Lavanya Nalli – Người phụ nữ vực dậy thương hiệu thời trang 88 năm tuổi

09/09/16, 13:03 Kinh tế

Nalli là một trong những thương hiệu Sari nổi tiếng nhất Ấn Độ. Mặc dù tiếp quản chưa lâu nhưng Lavanya Nalli đã thành công trong việc chèo chống doanh nghiệp 88 tuổi này vượt qua thách thức khi thị hiếu thời trang của phụ nữ Ấn Độ liên tục thay đổi, đưa công ty tiếp tục phát triển vững mạnh.

_90919793_lavanya-nalli
Lavanya Nalli, người phụ nữ đứng đầu doanh nghiệp hiện nay. (Ảnh: Internet)

Qua cuộc trao đổi với người phụ nữ 32 tuổi này, cô cho biết cô cảm thấy tự hào trong vai trò lãnh đạo một doanh nghiệp gia đình đã vận hành suốt 88 năm qua. Các cửa hàng đầu tiên ở thành phố Chennai miền Nam Ấn Độ do ông cố của cô thành lập vào năm 1928.

Trong những thập kỷ qua, Nalli đã trở thành một trong những thương hiệu Sari nổi tiếng nhất Ấn Độ. Sari là trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, bao gồm một mảnh vải dài khoảng 5-9m, rộng khoảng 1m quấn quanh thắt lưng và vắt qua một bên vai.

Lavanya cho biết sự kế thừa uy tín của thương hiệu là điểm chính yếu để thu hút khách hàng và bán được những mảnh lụa Sari tốt nhất.

Với doanh thu hàng năm hơn 100 triệu USD của 29 cửa hàng trên khắp Ấn Độ, cộng thêm các đại lý tại Singapore và California, doanh nghiệp luôn duy trì được sự vững mạnh trong những năm qua.

Trong khi ngày càng có nhiều phụ nữ Ấn Độ lựa chọn mặc quần áo phương Tây và ít mặc quần áo truyền thống Ấn Độ, Lavanya bèn sử dụng kỹ năng kinh doanh mà cô có được khi dành ra vài năm rời xa công ty gia đình để giới thiệu dòng sản phẩm mới và đưa công ty tiến vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Exterior of the shop
Cửa hàng đầu tiên của công ty mở cửa vào năm 1928. (Ảnh: Internet)

Thay đổi thời trang

Nalli nổi tiếng về bán Sari lụa dệt tay, được các thợ dệt thủ công trong quận Kancheepuram làm tại bang Tamil Nadu miền nam Ấn Độ.

Sari được biết đến với vẻ sang trọng, chất vải mịn, màu sắc rực rỡ và thiết kế cầu kì, bao gồm các họa tiết từ hoa, chim công đến ca-rô và sọc.

Sari thường được mặc trong các dịp đặc biệt như lễ kỷ niệm, lễ hội và lễ kết hôn, là trang phục đẹp nhất được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chúng cũng không hề rẻ, với mẫu phức tạp nhất có giá khoảng 3.100 USD (gần 69 triệu VNĐ)

Khi còn là một đứa trẻ, Lavanya nói cô không thể không quan tâm đến công ty và việc kinh doanh, vì cha và ông nội cô sẽ mãi mãi trao đổi công việc tại bàn ăn tối.

“Công việc và cuộc sống cá nhân đã hòa quyện một cách đáng ngạc nhiên”, cô nói.

Lavanya chính thức tham gia kinh doanh vào năm 2005, khi cô mới 21 tuổi. Cô đã ở đó 4 năm, trước khi quyết định ra đi để tìm hiểu về những cách làm việc khác nhau.

Đầu tiên cô đến học tại trường đại học Harvard danh tiếng tại Mỹ để có được bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh).

Sau đó, cô làm việc với công ty tư vấn kinh doanh McKinsey ở Chicago từ năm 2011 đến năm 2013.

Models wearing Nalli saris
Chiếc Sari đắt nhất công ty có giá lên đến 3.100 USD. (Ảnh: Internet)

Quay trở lại Ấn Độ vào năm 2014, sau đó cô dành một năm với nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Myntra, trước khi gia nhập trở lại với công việc kinh doanh của gia đình trong năm 2015.

Với tất cả những kinh nghiệm có được trong thời gian ra đi, cô cho biết gia đình cô đã vui vẻ để cô đứng đầu thương hiệu Nalli.

Lavanya phải đối mặt với thách thức đáp ứng sự thay đổi liên tục thị hiếu thời trang của phụ nữ Ấn Độ, khi nhìn thấy nhiều người trong số họ thường xuyên ít mặc sari.

“Saris là sự lựa chọn và sở thích của phụ nữ Ấn Độ trong một thời gian rất dài, và điều đó đã thay đổi trong những năm qua”, cô nói.

Các thương hiệu phương Tây

Trong khi Sari vẫn thống trị trên đường phố Ấn Độ, không mất nhiều thời gian để phát hiện những phụ nữ trẻ trong trang phục giản dị phương Tây như quần jean, áo thun và áo sơ mi.

Họ mua chúng từ những chuỗi cửa hàng nước ngoài mở tại Ấn Độ như thương hiệu H&M của Thụy Điển, và Gap của Mỹ.

Nalli's website
Lavanya đã lãnh đạo công ty vào lĩnh vực thương mại điện tử. (Ảnh: Internet)

Ít quần áo truyền thống Ấn Độ như Kurtis (áo dài khâu) và Salwar kameez được phát triển rộng rãi, đặc biệt tại các trường đại học và tại nơi làm việc.

Amit Gugnani, một chuyên gia thời trang tại các doanh nghiệp tư vấn quản lý Ấn Độ Technopak, giải thích những thách thức ngày càng tăng cho các công ty như Nalli.

Ông nói: “Người tiêu dùng mặt hàng thời trang Ấn Độ ngày nay nhiều kinh nghiệm hơn và ý thức được hình ảnh của mình hơn”.

“Một nền kinh tế mạnh và phát triển cùng với triển vọng công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và ảnh hưởng sâu sắc của phương tiện truyền thông và công nghệ là một cuộc cách mạng về hành vi mua sắm của người tiêu dùng Ấn Độ”.

“Đó là một thách thức khá lớn để có thể phục vụ cho người tiêu dùng Ấn Độ hiện đại, đó là một sự cân bằng tốt giữa sự thấu hiểu người tiêu dùng và nền giáo dục họ tiếp thụ tại thời điểm bạn tung ra thương hiệu của mình”.

Dưới sự chỉ đạo của Lavanya, Nalli không có kế hoạch giới thiệu quần áo kiểu phương Tây, mà đưa ra thị trường một loạt Kurtis và salwar kameez.

Công ty cũng cung cấp các Sari với giá cả phải chăng hơn, được làm từ loại vải rẻ hơn, chẳng hạn như sự pha trộn giữa polyester và cotton. Điều này đã hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất là 2,2 USD (gần 50.000 VNĐ) cho mỗi Sari, chỉ bằng một phần nhỏ so với những bản vải lụa đắt tiền nhất.

Lavanya đã trình bày với gia đình về các kế hoạch dự phòng cho những ý tưởng kinh doanh của mình.

Lavanya nói rằng trong khi Sari vẫn là “nguồn tạo doanh thu chính của công ty”, Nalli cũng “tiếp thu sở thích thay đổi của người tiêu dùng”.

Trong khi Lavanya hướng đến phát triển các trang web công ty để có thể bán hàng khắp nơi trên thế giới, cô vẫn có ý định tăng gấp đôi số lượng các cửa hàng trước năm 2020.

Cô cho biết gia đình vẫn tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của cô, đặc biệt là khi cô vạch ra được các kế hoạch kinh doanh chi tiết.

“Chúng tôi thiết lập kế hoạch kinh doanh rất chặt chẽ, điều đó cho phép tôi tiếp tục nghĩ về những cách làm việc khác nhau”, Lavanya nói.

“Vì vậy, bất cứ khi nào tôi có linh cảm hay ý tưởng mới, tôi đều tìm thấy dữ liệu xác nhận cho những giả thuyết của tôi. Điều này giúp tôi tự tin để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, và gia đình tôi ủng hộ nó”.

“Tôi thực sự cảm thấy biết ơn vì có được vị trí ngày hôm nay. Có một niềm tự hào sâu sắc khi là thành viên của một thương hiệu lịch sử mà gia đình tôi đã gây dựng nên”.

Tân Dân, theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?