Ứng nghiệm lời tiên đoán của một tiểu thuyết gia về số phận của Hồng Kông

12/11/19, 21:39 Trung Quốc

36 năm trước, trong một cuốn tiểu thuyết của mình, tiểu thuyết gia nổi tiếng Nghê Khuông đã tiên đoán về sự sụp đổ của một thành phố quan trọng trong nền kinh tế thế giới khi rơi vào tay một nhóm người. Và giờ đây, người ta phải thán phục tài nhận định của ông khi lời tiên đoán đó đã trở thành sự thật.

Tiểu thuyết gia và nhà biên kịch nổi tiếng người Mỹ gốc Hồng Kông Nghê Khuông. (Ảnh qua HKTDC.com)

Tác giả Nghê Khuông, 84 tuổi, là một tiểu thuyết gia và nhà biên kịch nổi tiếng người Mỹ gốc Hồng Kông. Ông đã viết hơn 300 tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và võ thuật bằng tiếng Trung cùng hơn 400 kịch bản phim. 

Nghê Khuông chuyên viết về các thể loại như: trinh thám, khoa học viễn tưởng, kiếm hiệp, thần bí,… Cảm hứng của ông rất dồi dào, khả năng vốn có cùng tinh thần tìm tòi học hỏi bền bỉ, khiến cho các tác phẩm mà ông viết đều đi sâu vào lòng người. Người ta nói ông là người có khả năng viết suốt 30 năm mà linh cảm không ngừng, đề tài bất tận, và vẫn đảm bảo sách bán chạy. 

Lời ‘tiên tri’ bí ẩn

Trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Truy Long”(Chasing the Dragon) xuất bản năm 1983, sau này được chuyển thể thành phim “Trùm Hương Cảng”, Nghê Khuông có lời tiên đoán như sau: 

“… Một thành phố lớn, thậm chí là một thành phố có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, có thể phải chịu chung số phận. Bạn không cần phải phá hủy các tòa nhà của thành phố này. Bạn không cần giết bất kỳ cư dân nào, thậm chí bề ngoài thành phố này vẫn giống hệt như trước đây, nhưng chỉ cần những lợi thế ban đầu của thành phố này biến mất, nó có thể bị phá hủy và hủy diệt.

Kết cục này có thể là hậu quả từ những lời nói và hành động ngu ngốc của một số người. Một quyết định thiếu hiểu biết từ một vài người có thể phá hủy một thành phố lớn. Thành phố đó vẫn sẽ tồn tại trên bản đồ, nhưng chỉ là một cái vỏ rỗng và vô hồn”.

36 năm sau, tác giả Nghê Khuông đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng thành phố bí ẩn mà ông đề cập đến chính là Hồng Kông. Trong cuốn tiểu thuyết đó, ông đã tiên đoán về số phận của thành phố này. 

Hông Kông, một trong những trung tâm tài chính toàn cầu đã bị rung chuyển suốt mấy tháng qua vì các cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ. (Ảnh qua theowp.org)

Vào thời điểm đó nhiều người dân đều đang rất lo lắng về tương lai của Hồng Kông. Trong cuốn sách, nhân vật chính đeo kính râm là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Triệu Tử Dương đã đặt câu hỏi: “Anh sợ điều gì?” Và câu trả lời là: “Tất nhiên tôi sợ ông sẽ phá hủy hoàn toàn một thành phố lớn”.

“Tôi không tin có chuyện ‘một quốc gia, hai chế độ’ tồn tại”

Nhiều năm sau, khi nói về cách ông có thể dự đoán chính xác tương lai của Hồng Kông, Nghê Khuông đã rất hùng hồn nói về chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’:

“Sau khi Hồng Kông được trao trả về cho ĐCSTQ, Đảng này sẽ thống trị bằng những nguyên tắc của họ. Giờ đây người ta đang nói về cái kết của chính sách ‘một quốc gia hai chế độ’. Và tôi đã không thể nhịn cười. Tôi nói rằng họ quá ngây thơ. Tôi không tin có chuyện ‘một quốc gia, hai chế độ’ tồn tại. ĐCSTQ đã có tuyên bố cuối cùng về Hồng Kông. Làm sao người ta có thể tin tưởng ĐCSTQ được?”

Về những lợi thế của Hồng Kông, tiểu thuyết gia cho biết: “Ưu điểm của Hồng Kông là tự do. Khi tự do không còn thì thành phố này sẽ bị phá hủy. Tự do ngôn luận là mẹ của tất cả các quyền tự do. Nhưng giờ đây, nếu các thành viên của Hội đồng Lập pháp nói những lời trái ý với ĐCSTQ thì họ sẽ bị loại khỏi quốc hội. Điều này hoàn toàn trái với nguyên tắc của một xã hội tự do”.

Khi nói về tương lai của Hồng Kông, Nghê Khuông khẳng định: “Làm sao có được hy vọng ở nơi mà ĐCSTQ cai trị? Không có hy vọng, thì Hồng Kông cũng giống như bất kỳ thành phố nào ở Trung Quốc đại lục thôi. Vì thế mà vị thế của Hồng Kông ngày càng nhỏ đi và các quan chức tham nhũng của Trung Quốc đơn giản chỉ là lợi dụng Hồng Kông để chuyển tiền đến thế giới phương Tây mà thôi”.

Nghê Khuông chưa bao giờ che giấu quan điểm chống ĐCSTQ của mình. Ông tin rằng: “Chủ nghĩa tư bản quan liêu của Trung Quốc là hình thức chủ nghĩa tư bản tàn nhẫn nhất, và họ sẽ không bao giờ đồng cảm với người dân. Điều khủng khiếp nhất về ĐCSTQ là khả năng tẩy não, kiểm soát ý chí người khác và những người trong chính quyền cộng sản này sẽ trở thành một cỗ máy hoàn toàn chỉ biết vâng lời mà thôi”.

Thiên Hoa (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?