Lễ Tạ ơn – Nguồn gốc của nước Mỹ vĩ đại?

28/11/20, 11:40 Góc Nhìn

Nhân dịp ngày Lễ Tạ ơn – ngày lễ quan trọng nhất của người Mỹ, đài truyền hình NTD đã tổ chức một chương trình đặc biệt, để nói về cuộc khủng hoảng Hiến pháp, lời sám hối và việc tái thiết Lễ Tạ ơn trong lịch sử Mỹ. Chương trình cũng đề cập đến việc TT Trump đã dẫn dắt người Mỹ quay trở lại “niềm tin vào Thần linh” trong thời khắc then chốt này.

Mật mã then chốt giúp người Mỹ tái hiện kỳ tích trong thời khắc đen tối nhất?
Mật mã then chốt giúp người Mỹ tái hiện kỳ tích trong thời khắc đen tối nhất? (Ảnh: NTDVN)

Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với “Thời sự” thứ 5 (25/11), tôi là Lâm Lan.

Hôm nay là ngày lễ quan trọng nhất của người Mỹ, Lễ Tạ ơn. Chúng ta sẽ có một chương trình đặc biệt, để nói về cuộc khủng hoảng, lời sám hối và việc tái thiết Lễ Tạ ơn trong lịch sử Mỹ.

Thông cáo Lễ Tạ ơn của Tổng thống Washington năm 1789

Các bạn có biết thông cáo đầu tiên của tổng thống Mỹ liên quan đến vấn đề gì không? Năm 1789, Tổng thống Washington, vị cha già sáng lập nên Mỹ, đã ban hành một thông cáo liên quan đến Lễ tạ ơn, kêu gọi chọn một ngày để làm “Ngày Lễ Tạ ơn và cầu nguyện của công chúng” trên cả nước.

Khi đó, cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ mới kết thúc được 5 năm, chính phủ liên bang Mỹ mới thành lập được vài tháng, đất nước “non trẻ” được gây dựng từ 13 thuộc địa cũ này, cần đoàn kết lại và tiến lên phía trước. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Washington đã ra thông cáo Tạ ơn.

Ông nói: “Trước thực tế là tất cả các quốc gia và dân tộc đều muốn thừa nhận ý muốn của Thần linh toàn năng, tuân theo ý muốn của Ngài, tạ ơn ân điển của Ngài, khiêm nhường cúi mình cầu nguyện để được Ngài che chở và ưu ái. Theo yêu cầu chung của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ, tôi xin đề xuất với toàn thể dân chúng Hoa Kỳ lựa chọn một ngày để tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện của công chúng, tạ ơn Thần toàn năng với lòng biết ơn, đã ban cho chúng ta rất nhiều món quà, đem lại cho chúng ta sự hòa bình, thành lập được chính phủ, an yên hưởng hòa bình và hạnh phúc“.

Tổng thống Washington còn nói: “Cảm ơn vì chúng ta đã thiết lập được Hiến pháp chính phủ một cách hòa bình và hợp lý cho sự an khang và hạnh phúc của chúng ta, đặc biệt là quyền tự do công dân và tín ngưỡng tôn giáo mà đất nước chúng ta vừa ban hành gần đây, cũng như các phương pháp thu thập và phổ biến kiến ​​thức hữu ích của chúng ta, có thể giúp chúng ta ngày càng vui vẻ hạnh phúc; tóm lại, hãy cảm ơn Thần vì tất cả những gì Ngài sẵn lòng ban cho chúng ta”.

“Và chúng ta có thể đoàn kết nhau lại với tâm thái khiêm nhường nhất trước đấng cai quản mọi quốc gia: (Hãy cầu xin) Thượng Đế vĩ đại, hãy cầu nguyện và khẩn nài, xin Ngài tha thứ cho những lỗi lầm của đất nước chúng ta, để tất cả chúng ta, về cả việc công hay việc tư, đều đúng đắn và kịp thời, thực hiện các trách nhiệm tương ứng của chúng ta; cho phép chính phủ quốc gia của chúng ta dựa trên trí tuệ và công lý hiện có để liên tục mang lại phước lành cho tất cả mọi người, thực hiện một cách cẩn thận, trung thực và tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ, hướng dẫn tất cả các vị vua và quốc gia, ban cho họ một chính phủ tốt, sự hòa bình và hòa hợp; thúc đẩy tri thức và thực hành niềm tin và đức tính chính trực, tăng cường mối liên hệ giữa họ và chúng ta; và cho cuộc sống con người thêm phồn vinh, thịnh vượng“.

“Vì vậy, tôi đề nghị và chỉ định người dân đất nước này hãy kính dâng cho sinh mệnh vĩ đại và vinh quang đó vào ngày 26/11. Ngài là đấng nhân từ tạo ra tất cả những điều tốt đẹp dù là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Tất cả chúng ta hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành và khiêm tốn đối với Ngài, vì Ngài đã quan tâm và bảo vệ người dân của đất nước này, ngay cả trước khi đất nước của chúng ta được thành lập“.

Nguồn gốc của Lễ Tạ ơn ở Mỹ có thể bắt nguồn từ sự khởi đầu của lịch sử Mỹ. Năm 1621, một nhóm tín đồ Thanh giáo đào thoát khỏi cuộc đàn áp tôn giáo của Vua Anh, chạy đến Châu Mỹ, tại vùng đất mới này, trong năm đầu tiên họ đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải bắt đầu lại.

Mùa thu năm đó, họ được mùa bội thu, để mừng mùa màng thuận lợi, tạ ơn ân huệ trời ban, đồng thời tăng cường mối quan hệ với người da đỏ, vào một ngày thứ Năm cuối tháng 11/1621, những tín đồ Thanh giáo này cùng 90 người da đỏ cùng nhau ăn mừng, đây là Lễ Tạ ơn đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

Nhưng trong tiến trình lịch sử, thời hòa bình thịnh trị không nhiều, mà thường xuyên xảy ra sóng gió biến động. Lễ Tạ ơn là sự kết hợp của hai truyền thống lâu đời trong nền văn minh Mỹ: Một là lòng biết ơn và hai là sám hối.

Tổng thống Lincoln thiết lập Lễ Tạ ơn vào năm 1863

Trong lịch sử Mỹ, mỗi khi rơi vào thời khắc xáo trộn, chia rẽ và khủng hoảng, các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn cầu nguyện và ăn năn trước Thần linh.  Abraham Lincoln là vị tổng thống thứ hai liên quan mật thiết đến Lễ Tạ ơn.

Ngay sau trận Gettysburg – ngày đen tối nhất của Nội chiến Mỹ năm 1863, Tổng thống Lincoln tuyên bố thiết lập Ngày Lễ Tạ ơn quốc gia.

Tổng thống Lincoln đã nói trong văn bản thông cáo có tên “Tuyên ngôn Lễ Tạ ơn” như sau: Là một quốc gia, một dân tộc, chúng ta nên xưng tội trước Thần linh. Chúng ta đã nhận được vô số phước lành từ thiên đường; chúng ta đã tận hưởng nhiều năm hòa bình và thịnh vượng; sự phát triển dân số, sự giàu có và sức mạnh quốc gia của chúng ta không có quốc gia nào sánh kịp.

Tuy nhiên, chúng ta đã quên lãng các vị Thần v.v. Chúng ta bị lừa dối bởi sự giả tạo trong lòng, nghĩ rằng tất cả những phước hạnh này đều đến từ trí tuệ và phẩm hạnh siêu phàm của chúng ta. Chúng ta chìm đắm trong sự thành công nối tiếp và mê muội trong sự thỏa mãn, đến mức chúng ta không còn cầu nguyện với Thần linh – Đấng Tối cao đã tạo ra chúng ta.

Tôi nghĩ điều chúng ta nên làm là: Tất cả người Mỹ nên đồng lòng thừa nhận những hành động của Thần linh với sự trang nghiêm, kính trọng và lòng biết ơn. Vì vậy, tôi khẩn cầu mọi công dân trên khắp nước Mỹ, bao gồm cả những người Mỹ sống ở nước ngoài, hãy coi ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11 là Lễ Tạ ơn, để chúc mừng, ca ngợi người cha nhân từ trên thiên đường của chúng ta.

Tổng thống Lincoln nói thêm rằng: “Một lời sám hối chân thành sẽ mang lại lòng thương xót và sự tha thứ;” “Một đất nước tôn vinh Thần linh nhất định sẽ được Thần linh ban phước”.

Nhiều người nói rằng lý do cho sự thành công của Mỹ trong hơn hai trăm năm qua là do chế độ, cũng có người nói là do công nghệ, có người lại nói đó là do niềm tin vào Thần linh. Bạn nghĩ thế nào? (Trong lịch sử Mỹ, tín ngưỡng đã đóng vai trò gì trong việc giúp Mỹ vượt qua các cuộc khủng hoảng lớn?)

Tổng thống Trump: Hãy quay trở lại niềm tin vào Thần linh

Hiện nay tại Mỹ, số người tự nhận là vô Thần hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cụ thể nào đã nhanh chóng gia tăng, từ 17% (10 năm trước) lên 26%. Đây là điều xảy ra một cách tự nhiên với cái gọi là tiến bộ công nghệ, hay là có một lý do sâu xa hơn?

Sau khi Tổng thống Trump nhậm chức, ông nhấn mạnh trở lại với đức tin vào Thần linh. Trên thực tế, Trump từng là một ông trùm bất động sản và ngôi sao giải trí trước khi bước chân vào chính trường, nhiều phong cách của ông không phù hợp với các giá trị truyền thống của Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, ông đã giành được sự ủng hộ của gần 80% tín đồ Cơ đốc giáo Tin Lành, và cũng giành được sự ủng hộ của nhiều nhóm tín ngưỡng hoặc tổ chức khác cũng trân trọng các giá trị truyền thống của Mỹ. Hiểu Húc, Tần Bằng, theo các bạn tại sao lại như vậy?

Những người phản đối cho rằng Trump đã gây ra sự chia rẽ nước Mỹ, và đảng Dân chủ theo đó đã đề xuất phải hàn gắn và đoàn kết. Bạn có nghĩ rằng Trump đã tạo ra sự chia rẽ? Những lý do sâu xa của sự chia rẽ này là gì? (Liệu nguồn cơn sự việc có phải bắt đầu từ phương diện tín ngưỡng không?)

Gobi Dong đã viết một bài báo khi ông còn ở Trung Quốc, ông cho rằng Trump là người “chống Trung Quốc” và “có khuynh hướng phân biệt chủng tộc”, nhưng quan điểm của ông đã thay đổi sau khi đến Mỹ vào năm 2016. Tại sao vậy?

Nhiều vấn đề được phơi bày trong cuộc bầu cử này cho thấy nước Mỹ đang trong một cuộc khủng hoảng lớn khác. Nhiều người đang nói rằng người dân Mỹ nên đoàn kết lại, cùng nhau thoát ra khỏi khủng hoảng. Bây giờ, những lý tưởng và mục tiêu chung nào có thể giúp người Mỹ đoàn kết thêm lần nữa?

Lương Phong

Theo ntdtv.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?