Lịch sử thăng trầm trong mối quan hệ Trung Quốc – Campuchia

26/07/17, 14:23 Trung Quốc

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia bắt đầu từ thế kỷ thứ 13, khi nhà ngoại giao Trung Quốc Chu Đạt Quan đến thăm Vương quốc Angkor năm 1296. Hơn 700 năm sau, mối quan hệ giữa hai nước này đang ở giai đoạn mạnh mẽ nhất từ trước tới nay.

Monineath (trái) vẫy đám đông sau khi được Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (giữa) mời đến Bắc Kinh ngày 23/4/1973. (Ảnh: Pinterest)
Monineath (trái, vợ của Hoàng thân Norodom Sihanouk) vẫy đám đông sau khi được Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (giữa) mời đến Bắc Kinh ngày 23/4/1973. (Ảnh: Pinterest)

Trung Quốc và Campuchia mặc dù có lịch sử quan hệ ngoại giao lâu dài, nhưng chỉ mới trở nên thân thiết với nhau trong Thế chiến II và sau khi Campuchia giành được độc lập từ năm 1953.

Khi Thế chiến II kết thúc năm 1945, thế giới vẫn đang trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa cộng sản và phe dân chủ, khi đó, Quốc trưởng Vương quốc Campuchia là Hoàng thân Norodom Sihanouk đã tuyên bố trung lập. Tuy nhiên, Campuchia lại theo đuổi mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giảm nhẹ tầm ảnh hưởng của những nước láng giềng là Thái Lan và Nam Việt Nam, vốn đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quân nổi dậy chống Sihanouk.

Trung Quốc bị cô lập vì lựa chọn chủ nghĩa cộng sản, nên đã tìm kiếm sự ủng hộ từ Campuchia trong nỗ lực tìm kiếm một ghế ở Liên Hợp Quốc thay thế Đài Loan, vốn đã ly khai khỏi đại lục sau khi Mao Trạch Đông nắm quyền lực vào năm 1949. Trung Quốc cũng hy vọng duy trì Campuchia như một đồng minh trước những ảnh hưởng ngày một tăng của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Một số chuyên gia coi tình bạn khăng khít giữa Sihanouk và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai như một đóng góp vào mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước này. Henri Locard, một học giả người Pháp chuyên về lịch sử Campuchia, nói rằng lối hành xử của Chu Ân Lai đã giúp lấy được lòng Sihanouk và thuyết phục được ông này rằng có thể tin cậy được Trung Quốc.

Hai người lần đầu tiên gặp mặt ở bên lề Hội nghị Bandung tháng 4/1955 ở Indonesia, khi các nhà lãnh đạo một một số cựu thuộc địa mới được độc lập ở châu Á và châu Phi họp mặt để thảo luận về việc ngăn chặn chủ nghĩa thuộc địa.

Mười tháng sau, Sihanouk có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Trung Quốc, và một tháng sau đó, ông này mời Chu Ân Lai đến thăm Campuchia. Trung Quốc coi hai chuyến thăm này là chưa có tiền lệ vì đã diễn ra khi hai nước vẫn chưa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 19/7/1958, Bắc Kinh và Phnom Penh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Campuchia công nhận tính hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và bác bỏ tuyên bố của Đài Loan về một nhà nước độc lập.

Mối quan hệ của 2 nước tiếp tục được cải thiện cho đến năm 1967, khi Sihanouk phát hiện ra rằng Trung Quốc đang chống lưng cho một phong trào cộng sản ở Campuchia, mặc dù căng thẳng sau đó đã dịu đi khi Chu Ân Lai gặp gỡ với Đại sứ Campuchia ở Bắc Kinh.

Khi nền quân chủ của Campuchia bị lật đổ trong một vụ đảo chính năm 1970 do Nguyên soái Lon Nol chủ mưu, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới quyền Mao Trạch Đông đã hoàn toàn ủng hộ chính phủ lưu vong của Sihanouk và cuộc vận động của nó chống lại nước Cộng hòa Khmer mới thành lập.

Hỗ trợ Khmer Đỏ

Bức ảnh chụp vào những năm 1970 ở bên ngoài Campuchia cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) tiếp đón quan chức hàng đầu của Khmer Đỏ Ieng Sary (phải), còn được biết đến như “Anh Ba”, trong khi người lãnh đạo của Khmer Đỏ là Pol Pot (giữa) đứng nhìn.  Khmer Đỏ chiếm thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 17/4/1975, đánh dấu sự bắt đầu của chế độ diệt chủng đã giết chết tới hai triệu người từ năm 1975 đến năm 1979. (Ảnh: AFP)
Bức ảnh chụp vào những năm 1970 ở bên ngoài Campuchia cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) tiếp đón quan chức hàng đầu của Khmer Đỏ Ieng Sary (phải), còn được biết đến như “Anh Ba”, trong khi người lãnh đạo của Khmer Đỏ là Pol Pot (giữa) đứng nhìn. Khmer Đỏ chiếm thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 17/4/1975, đánh dấu sự bắt đầu của chế độ diệt chủng đã giết chết tới hai triệu người từ năm 1975 đến năm 1979. (Ảnh: AFP)

Ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ được Trung Quốc chống lưng đã lật đổ nước Cộng hòa Khmer và đặt lại tên là Campuchia Dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của Pol Pot, chế độ này đã cai trị đất nước trong gần 4 năm, trong thời gian đó gần 2 triệu người Campuchia đã bị chết vì đói, kiệt sức, lao động cưỡng bức và bị hành quyết.

Trong khi không có tài liệu lịch sử cho thấy phạm vi và mức độ mà Bắc Kinh trợ giúp Pol Pot, người ta tin rằng Trung Quốc là nguồn tài trợ chính cho Khmer Đỏ, cung cấp cho chế độ này viện trợ quân sự, kinh tế và thương mại. Trương Xuân Kiều, kẻ cầm đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, cũng đã bí mật đến Campuchia Dân chủ để giúp Khmer Đỏ viết một bản Hiến pháp vào tháng 1/1976.

Tuy nhiên, Andrew Mertha, tác giả của cuốn sách “Những đồng chí chiến đấu: Viện trợ của Trung Quốc cho Khmer Đỏ”, nói với kênh tiếng Khmer của RFA rằng chế độ của Pol Pot đã không mấy kính trọng đối với Bắc Kinh bất chấp cả sự trợ giúp này.

“Trung Quốc muốn sân bay mà họ đang xây dựng cho nước Campuchia Dân chủ nằm ở miền Tây Bắc của nước này, và trên thực tế, những người lãnh đạo của Campuchia Dân chủ cương quyết rằng nó phải ở trung tâm, ở tỉnh Kampong Chhnang”, Mertha nói.

“Trung Quốc cũng đã tìm cách xây dựng một mạng lưới rada dọc theo bờ biển để theo dõi các hoạt động trong Vịnh Thái Lan, và lại một lần nữa, nhà nước Campuchia Dân chủ đã cương quyết và họ đã đạt được việc đặt những rada đó dọc theo biên giới trên đất liền với Thái Lan, Lào và Việt Nam”.

Theo Mertha, có hai nhân tố chính đã ngăn không cho Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến những người lãnh đạo Khmer Đỏ trong các chính sách quân sự và kinh tế của họ.

“Nhân tố thứ nhất là có một sự nghi ngại thực sự bên phía những người lãnh đạo Campuchia Dân chủ đối với bất cứ người ngoài nào, thậm chí bao gồm cả Trung Quốc vốn là người bạn tốt nhất của họ hồi đó”.

“Nhân tố thứ hai, tôi nghĩ rằng, Trung Quốc đã không thể làm việc được khi thiếu cơ sở hạ tầng và nhân lực được đào tạo trên mặt đất ở Campuchia”.

Mertha nói rằng trong khi Khmer Đỏ kháng lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các khu vực quân sự và kinh tế của họ, thì việc chính quyền này không chú ý đến khu vực thương mại của Campuchia Dân chủ đã cho phép Bắc Kinh thu lợi từ việc kiểm soát xuất khẩu của nước này.

Việt Nam đưa quân vào Campuchia

Các thành viên của một đơn vị pháo binh của các lực lượng vũ trang Việt Nam chống lại quân xâm lược Trung Quốc dọc theo biên giới giữa tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam và Trung Quốc ngày 23/2/1979. (Ảnh: AFP)
Các thành viên của một đơn vị pháo binh của các lực lượng vũ trang Việt Nam chống lại quân xâm lược Trung Quốc dọc theo biên giới giữa tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam và Trung Quốc ngày 23/2/1979. (Ảnh: AFP)

Vào ngày 7/1/1979, các lực lượng vũ trang của Việt Nam và binh lính của Mặt trận Thống nhất Cứu quốc Campuchia (KUFNS) – vốn bao gồm nhiều cựu thành viên bất mãn của Khmer Đỏ, cùng với Thủ tướng hiện thời của Campuchia là Hun Sen – đã tiến quân vào Phnom Penh và kết thúc thời kỳ Campuchia Dân chủ.

Trong cuộc chiến này, Trung Quốc đã phát động một loạt cuộc tấn công qua biên giới lãnh thổ Việt Nam để đáp lại việc Hà Nội lật đổ Khmer Đỏ, vốn lựa chọn một ý thức hệ tương tự với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại một cuộc họp sau đó của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã yêu cầu hội đồng này lên án Việt Nam vì đã xâm lược Campuchia. Trong khi đó, Liên Xô kêu gọi hội đồng lên án Trung Quốc vì đã tấn công Việt Nam. Hoa Kỳ đã hối thúc Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam và Việt Nam rút các lực lượng của mình ra khỏi Campuchia.

Sau khi Khmer Đỏ sụp đổ, một chính phủ do Việt Nam dựng lên đã cai trị Campuchia, khiến cho ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này phai mờ đi. Bắc Kinh vẫn tiếp tục hỗ trợ nhóm này – vốn duy trì sự hiện diện dọc biên giới với Thái Lan – và ủng hộ nhóm này cả về mặt chính trị cho đến khi các thỏa thuận về Giải pháp Chính trị Toàn diện cho cuộc xung đột Campuchia được ký kết ở Paris năm 1991.

Từ thù hận biến thành yêu quý

Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia Dân chủ năm 1979 đã lật đổ quyền thống trị của Khmer Đỏ theo chủ nghĩa Mác-xít cực đoan và làm suy giảm đi sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Campuchia.

Bắc Kinh vẫn tiếp tục cung cấp cho nhóm Khmer Đỏ đã bị lật đổ những hỗ trợ quân sự và chính trị như một phần của nỗ lực duy trì sự ảnh hưởng ở Campuchia, nhưng chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) do Việt Nam dựng lên đã đối trọng bằng cách cấm việc truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước này.

Các trường học tiếng Trung bị PRK đóng cửa, bắt buộc những người Hoa thiểu số phải bí mật học tiếng mẹ đẻ của mình, trong khi những người lãnh đạo như Thủ tướng hiện thời của Campuchia là Hun Sen lên án Trung Quốc là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề của đất nước trong những năm 1980.

Tuy nhiên, Hun Sen đã đón nhận Trung Quốc sau khi ông này phát động một cuộc đảo chính thành công loại bỏ Hoàng tử Norodom Rannariddh – con trai của Quốc vương lúc bấy giờ là Norodom Sihanouk – khỏi vị trí Thủ tướng Thứ nhất của Campuchia vào tháng 7/1997.

Thời kỳ sách nhiễu sau đảo chính đối với những đối thủ chính trị đã khiến các nhà tài trợ quốc tế ngừng việc trợ giúp cho chính phủ của Hun Sen, buộc ông này phải thay đổi lập trường của mình với Bắc Kinh và tìm cách cải thiện mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc.

Một tháng sau vụ đảo chính, Trung Quốc đã cung cấp khoản trợ giúp trị giá 6 triệu USD cho Campuchia, các phái đoàn cấp cao từ hai nước bắt đầu thường xuyên trao đổi qua những chuyến thăm chính thức, và mối quan hệ kinh tế cũng được củng cố.

Vào tháng 12/1997, Trung Quốc cung cấp cho chính phủ của Hun Sen một khoản vay trị giá 2,8 triệu USD để củng cố cho quân đội Campuchia, và vào tháng 7/1998 dòng tiền đầu tư từ Trung Quốc vào Campuchia đã tăng gấp gần 3 lần, lên đến 113 triệu USD từ con số 36 triệu một năm trước đó.

Tuy nhiên, Đài Loan vẫn là nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia và Hun Sen từ chối không thu hẹp mối quan hệ với Đài Bắc để làm hài lòng Bắc Kinh.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân ngày 10/2/1999, giữa những lời đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ ngăn cản những nỗ lực quốc tế nhằm truy tố những người lãnh đạo Khmer Đỏ. (Ảnh: AFP)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân ngày 10/2/1999, giữa những lời đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ ngăn cản những nỗ lực quốc tế nhằm truy tố những người lãnh đạo Khmer Đỏ. (Ảnh: AFP)

Vào tháng 2/1999, Hun Sen đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên với tư cách là người lãnh đạo Campuchia và trở về với một khoản vay không phải trả lãi trị giá 200 triệu USD, cùng với một lời hứa viện trợ 18,3 triệu từ phía Bắc Kinh.

Sứ quán Trung Quốc ở Phnom Penh khi đó tuyên bố rằng gói tài chính này là khoản trợ giúp lớn nhất của Trung Quốc cho một nước khác, ca ngợi chuyến thăm của như một “tầm cao mới” trong quan hệ Trung Quốc – Campuchia.

Những hỗ trợ khác

Cùng với viện trợ kinh tế, Trung Quốc cũng bắt đầu tăng cường hỗ trợ cho quân đội Campuchia sau chuyến thăm của Hun Sen.

Vào tháng 12/1999, Trung Quốc đã cung cấp các vật tư trị giá 1,5 triệu USD để xây dựng một viện quân sự tại Thlork Ta Sek ở tỉnh Kompong Speu của Campuchia, cũng như một lượng thiết bị quân sự đáng kể. Sau khi hoàn thành, sự trợ giúp thêm này đã khiến Trung Quốc trở thành nguồn viện trợ lớn nhất cho quân đội Campuchia.

Đáp lại những quan ngại rằng Trung Quốc đang tạo ảnh hưởng trong các lực lượng vũ trang của Campuchia, Tư lệnh Bộ binh kiêm Phó Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Hoàng gia Campuchia Hun Maneth, cũng là con trai cả của Hun Sen, đã trấn an công chúng rằng việc này “nằm dưới sự kiểm soát của Campuchia”.

Hun Maneth khi đó đã nói: “Các giảng viên là người Khmer, các học viên cũng là người Khmer và tất cả các sĩ quan quân đội sẽ phục vụ đất nước Khmer, chứ không phải Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác”.

Trung Quốc cũng hỗ trợ Campuchia trong việc thành lập một tòa án để xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ, là chế độ đã đã khiến khoảng 2 triệu người Campuchia bị chết vì đói, kiệt sức, lao động cưỡng bức và bị hành quyết.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối ủng hộ sự tham gia của quốc tế trong quá trình xét xử và Hun Sen nói rằng ông này coi một tòa án quốc tế là một “chiêu trò của Liên Hợp Quốc”, vốn nên tập trung vào việc giảm nghèo ở Campuchia thay vì đưa những người lãnh đạo của Khmer Đỏ ra công lý.

Các chuyến thăm Campuchia

Vào tháng 11/2000, Chủ tịch thời đó là Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên đến thăm Campuchia, trong đó ông này và Hun Sen công bố việc mở rộng phạm vi hợp tác song phương. Hun Sen đã tuyên bố ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai khỏi Trung Quốc.

Hai năm sau đó, vào tháng 11/2002, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đến thăm Campuchia hai ngày, sau đó Bắc Kinh đã xóa bỏ khoản vay nợ khoảng 200 triệu USD của Phnom Penh.

Trong chuyến thăm này, ông Chu cũng đã cung cấp cho chính phủ của Hun Sen một khoản vay không lấy lãi và trợ giúp thêm có giá trị 12,5 triệu USD, trong khi hai nước đồng ý ưu tiên phát triển nông nghiệp, nhân lực và cơ sở hạ tầng trong hợp tác song phương.

Vào năm 2006, trong một chuyến thăm tới Phnom Penh của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc đã hứa khoản tiền 600 triệu USD trợ giúp và các khoản vay phát triển cho Campuchia, bao gồm 33 triệu USD cho việc xây dựng một trụ sở làm việc mới cho Hội đồng Bộ trưởng Campuchia.

Gói tài chính này được cung cấp như một món quà cho Campuchia trước thềm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Phnom Penh, một cột mốc được chính thức công nhận vào năm 2008.

Theo RFA

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng