Lãnh đạo Khmer Đỏ: “Diệt chủng” là thuật ngữ do Việt Nam chế ra

26/06/17, 12:03 Trung Quốc

Cựu lãnh đạo chế độ Khmer Đỏ, người đứng đầu nhà nước Campuchia trong những năm 1976-1979, đã phủ nhận tội ác phản nhân loại mà ông phạm phải, đồng thời cho rằng Việt Nam đã bịa đặt.

Cựu lãnh đạo Khome Đỏ Khieu Samphan. (Ảnh: Wnem)
Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Khieu Samphan. (Ảnh: Wnem)

Vào hôm thứ Sáu (23/06), một phiên tòa của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, để xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ.

Bị cáo là Khieu Samphan, 85 tuổi, và Nuon Chea, 90 tuổi, bị kết tội diệt chủng, sát hại người gốc Việt và cộng đồng Hồi giáo thiểu số, ép buộc kết hôn, và cưỡng hiếp. Hai người đàn ông này là những lãnh đạo cao cấp nhất còn sống của Khmer Đỏ, một tổ chức cực đoan tin theo chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông.

Khmer Đỏ từng nắm quyền kiểm soát Campuchia vào năm 1975, và thực hiện những vụ tàn sát tồi tệ nhất trong thế kỷ 20. Khoảng 2 triệu người được cho là đã bị sát hại trong thời gian Khmer Đỏ cầm quyền, cho đến khi tổ chức này bị lật đổ vào năm 1979.

Tại phiên tòa hôm thứ Sáu, Khieu Samphan đã bác bỏ mọi cáo buộc giết người, và nói rằng các thông tin về vụ diệt chủng tại Cambodia đều do Việt Nam bịa đặt ra.

Khieu Samphan nói: “Tôi thẳng thừng bác bỏ cách nói ‘mưu sát’”. Ông nói, cách nói diệt chủng người dân Campuchia là lời nói dối của Việt Nam tạo ra nhằm xâm lược Campuchia. Khieu Samphan cũng không chấp nhận bị gọi là kẻ sát nhân.

Bị cáo Noun Chea, vì sức khỏe không tốt, nên đã không dự phiên tòa, mà chỉ theo dõi hình ảnh trực tiếp tại phòng giam của ông ta. Noun Chea từ chối lên tiếng. Luật sư của ông ta nói, Noun Chea tin rằng các phiên tòa này chỉ là màn trình diễn giả tạo.

Khieu Samphan và Nuon Chea là hai lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ hiện vẫn còn sống, hai người đều nói Việt Nam nên nhận trách nhiệm trong việc giết hại gần 2 triệu người Campuchia bằng nhiều cách như bỏ đói, dùng nhục hình, chết vì lao động cưỡng bức trong các trại cải tạo lao động tập trung. Về sau, người ta gọi những nơi bị Khmer Đỏ khống chế là “lò giết người”.

Theo thống kê từ các nguồn khác nhau, trong thời Khmer Đỏ cai trị, số người Campuchia tử vong lên đến 2 triệu người. Việc giết người hàng loạt được hình thành qua một số hình thức như sau:

Ép buộc di cư

Từ năm 1973, Pol Pot và Nuon Chea và một số người khác đã quyết định sau khi chiếm được Phnom Penh sẽ cho 3 triệu người dân trong thành phố di cư về nông thôn nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời quan sát xem Mỹ hay Việt Nam có nhúng tay vào Campuchia không.

Cựu lãnh đạo của Khmer Đỏ, ông Nuon Chea. (Ảnh: Wikipedia)
Cựu lãnh đạo của Khmer Đỏ, ông Nuon Chea. (Ảnh: Wikipedia)

Ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ mượn cớ Mỹ sắp không kích Phnom Penh, nên cho người dân sơ tán về vùng nông thôn; lấy lý do trong 3 ngày có thể trở về, để yêu cầu người dân không mang bất cứ tài sản nào theo. Do đó người dân bị ép buộc nhanh chóng ly tán, những người không muốn rời đi bị quân đội bắn chết; những người không có khả năng đi lại như bị tàn tật thì bị bỏ rơi.

Trong thời gian 3 ngày, Phnom Penh từ thành một thành phố với 3 triệu dân đã biến thành trống không chỉ còn vài chục ngàn người. Trong quá trình ly tán có lượng lớn người bị thương vong.

Thanh toán chính trị

Đối tượng thanh toán và đàn áp chính trị của Khmer Đỏ chủ yếu là những người trong quân đội của chính quyền Lon Nol, trong đó gồm có binh lính thông thường, cảnh sát và công chức, cũng bao gồm cả thành viên của hoàng gia Campuchia trước khi Lon Nol tiến hành đảo chính. Cách hành quyết thông thường là dùng xe tải chở một số lượng lớn người đến một địa điểm nào đó, rồi dùng gậy đánh tới chết hoặc trực tiếp bắn chết.

Cưỡng chế lao động

Những người dân thành phố được tha may mắn sống sót sẽ bị bắt cùng nông dân xây dựng kênh mương, làm các công việc đồng ruộng hay làm đường. Do điều kiện kinh tế ngày càng xấu, lương thực và đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống ngày càng thiếu thốn, rất nhiều người đã chết trong quá trình bị lao động cưỡng bức này.

Thanh trừng nội bộ

Việc theo đuổi sự “thuần khiết” của bản thân tổ chức Khmer Đỏ có sự lệch lạc, Pol Pot thích dùng vi khuẩn để hình dung những tư tưởng đối lập trong nội bộ đảng, nơi nào cũng có vi khuẩn, cho nên con mắt của đảng lúc nào cũng phải mở.

Xương cốt các nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot (Ảnh: Katrinasblogproject)
Xương cốt các nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot. (Ảnh: Katrinasblogproject)

Từ khi Khmer Đỏ thành lập chính quyền liền bắt đầu mượn cớ thanh trừng những phần tử thân Việt Nam, gián điệp Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB), đặc vụ Cục Tình báo Trung ương Mỹ và những phần tử đối lập mới trà trộn vào để tiến hành làm sạch nội bộ đảng.

Trong 13 lãnh đạo mặt trận dân tộc được công bố tháng 10/1975, có 5 người bị xử lý trong đợt thanh trừng năm 1977, bao gồm Bộ trưởng Nội chính Hou Yuon, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Thông tin, Phó Chủ tịch nước đầu tiên của chính quyền v.v. Các lãnh đạo đảng phái, chính phủ, quân đội ở các nơi bị xử lý nhiều hơn.

Ngày 20/9/1976, Pol Pot tiến hành thanh trừng khu Đông Bắc. Cuối tháng 1 đến tháng 2/1978, 400 cán bộ bị bắt.

Tháng 5/1978, Bí thư khu miền Đông nổ súng tự sát, hàng ngàn bộ đội trốn vào rừng rậm qua biên giới và sang Việt Nam. Tháng 7/1978, xử lý hơn 10.000 người. Trại tập trung S-21 được dựng ở khu vực ngoại thành Phnom Penh chủ yếu dùng đề tiến hành việc thanh trừng nội bộ.

Mùa thu 1978, Phó Thủ tướng quản lý kinh tế bị thanh trừng.

Trại tập trung S-21

Khi hơn triệu người dân Campuchia trong các nông trại tập trung dần dần chết, thì một số người và người nhà họ bị dán nhãn tội phạm chính trị, người ở trong các tung tâm thẩm tra của Khmer Đỏ còn phải đối diện với sự khủng bố dã man hơn. Trong tất cả các trung tâm thẩm tra, nổi tiếng nhất là Trại tập trung S-21, trước đây là một trường trung học với kiến trúc kiểu Pháp.

Trại tập trung S-21 còn gọi là Nhà tù An ninh số 21. Trong thời gian từ 1975 đến 1979, ước tính có khoảng 14.000 đến 15.000 người bị cầm tù tại đây. Những phạm nhân tại đây được chọn lọc trên khắp Campuchia, phạm nhân thời kỳ trước chủ yếu là quan chức chính phủ, quân nhân, học giả, bác sĩ, giáo viên, tăng lữ  thời Lon Nol nắm quyền; phạm nhân thời kỳ sau chủ yếu là đảng viên, binh lính, thậm chí một số quan chức cấp cao như Bộ trưởng Bộ Ngoại vụ, Bộ trưởng Bộ Thông tin của chính quyền Khmer Đỏ. Trong những người bị cầm tù, chỉ có 7 người may mắn thoát nạn.

Pol Pot, lãnh đạo của Khmer Đỏ. (Ảnh: Reuters)
Pol Pot, lãnh đạo của Khmer Đỏ. (Ảnh: Reuters)

Phần lớn người bị đưa vào S-21 đều vô tội. Cách thức hoạt động của S-21 là, trước tiên bắt một nhóm “phản đồ”, sau đó dùng nhục hình để ép họ nhận tội. Bởi không nhận tội sẽ không được tiếp nhận, dù là đảng viên trung thành nhất của Khmer Đỏ, cuối cùng cũng phải thừa nhận là làm gián điệp cho Cục Tình báo Mỹ, làm tay sai cho Việt Nam, ngầm phản đối trung ương đảng, thậm chí dâm ô thiếu nữ.

Bước tiếp theo, họ bị bắt phải khai tên họ đồng đảng, sau đó các phạm nhân và người nhà của họ sẽ bị đưa đến trung tâm diệt chủng Choeung Ek, tại đây họ bị giết hại bằng gậy sắt, cuốc, liềm hoặc các công cụ khác. Những người bị khai thành đồng đảng thì bị bắt với tội danh khác, và lại lặp lại quá trình như trên.

Xét xử

Năm 1977, Chính phủ Campuchia thành lập hội đồng xét xử Khmer Đỏ, tổ chức này có hơn 300 thành viên. Trong khuôn khổ luật pháp và tư pháp, họ sẽ tiến hành khởi tố các lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống với tội chiến tranh, diệt chủng hàng loạt và chống lại nhân loại.

Ngày 18/2/2009, Liên Hợp Quốc và Campuchia cùng mở phiên tòa đặc biệt xét xử lãnh đạo chủ chốt của chính quyền Khmer Đỏ.

Ngày 26/7/2010, trưởng giám ngục nhà tù S-21 thời Khmer đổ thống trị Khang Khek Ieu bị phạt 35 năm tù giam với tội danh chống lại nhân loại, tội nhục hình, và tội mưu sát. Năm 2012, Khang Khek Ieu bị xử tù chung thân.

Ngày 7/8/2014, Khieu Samphan và Nuon Chea bị xử tù chung thân với tội gây nguy hại cho nhân loại.

Trong phiên tòa trước, Khieu Samphan và Nuon Chea bị cáo buộc với tội danh chống lại nhân loại và tội diệt chủng. Hiện vẫn chưa rõ khi nào tòa án mới đưa ra phán quyết cuối cùng.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La