Làn sóng phản kháng nổ ra ở nhiều nơi tại TQ, dân mạng cho rằng “Đây chỉ là sự khởi đầu”

10/03/20, 10:19 Trung Quốc

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp Trung Quốc, chính quyền không những không cung cấp bất kỳ trợ cấp hay giúp đỡ nào cho các doanh nghiệp và người dân, lại cưỡng chế họ phải quay trở lại làm việc. Gần đây, một làn sóng phản đối của các thương gia đã nổ ra ở nhiều nơi, một số cư dân mạng cho rằng: “Đây mới chỉ là sự khởi đầu”.

ĐCSTQ bỏ mặc người dân ‘tự bơi’ trong dịch bệnh, một làn sóng phản kháng đã nổ ra ở Đông Bắc, Quảng Châu (ảnh 1)
Gần đây, một làn sóng phản đối của các thương gia đã nổ ra ở Đông Bắc và Quảng Châu, yêu cầu đòi trả lại tiền thuê và giảm tiền thuê. (Ảnh chụp video)

Thương nhân không màng dịch bệnh cùng nhau biểu tình

Khi dịch bệnh tiếp tục kéo dài, chính quyền ĐCSTQ đã hoãn “lưỡng hội” (2 phiên họp thường niên), nhưng lại yêu cầu các doanh nghiệp địa phương quay trở lại làm việc. Dưới sự cưỡng chế của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các cửa hàng ở nhiều nơi cũng đã lần lượt mở cửa, nhưng lại vắng ngắt.

Người phụ trách một cửa hàng quần áo ở Thành Đô, Tứ Xuyên nói rằng, cửa hàng của anh đã mở được ba ngày, nhưng không bán được bộ quần áo nào. “Cửa hàng ở Thành Đô đã mở trong ba ngày, trong ba ngày qua một bộ cũng không bán được, không có khách hàng nào ghé thăm. Mở cửa ba ngày rồi nhưng rất nhiều hàng hóa còn tồn đọng”.

Gần đây, các video trực tuyến cho thấy các doanh nghiệp ở Đông Bắc và Quảng Châu được cho là không màng dịch bệnh, tụ tập biểu tình. Một video cho thấy, một nơi nào đó ở Đông Bắc chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các thương nhân không có thu nhập, yêu cầu trung tâm thương mại hoàn trả tiền thuê cửa hàng trong tháng 2 và tháng 3.

Nhiều thương nhân đeo khẩu trang, tay cầm khẩu hiệu “Hoàn trả phí tháng 2 tháng 3, và giảm một nửa phí tháng 4 tháng 5”, đồng thanh hô lên: “hoàn phí, hoàn phí”.

Một số cư dân mạng bình luận: “Nhìn vào kiến trúc của tòa nhà có thể đoán đây là phố Ngũ Ái, Thẩm Dương, chợ bán buôn lớn nhất ở ba tỉnh miền Đông”.

Ngày 6/3, trên mạng xã hội đăng tải một video cho thấy hàng trăm chủ cửa hàng tại thị trấn Bộc Viện, thị xã Đồng Hương, tỉnh Chiết Giang – thủ phủ áo lông của Trung Quốc, đang giơ biểu ngữ yêu cầu giảm tiền thuê nhà, diễu hành trên phố lớn và hô hào khẩu hiệu. Họ bị cảnh sát chặn lại khi đang diễu hành trên đường, cảnh sát xông vào giữa đoàn biểu tình, cướp biểu ngữ trên tay người dân.

Còn ở Quảng trường Phi Mã Thành (nơi chuyên kinh doanh quần áo từ các nơi trên toàn thế giới), thuộc thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông cũng diễn ra cảnh tượng tương tự. Hàng trăm chủ cửa hàng tập trung bên ngoài Quảng Trường Phi Mã Thương, yêu cầu giảm tiền thuê. Có người hét lên: “Mỗi tháng mấy trăm nghìn tệ tiền thuê cửa hàng, ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho chúng tôi đây?”. 

Rất nhiều cảnh sát được điều động đến sau đó và chặn đoàn biểu tình ngay trước cửa chính.

Chợ bán buôn quần áo Bảo Hoa Bạch Mã (Thâm Quyến) cũng xuất hiện một lượng lớn người biểu tình là các thương nhân. Cảnh sát dùng loa to tuyên bố quy định của họ, lấn át hết tiếng hô khẩu hiệu của dân chúng.

Tại Quảng Tây cũng xuất hiện tập thể thương nhân yêu cầu miễn tiền thuê cửa hàng.

Một làn sóng phản đối tương tự cũng xuất hiện ở Quảng Châu. Một số cư dân mạng đã đăng video và bài viết lên Twitter với nội dung: “Các thương nhân của 30 ngành ở Quảng Châu cũng vì dịch bệnh mà thất thu đói kém, họ diễu hành kháng nghị trong trung tâm thương mại, bày tỏ yêu cầu đòi hỏi của mình với trung tâm thương mại – ‘tháng 2 miễn phí, tháng 3 giảm tiền'”.

Một số cư dân mạng nói: “Ở đây mọi người phải cất lên lời ca tiếng nói, khi bình minh đến, chúng ta phải khôi phục thương trường, đồng hành cùng con cháu trả tiền thuê, cuộc cách mạng của thời đại”.

Cư dân mạng khác bình luận: “Oan có đầu nợ có chủ, chúng ta nộp thuế nhưng ĐCSTQ lại rải tiền ra khắp nơi trừ Trung Quốc, tìm ĐCSTQ xử lý mới đúng”.

Các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đang gặp khó khăn

Sau hai tháng bị dịch bệnh “công kích”, các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng chính phủ không có bất kỳ trợ cấp hay giúp đỡ nào, chỉ cưỡng chế các địa phương phải nhanh chóng quay trở lại làm việc vào ngày 2/3. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho thấy, tính đến cuối tháng 2, chỉ có 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đại lục đã hoạt động bình thường trở lại.

Một khảo sát khác cho thấy, 1/3 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đại lục chỉ có đủ tiền mặt duy trì trong một tháng và 1/3 doanh nghiệp khác chỉ có thể “trụ được” trong hai tháng nữa. Tờ “Hong Kong 01” đưa tin, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp phải vấn đề về chuỗi vốn bị phá vỡ. Nếu dịch bệnh không nhanh chóng suy giảm, đợi đến khi dịch bệnh kết thúc, hầu hết các doanh nghiệp có thể không còn tồn tại nữa.

Một cuộc khảo sát với hơn 8.000 công ty được thực hiện bởi trang web tuyển dụng “LinkedIn” ở Đại lục vào giữa tháng 2 cho thấy, gần 1/3 các công ty có kế hoạch sa thải nhân viên, 46% các công ty có thể không trả lương đúng hạn và gần 20% các công ty đã chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ phá sản.

Công ty TNHH Phân tích dữ liệu kinh doanh Chi Hoa Vũ Hán trước đây có 20 nhân viên tại Vũ Hán và hiện đã sa thải 18 người. Giám đốc điều hành của công ty tuyên bố rằng, công ty không còn hoạt động nữa và nếu không có gì tiến triển, ông sẽ bắt đầu một cuộc sống mới ở Hoa Kỳ.

ĐCSTQ bỏ mặc người dân ‘tự bơi’ trong dịch bệnh, một làn sóng phản kháng đã nổ ra ở Đông Bắc, Quảng Châu (ảnh 2)
Doanh nghiệp tư nhân ở Đại lục bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, công nhân đứng trước nguy cơ phải thất nghiệp. (Ảnh: Getty Images)

Thị trường bất động sản là xương sống của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng dữ liệu chính thức cho thấy trong hai tháng đầu năm nay, hơn một trăm công ty nhà đất đã đưa ra thông báo phá sản. Những người trong ngành tiết lộ rằng, một số doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ còn thê thảm hơn, từ sớm đã không có “gạo đổ vào nồi” nữa rồi.

Nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard, chuyên gia tư vấn kinh tế thuộc tổ chức Capital Economics của Anh nói rằng, các thương nhân tự do ở Đại lục, hoặc nhân viên của các doanh nghiệp gia đình, thật khó mà có được viện trợ của chính phủ và thu nhập của họ có thể giảm mạnh.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi