Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng tại sao công ty Trung Quốc vẫn loay hoay trên sân chơi quốc tế

14/06/17, 09:33 Kinh tế

Sau 15 năm vươn ra biển lớn, các công ty Trung Quốc vẫn đang loay hoay trên sân chơi quốc tế, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mang tiếng xấu “không đáng tin cậy” sau những thương vụ đổ bể.

Trung Quốc rất hùng mạnh nhưng tại sao vẫn loay hoay trên sân chơi quốc tế.

Đặt trong tương quan so sánh với quy mô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chuyện các công ty Trung Quốc hùng mạnh và đóng vai trò quan trọng trên sân chơi quốc tế dường như là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, thực tế thì cuộc “thập tự chinh” vươn ra biển lớn của các công ty Trung Quốc trong 15 năm qua đã mang lại nhiều kết quả khác nhau. Hàng nghìn thương vụ quy mô nhỏ đã được thực hiện và không ít trong số đó sẽ thành công.

Tuy nhiên, đối với các vụ M&A có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên lại có 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Tổng cộng đã có 56 vụ bị bỏ dở giữa chừng, 39 vụ do chính phủ hậu thuẫn nhưng lại là thâu tóm các công ty hàng hóa ở mức giá quá cao so với giá trị thực, và mới đây nhất là làn sóng thâu tóm các khách sạn và câu lạc bộ bóng đá của nhiều tỷ phú Trung Quốc.

Một số vụ M&A đi ngược hẳn với logic thông thường. Tháng 5/2017, tập đoàn hàng không và du lịch HNA đến từ Hải Nam tuyên bố vừa mua 10% cổ phần của ngân hàng Deutsche Bank. Có vẻ như công ty đến từ Trung Quốc đang nghĩ rằng nó có thể “thống nhất” ngành ngân hàng vốn đang phân mảnh của nước Đức – một nhiệm vụ có độ khó tương đương với việc mang hòa bình trở lại Trung Đông.

Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc muốn hoạt động hiệu quả ở nước ngoài, họ nên tìm đến một cách tiếp cận đáng tin cậy hơn.

Những kinh nghiệm của Anh và sau đó là Mỹ từ thế kỷ 20 cho thấy, cường quốc kinh tế không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của nước đó sẽ thống trị hoạt động đầu tư xuyên biên giới. Ngày nay miếng bánh của Trung Quốc chỉ đạt 4%, so với tỷ trọng 15% trong GDP toàn cầu và 13% tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán.

Các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc muốn công ty của họ tiến nhanh. Wang Jianlin, ông chủ của công ty bất động sản Wang Jianlian và cũng là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, từng nói rằng nếu các doanh nghiệp không toàn cầu hóa, Trung Quốc không thể trở nên hùng mạnh. Tuy nhiên, vì quá vội vã, các doanh nghiệp Trung Quốc đã mắc phải những sai lầm.

Các thương vụ có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên chiếm 2/3 giá trị các thương vụ M&A mà doanh nghiệp Trung Quốc đã thực hiện kể từ năm 2015 đến nay. Trong số này, khoảng một nửa rơi vào các nhóm sau.

Nhóm thứ nhất là những thương vụ được thực hiện bởi các tập đoàn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên với mục tiêu tiếp cận nguồn nguyên liệu thô. Tuy nhiên, nhiều tập đoàn đã lựa chọn sai thời điểm, khiến họ phải trả giá quá đắt vì M&A vào đúng thời kỳ thị trường hàng hóa đạt đỉnh (từ 2010 đến 2014). Ví dụ, tập đoàn dầu khí CNOOC mới đây đã phải ghi giảm giá trị của khoản đầu tư 17 tỷ USD thâu tóm 1 công ty dầu mỏ Canada mà nó thực hiện từ năm 2012.

Nhóm thứ hai gồm các tập đoàn hùng hổ thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài nhưng là bằng tiền vay nợ hoặc bằng tiền gửi tín thác thu được tại các công ty bảo hiểm trực thuộc tập đoàn. 4 tập đoàn thuộc nhóm này – HNA, Dalian Wanda, Fosun và Anbang – đã đầu tư 100 tỷ USD vào các tài sản như khách sạn hạng sang, 1 ngân hàng của Bồ Đào Nha, 1 mỏ vàng ở Nga và 1 công ty du thuyền. Xét về logic thì những thương vụ này đều là trái ngành. Fosun và HNA đã chứng kiến tỷ lệ nợ/tổng lợi nhuận hoạt động lần lượt ở mức 8 và 13 lần.

Nhóm cuối cùng là những thương vụ đổ bể. Các thương vụ có giá trị từ 1 tỷ USD với tổng giá trị 230 tỷ USD đã đổ bể vì chính phủ hoặc chính bản thân công ty thâu tóm cảm thấy lo sợ hoặc bởi vì khái niệm thâu tóm thù nghịch. Kết quả là các công ty Trung Quốc mang tiếng xấu “không đáng tin cậy” trên thị trường M&A quốc tế.

Trước Trung Quốc đã có nhiều nước “nghiện” thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài. Trong 2 năm 1989 và 1990, vài công ty Nhật Bản đã liên kết để mua 1 studio Hollywood và tòa nhà Rockefeller Centre. Từ năm 2005 đến 2015, một số doanh nghiệp Ấn Độ cũng hào hứng M&A. Tuy nhiên, Trung Quốc khác biệt ở chỗ quy mô các vụ M&A lớn hơn rất nhiều, và những yếu kém mà các doanh nghiệp Trung Quốc bộc lộ ở nước ngoài cũng phản ánh chính xác những vấn đề chỉ tồn tại ở nền kinh tế Trung Quốc.

Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc rất thiếu kỷ luật tài chính. Những khoản vay giá rẻ từ các ngân hàng quốc doanh và thái độ dè dặt với việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu khiến các doanh nghiệp Trung Quốc vay nợ quá nhiều và thích lạm dụng đòn bẩy. Bên cạnh đó, để được ưu đãi vốn và có thể lách các quy định về kiểm soát ngoại tệ, họ phải có nhiều mối quan hệ với quan chức Chính phủ.

Trong một nỗ lực nhằm dập tắt những nghi ngờ trên, hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 26/10 đăng một bài viết nói rằng Trung Quốc không cần phải thổi phồng tăng trưởng kinh tế. “Thực tế là Chính phủ không cần thiết phải tô vẽ cho bức tranh kinh tế thực tế và cũng chẳng được lợi gì từ việc này”, bài viết có đoạn.

Tác giả nói rằng các nhà quan sát “có thói quen” nhìn nhận các dữ liệu kinh tế từ nền kinh tế lớn thứ nhìn thế giới với con mắt hồ nghi. “Tuy nhiên, cơ quan thống kê không cần tô đẹp thực tế bằng cách đưa ra những số liệu giả mạo, bởi làm như vậy chắc chắn sẽ khiến sự nghi ngờ lan rộng”.

Đôi khi những mối quan hệ này lâm vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” và đó sẽ là một rắc rối lớn. Năm 2015, ông chủ của Fosun bị bắt (nhưng sau đó lại được thả). Cách đây ít ngày, Anbang lên tiếng phủ nhận tin đồn rằng Chủ tịch tập đoàn bị cấm xuất cảnh. Trong quý I/2017, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc sụt giảm 49% so với cùng kỳ năm 2016 mà một phần nguyên nhân là do chính phủ chủ trương siết chặt hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Doanh nghiệp Trung Quốc cũng dễ dàng vấp phải sự phản đối từ các đối thủ là doanh nghiệp tư nhân hoặc từ các chính trị gia cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang muốn dùng cách này để thâu tóm nền kinh tế nước họ.

Dẫu vậy, thời gian gần đây các doanh nghiệp Trung Quốc đã sử dụng vài cách hợp lý hơn để tiến ra thế giới. Các tập đoàn quốc doanh đang sử dụng các cơ chế mới để thuyết phục Chính phủ các nước rằng họ sẽ hoạt động dựa trên những cơ sở phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Sau thương vụ thâu tóm công ty hóa chất Thụy Sĩ Syngenta với giá 46 tỷ USD, ChemChina cam kết giữ nguyên trụ sở và bộ phận nghiên cứu của Syngenta ở Thụy Sĩ. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” góp phần làm an lòng chính phủ các nước bằng cách xây dựng khung pháp lý chung cho các hoạt động hợp tác.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, họ nên tập trung vào những thương vụ trong ngành hơn là những vụ mang tính chất đầu cơ hoặc theo đuổi hư danh. Năm 2016, Haier mua mảng sản xuất thiết bị điện gia dụng của General. Công ty ô tô Geely thâu tóm Volvo năm 2010 và khá thành công. Tuy nhiên, công ty máy tính Lenovo đang mắc kẹt với vụ thâu tóm mảng điện thoại di động của Motorola năm 2014.

Từ xưa đến nay, mỗi siêu cường kinh tế đều đã tìm ra được một công thức để doanh nghiệp thành công khi tiến ra thị trường nước ngoài. Công thức ấy vừa phản ánh được bản sắc dân tộc, vừa thể hiện mong muốn về thế giới mà nó đang muốn thống trị. Nếu như các doanh nghiệp Anh sử dụng các công ty quản lý chuyên nghiệp để điều khiển hoạt động kinh doanh từ xa trong thế kỷ 19 thì từ những năm 1970, các doanh nghiệp Mỹ đã tận dụng công nghệ và những biên giới mở để vận hành doanh nghiệp dựa trên những nền tảng thống nhất.

Về phần mình, các doanh nghiệp Trung Quốc xuất thân từ 1 nền kinh tế chịu sự can thiệp mạnh từ Chính phủ để tiến vào 1 thế giới đang hướng về chủ nghĩa bảo hộ. Trong quá khứ chưa từng có trường hợp tương tự, vì thế họ phải tự tìm đường để thích nghi với môi trường hiện tại nếu muốn hoàn thành sứ mệnh vươn ra biển lớn.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?