Lợi dụng hiện tượng biến đổi khí hậu và 3 bước để chính trị hóa một phong trào

04/07/18, 11:41 Trung Quốc

Hiện tượng biến đổi khí hậu qua tay các chính trị gia đã không còn là vấn đề môi trường đơn thuần. Thổi phồng vấn đề và thêm mục đích chính trị vào các hiệp định là mô típ thường được họ áp dụng.

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore. (Ảnh: qua Twitter)

Các nhà khoa học đang thực sự lo lắng về biến đổi khí hậu hẳn là những người bị xúc phạm nặng nhất khi vấn đề biến đổi khí hậu bị chính trị hóa bởi các chính trị gia cánh tả và cộng đồng chính sách quốc tế thu hẹp phạm vi trách nhiệm. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu chỉ bằng một bản kế hoạch điều chỉnh đã biến vấn đề này thành tín ngưỡng chính trị cho các “tín hữu” đã cam kết, những người chỉ biết sống vì lợi ích chính trị.

Không phải là khí hậu sẽ không thay đổi trong tương lai, hoặc ảnh hưởng của con người lên khí hậu là không đáng kể. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hiện tượng biến đổi khí hậu do chính phủ đưa ra chủ yếu nhằm thu lợi từ người dân bằng việc đánh thuế trên khí thải CO2.

Bình luận về vấn đề này, biên tập viên Geoffrey Grider của trang Now The End Begins cho biết:

Khi còn là một thiếu niên trong những năm 1970, tôi vẫn nhớ rất rõ những tờ báo hàng đầu lúc nào cũng thổi phồng về hiện tượng đóng băng toàn cầu do ảnh hưởng của con người. Sau đó chúng ta cũng đã có những tin tức giả mạo còn hơn thế nữa.

Theo các nhà khoa học, lý do được nêu tại thời điểm đó là do chúng ta sử dụng quá nhiều sản phẩm bình phun aerosol và nó đã tạo ra một lỗ hổng trên tầng ozone, sự cố này sẽ tạo ra một kỷ Băng Hà khác…. Tiếp theo là sự phô trương của Cựu Phó Tổng thống Al Gore, với các bài diễn thuyết khắp nơi về biến đổi khí hậu làm cho thế giới lo sợ.

Các hoạt động của ông không ngăn được hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhưng đã khiến ông trở nên giàu có hơn rất nhiều lần. Khoảnh khắc mà chúng ta biết sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu chỉ là trò bịp là khi Al Gore bán kênh truyền hình Current Tv của mình cho một công ty dầu khí của Ả-rập. Các công ty dầu mỏ với các nguyên liệu hóa thạch có phải là ‘kẻ xấu’ gây biến đổi khí hậu không? Bạn biết không… mọi người điều thích bị lừa”.

Báo Times năm 1977 nói về hiện tượng đóng băng toàn cầu, năm 2007 về hiện tượng ấm lên toàn cầu. (Ảnh: nowtheendbegins.com)

Hầu hết chính phủ các nước đều kêu gọi cắt giảm lượng khí thải cacbon dioxide. Vấn đề biến đổi khí hậu là chính sách ưu tiên của Quốc hội Mỹ từ năm 1988, khi diễn ra các cuộc điều trần đầu tiên của quốc hội về vấn đề này. Tuy nhiên đến năm 2018, Tổng thống Trump đã rút khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris và tuyên bố đây chỉ là trò đùa không hơn không kém.

Nguyên nhân khiến biến đổi khí hậu là vấn đề chủ yếu trong các văn bản của hiệp định Paris là do hiệp ước này tuyên bố rằng hoạt động liên quan đến khí hậu phải bao gồm các mối quan tâm về “bình đẳng giới, nữ quyền, và công bằng giữa các thế hệ”, cũng như các vấn đề về chính trị.

Quan niệm của các tổ chức chính trị xã hội cho rằng sự xấu đi của biến đổi khí hậu sẽ đưa con người đến vực thẳm, đã không còn sức thuyết phục.

Kết quả này có thể đoán trước được. Nhà khoa học và chính trị gia Anthony Downs đã mô tả quỹ đạo đi xuống của nhiều hoạt động chính trị trong một bài viết về lợi ích công cộng: Up and down with ecology: The ‘issue-attention cycle’ (tạm dịch: Lên xuống với sinh thái học: ‘Chu kỳ chú ý vấn đề’) được công bố vào năm 1972, trước khi chiến dịch biến đổi khí hậu bắt đầu.

Quan sát các cuộc vận động chính trị đã phát sinh để đưa ra các chính sách về tội phạm, nghèo đói và thậm chí cả cuộc chạy đua ra ngoài không gian giữa Mỹ-Liên Xô, ông Downs nhận ra một chu kỳ mà các chính trị gia hay sử dụng gồm có 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên liên quan đến các nhóm chuyên gia và các nhà hoạt động kêu gọi sự quan tâm đến một vấn đề chung, để nhanh chóng dẫn đến giai đoạn thứ hai, trong đó các phương tiện truyền thông và tầng lớp chính trị tìm ra cách giải quyết.

Giai đoạn 2: Có thể gọi đây là giai đoạn “dopamine” (tên một loại thuốc được dùng để điều trị sốc và hạ huyết áp) – khi các nhà chính trị tuyên bố sự nguy hiểm của vấn đề đang quan tâm và cần sự can thiệp hay bảo vệ từ chính phủ. Xu hướng này giải thích đúng bản chất của việc Al Gore đã dùng để phô trương với mọi người về sự báo động của biến đổi khí hậu.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn mấu chốt. Như Downs giải thích, sẽ sớm có một nhận thức lan rộng cho rằng chi phí giải quyết vấn đề là rất cao. Sau đó Liên Hợp Quốc mở những cuộc họp với cam kết hoàn thành sứ mệnh giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần, được đưa vào các đề xuất không thực tế như nghị định thư Kyoto. Ông Downs tiếp tục: “Lợi ích mà người dân nhận được từ những cách giải quyết này dần dần giảm đi rõ rệt”.

Mặc dù các cuộc khảo sát ý kiến ​​cho thấy khoảng một nửa dân số Mỹ coi biến đổi khí hậu là một vấn đề nan giải, nhưng vấn đề này chưa bao giờ nhận được sự quan tâm nổi bật trong công chúng, bất chấp sự báo động của các chiến dịch tuyên truyền về biến đổi khí hậu. Trong cuộc thăm dò hàng năm của trung tâm nghiên cứu Pew, người Mỹ đã liên tục xếp hạng biến đổi khí hậu vào thứ 19 hoặc 20 trong 20 vấn nạn hàng đầu. Ngoài ra, trong khảo sát hàng năm của Gallup về các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu thường được xếp hạng sau cả ô nhiễm không khí và nước.

Downs đưa ra kết luận: “Trong giai đoạn cuối cùng, một phương án mới sẽ được thay thế vào lúc mối quan tâm của dư luận lên cao trào nhất, sau đó kéo dài cho đến khi bị lãng quên, hay ít được chú ý, hoặc chỉ còn lác đác vài người quan tâm”. Downs dự đoán chính xác các chính sách về môi trường cũng sẽ đi theo hướng này bởi vì việc giải quyết các vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích thương mại mà các nhà hoạt động khí hậu không muốn thực hiện.

Một trường hợp điển hình là các nhà vận động khí hậu thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, trong khi họ bỏ qua năng lượng hạt nhân bởi vì nó không phù hợp với tầm nhìn về nguồn nhiên liệu xanh không tưởng của họ.

Một nghiên cứu mới về quỹ hoạt động từ thiện liên quan đến khí hậu của Matthew Nisbet phát hiện từ năm 2011 – 2015, 556,7 triệu USD đã được chi để nghiên cứu nhiên liệu xanh, nhưng không có một khoản trợ cấp nào hỗ trợ cho việc xúc tiến hoặc giảm chi phí cho năng lượng hạt nhân. Năng lượng xanh được xem trọng chỉ đơn giản vì được dư luận ưa chuộng và chống lại ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Bảo Long, theo NTEB

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng