Liên Hiệp Quốc: Trung Quốc đang giết hại và thu hoạch nội tạng của những người có tín ngưỡng
Mới đây, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đưa ra thông báo, chính quyền Trung Quốc đang ra sức thu hoạch và buôn bán nội tạng từ các nhóm dân tộc thiểu số và các tôn giáo bị đàn áp trên quy mô lớn.
Trong buổi phát biểu tại trụ sở của hội đồng thành phố ở Geneva hôm thứ Ba, luật sư Hamid Sabi đã công bố những phát hiện của Tòa án xét xử Trung Quốc, một tòa án độc lập tra xét chứng cứ và các cáo buộc về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.
Ông Sabi nói với hội đồng rằng, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cần có nghĩa vụ pháp lý, hành động cụ thể sau khi báo cáo cuối cùng của tòa án hồi tháng 6 đã cho thấy, “tội ác chống lại loài người, chống lại các học viên Pháp Luân Công và người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc đã được chứng minh là sự thật.”
Toà án xét xử Trung Quốc do ngài Geoffrey Nice QC làm chủ tọa. Ông từng là công tố viên tại tòa án hình sự quốc tế Nam Tư cũ, đồng thời là người đứng đầu vụ kiện chống lại Slobodan Milošević (Tổng thống Nam Tư cũ, lãnh đạo đảng cầm quyền XHCN Serbia, bị kết tội diệt chủng và thảm sát). Ông đã lắng nghe và thu thập các bằng chứng từ các nhà điều tra nhân quyền, các chuyên gia y tế và các nhân chứng có liên quan.
Tòa án kết luận rằng đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã thu hoạch nội tạng từ những người học Pháp Luân Công trong ít nhất 20 năm qua. Môn tập luyện này vẫn còn đang tồn tại cho đến ngày nay.
Theo phán quyết cuối cùng của tòa án, những người bị giam giữ “đã bị giết hại và bị… cắt lấy thận, gan, tim, phổi, giác mạc trong khi còn sống và biến thành hàng hóa để bán, trong khi thân xác của họ bị loại bỏ.
Toà án cho biết cũng có bằng chứng xác minh việc chính quyền Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của những người bị giam giữ: cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, cũng như người Tây Tạng và các nhóm Kitô hữu.
Chiến dịch giam giữ Trung Quốc và cải tạo giam hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở tây bắc Tân Cương đã thu hút sự chú ý và lên án của quốc tế. Toà án đã tìm được bằng chứng rằng những người này bị “sử dụng như một ngân hàng nội tạng“ và bị kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc lạm dụng các biện pháp cấy ghép nội tạng phi đạo đức và nói rằng họ đã ngừng sử dụng nội tạng từ các tử tù vào năm 2015. Trong một tuyên bố hồi đầu năm nay, họ đã cáo buộc Tòa án xét xử Trung Quốc có trụ sở tại Luân Đôn vì liên tục tạo ra “các tin đồn”.
Nhưng Sir Geoffrey cũng phát biểu tại một sự kiện của Liên Hợp Quốc do tổ chức phi chính phủ tổ chức vào hôm thứ ba rằng, bằng chứng được đưa ra bởi tòa án có nghĩa là cộng đồng quốc tế “không còn lý do để né tránh nữa và họ nên công nhận sự thật đó.”
Theo tòa án thì hành vi cấy ghép nội tạng ước tính đã kiếm lợi cho Trung Quốc hơn 1 tỷ usd (801,4 triệu bảng) mỗi năm. Ngài Geoffrey kêu gọi Hiệp hội Cấy ghép Quốc tế và các hiệp hội y tế quốc gia liên quan đến phẫu thuật cấy ghép “đối mặt với những công bố được tiết lộ trong bản án của Toà án xét xử Trung Quốc và có hành động cụ thể.”
Một số quốc gia như: Ý, Tây Ban Nha, Israel và Đài Loan, đã có những biện pháp chế tài đối với những người cố ý tìm cách đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng.
Tổ chức Liên minh Quốc tế chấm dứt lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc (International Coalition to End Transplant Abuse in China), gọi tắt là Etac, đồng thời cũng là tổ chức đã khởi xướng Tòa án xét xử Trung Quốc cho biết, họ hy vọng đệ trình một dự luật riêng dành cho việc ngăn chặn hành vi du lịch cấy ghép nội tạng phi đạo đức tại quốc hội Anh vào tháng 10 này.
Video: Tòa án đã thu thập đủ bằng chứng về tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
Ông Susie Hughes, giám đốc điều hành tổ chức cho biết, Etac hy vọng những phát hiện của mình sẽ thúc đẩy Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thành lập một Ủy ban điều tra về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Sabi nói rằng việc nhắm vào các nhóm dân tộc thiểu số để thu hoạch nội tạng đã “được xác định là tội diệt chủng”, và ông cũng so sánh tội ác này với các ví dụ khác về các cuộc đàn áp tôn giáo, đàn áp chủng tộc hàng loạt trong lịch sử gần đây.
“Mọi tội ác đều phải trả giá, Đức quốc xã giết hại người Do Thái, vụ thảm sát của Khmer Đỏ hoặc tội ác diệt chủng Tutsi đều của chính quyền Rwanda đều không tàn ác hơn việc cắt lấy tim và các bộ phận khác khỏi một thân thể vẫn đang còn sống của những người thiện lương, vô tội”, Sabi nói với Hội đồng Nhân quyền. “Đây là nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết hành vi tội ác này.”
Thiện Thành (Theo Independent)