực nước đã đạt tiêu chuẩn đánh số lũ.

Hình ảnh đập Tam Hiệp tăng cường xã lũ. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Cục Thủy văn thuộc Ủy ban Thủy lợi sông Dương Tử của Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã chính thức tuyên bố vào ngày 26/7 rằng, trên thượng nguồn sông Dương Tử đã hình thành “cơn lũ số 3 năm 2020”. Dự kiến, lưu lượng dòng chảy của đập Tam Hiệp đến ngày 27/7 sẽ là  60.000 mét khối mỗi giây.

Cục Thủy văn của Ủy ban sông Dương Tử đã đưa ra cảnh báo vàng lũ lụt tại Hồ chứa Tam Hiệp và khu vực Thốn Than thuộc thượng nguồn sông Dương Tử. Cảnh báo cam về lũ lụt tại các đoạn bên dưới Thành Lăng Ki, hồ Động Đình, hồ Bà Dương, sông Thủy Dương, và cảnh báo xanh lũ lụt tại sông Kinh Giang.

Ngoài ra, hãng thông tấn CNA của Đài Loan cho biết, do ảnh hưởng bởi mưa lớn liên tục ở lưu vực sông Dương Tử, tòa nhà của Nhà máy sửa chữa Đường Đại ở Tân Bình, thôn Bắc giang, thị trấn Quyết Khê, quận Tự Châu, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị ảnh hưởng bởi lở núi và lũ quét vào khoảng 1 giờ 30 phút rạng sáng ngày 26/7. Một lượng lớn đất đá đã cuốn trôi nhà máy và ít nhất hai người thiệt mạng.

Vào ngày 25/7, một vụ lở núi cũng được ghi nhận tại thôn Lục Tỉnh, xã Thổ Địa, quận Vũ Long, thành phố Trùng Khánh, đây cũng là một khu vực nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử. Theo báo cáo, vụ lở núi đã chặn ngang lòng sông Thương Hà ở địa phương, tạo thành một hồ nước tạm thời với khối lượng nước là 420.000 mét khối, và đang có hiện tượng rò rỉ nước, gây nguy cơ vỡ bờ hồ bất cứ lúc nào.

Tại huyện Kiến Thủy, tỉnh Hồ Bắc, thuộc khu vực Hồ chứa Tam Hiệp, vào ngày 26/7, mưa như trút nước khiến khu vực nội thành bị ngập lụt. Chính quyền huyện đã tiến hành công tác ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ cấp 1.

Đập Tam Hiệp có thể tồn tại trong bao lâu? Trên thực tế, cho tới nay mức độ an toàn của đập Tam Hiệp vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trong một thời gian dài. Vào ngày 18/7, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ cũng đã thừa nhận rằng đập Tam Hiệp đang có hiện tượng “dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng”, nhưng không tiết lộ dữ liệu chi tiết.

Sau đó, vào ngày 23/7, một video “Diễn tập vỡ đập Tam Hiệp” đã được đăng tải lên mạng xã hội. Theo như giới thiệu của video, nếu đập Tam Hiệp vỡ, lũ lụt cao gần 100 mét sẽ được giải phóng với tốc độ hơn 100km mỗi giờ. Trong vòng 30 phút sau khi vỡ đập, trận lũ sẽ phá hủy đập Cát Châu và đến thành phố Nghi Xương, với tốc độ 70km mỗi giờ, trận lũ sẽ phá hủy cả Nghi Xương. Và trong vòng 5 giờ, mực nước ở Nghi Xương sẽ cao tới 10 mét.

Video ‘mô phỏng đập Tam Hiệp bị vỡ’, nhiều nơi nhanh chóng bị nhấn chìm, một nhân viên phòng chống lũ ở Trung Quốc đánh giá video này làm rất chuyên nghiệp, không phải là truyền ra từ tay người thông thường.

Video này đã gây xôn xao trên mạng xã hội, thế nhưng phía chính quyền Trung Quốc lại không đưa ra bất kỳ phản hồi nào. Theo một nhân viên kiểm soát lũ tuyến đầu của tỉnh An Huy, sau khi xem video, ông cho rằng video này rất có thể là do một bộ phận người trong chính phủ làm ra, bởi vì người bình thường không thể đưa ra những suy đoán chuyên nghiệp như vậy, Nhưng tại sao quan chức chính phủ lại phát hành video này và đưa nó lên Internet để lưu hành, ông nói rằng ông không biết nguyên nhân.

Do đó, hiện tại tình hình kiểm soát lũ ở Trung Quốc đang rất nghiêm trọng, và điều gì sẽ xảy ra nếu có một siêu lũ khác ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp bùng phát. Điều này quả thực đã khiến ngoại giới lo lắng.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng