Kitô hữu ở Trung Đông: Đối mặt với nạn tuyệt chủng

27/11/17, 17:14 Thế giới

Kitô hữu hiện là mục tiêu diệt chủng ở Trung Đông. Họ đối mặt với nô lệ, hãm hiếp, giết chóc và bạo lực dưới sự cai trị của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Khi cố gắng chạy trốn, họ gặp phải những mối đe dọa khác trong các trại di trú của châu Âu.

1
Kitô hữu Syria đang tham dự Thánh lễ tại nhà thờ Saint Mary của Thánh đường ở khu phố cổ của thành phố Homs ngày 14/4/2014. (Ảnh: Getty)

Theo sách “Cuộc bức hại và diệt chủng Kitô hữu ở Trung Đông”, do Ronald J. Rychlak và Jane F. Adolphe biên tập, Kitô hữu ở I-rắc và Syria đã bị sát hại từ hơn 10 năm nay.

Trước cuộc tấn công năm 2003 của Hoa Kỳ, ở I-rắc có 1,4 triệu Kitô hữu, giờ đây giảm xuống còn khoảng 250.000 người, phần lớn trong số họ tị nạn sâu trong nội địa. Trong số gần 2 triệu Kitô hữu từng sống ở Syria, có từ 1 – 1,5 triệu người đang sống tị nạn, chủ yếu ở Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các Kitô hữu không có quyền tái định cư.

Khi đến các trại nhập cư, các Kitô hữu thường bị hành hạ.

Liên Hợp Quốc thường xuyên thất bại trong việc giúp đỡ các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các nhóm tôn giáo thiểu số. Kết quả là vô số người tiếp tục bị đau khổ và vùng vẫy vô ích.

– Phó Tổng thống Mike Pence

Sách này cho biết, họ cũng bị những người tị nạn khác trong các trại của Liên Hợp Quốc (LHQ) trong vùng phân biệt đối xử và khủng bố, và do đó họ tránh tiếp xúc với những người tị nạn khác. Các Kitô hữu thoát khỏi ISIS phải sống phụ thuộc Giáo Hội và các tổ chức từ thiện tư nhân khác.

Rychlak, giáo sư tại Trường Luật thuộc Đại học Mississippi trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại nói rằng: “Những gì đang diễn ra ở Trung Đông, trước đây một thời gian ngắn, tôi đã không nghĩ rằng nó có thể diễn ra, nhưng bây giờ chúng ta đang ở đây (để thảo luận về nó). Nó có thật, và chúng ta không thể phủ nhận được”.

Ông nhấn mạnh rằng, những tội ác rõ ràng nhất dưới trướng nhóm khủng bố ISIS, nhưng cũng xảy ra dưới sự chỉ huy của al-Qaeda và các nhóm Hồi giáo khác.

Nghị viện châu Âu đã được giáo hoàng Francis thông báo về cuộc khủng hoảng vào tháng 11/2014. Ngài nói rằng, nhóm thiểu số Kitô hữu hiện nay “tự thấy mình bị hành hung bạo lực: họ bị đuổi ra khỏi nhà, bán làm nô lệ, bị giết, chặt đầu, đóng đinh, hoặc thiêu sống, trong sự im lặng đồng lõa đáng hổ thẹn của nhiều người”.

Theo trang web của Vatican, khi Liên minh châu Âu và LHQ không có hành động gì, Giáo hoàng Francis lại nêu ra vấn đề này. Và Ngài nói rằng: “Hôm nay, chúng tôi rất lo lắng khi thấy ở Trung Đông và các nơi khác trên thế giới anh chị em của chúng ta bị bức hại, tra tấn, và giết hại vì đức tin của họ vào Chúa Jêsus”.

Ông nói: “Điều này cũng cần phải bị tố cáo: Trong Thế chiến thứ 3 mà chúng ta đang nếm trải này, một hình thức diệt chủng – tôi nhấn mạnh vào từ – đang diễn ra, và nó phải kết thúc”.

Hoa Kỳ cũng giúp đỡ đôi chút. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đến mùa thu năm 2016, trong 11.000 người tị nạn Syria đến Hoa Kỳ, chỉ có 56 người là người Cơ đốc giáo.

2
Những đứa trẻ I-rắc theo tôn giáo Yazidi đã chạy trốn khỏi xung đột tại thị trấn Sinjar ở miền bắc I-rắc cùng với gia đình họ. Ảnh chụp tại một trường học nơi họ đang trú ẩn tại thành phố Dohuk của người Kurd ở vùng Kurdistan tự trị của I-rắc, ngày 5/8/2014. (Ảnh: Getty)

Dưới thời của Cựu Tổng thống Obama, sau khi chính quyền bị Quốc hội ép buộc, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn không chỉ rõ cuộc bức hại các Kitô hữu ở Trung Đông là tội ác diệt chủng.

Tuy nhiên, ngày 17/3/2016, một ngày sau khi chính quyền đưa ra một tuyên bố nói rằng cần thêm thời gian để giải quyết vấn đề, thì Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry đã tuyên bố rằng, ISIS “chịu trách nhiệm về những vụ diệt chủng các nhóm người ở khu vực sự kiểm soát của chúng, bao gồm cả người theo đạo Yazidi, dòng Hồi giáo Shia và Kitô hữu”.

Cung cấp viện trợ

Dưới quyền của Tổng thống Trump, chính phủ hiện đang viện trợ cho các Kitô hữu bị bức hại thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ chứ không thông qua LHQ. Thông báo này được Phó Tổng thống Mike Pence đưa ra ngày 25/11, trong tiệc Đoàn kết Bảo vệ Kitô hữu.

Ông Pence nói rằng, chính quyền ông Obama viện trợ hơn 1 tỷ USD cho Trung Đông, nhưng phần lớn số tiền đó được chuyển thông qua các chương trình của LHQ.

3
Phó Tổng thống Mike Pence đã có bài phát biểu quan trọng trong Hội nghị Thượng đỉnh Quốc phòng Quốc gia hàng năm tại Washington, ngày 25/10/2017. (Ảnh: Facebook của Defense of Christians)

Ông Pence nói: “Tuy nhiên, LHQ thường xuyên thất bại trong việc giúp đỡ các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các nhóm tôn giáo thiểu số. Kết quả là vô số người tiếp tục bị đau khổ và vùng vẫy vô ích”.

Ông nói rằng, mặc dù LHQ tuyên bố có hơn 160 dự án (cứu trợ) trong các khu vực Kitô giáo của khu vực, nhưng các Kitô hữu không còn hiện diện ở 1/3 những khu vực đó. Ông nói rằng, ở I-rắc, “phần lớn các Kitô hữu và người theo đạo Yazidi vẫn ở trong những nơi trú ẩn”. Thêm vào đó, LHQ thường từ chối yêu cầu cứu trợ của họ.

Vấn đề này đã được biết đến một thời gian. Nina Shea của Học viện Hudson đã viết vào ngày 7/10/2016 rằng: “Cơ quan dẫn đầu của LHQ về giúp đỡ người tị nạn, Văn phòng Cao ủy Tị nạn, đã cho rằng các Kitô hữu và những người khác bị ISIS nhắm đến không quan trọng khi loại họ ra khỏi 2 chương trình cấp bách: nhà ở tị nạn trong khu vực và tái định cư người tị nạn Syria ở nước ngoài”.

Ông Pence nói: “Chúng ta sẽ không còn lệ thuộc LHQ trong việc giúp đỡ các Kitô hữu và người thiểu số bị bức hại sau vụ diệt chủng tàn bạo của các nhóm khủng bố. Từ nay, Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức dựa trên đức tin và tổ chức tư nhân để giúp đỡ những người bị bức hại vì đức tin”.

Phó Tổng thống cho hay, chính quyền Mỹ ủng hộ những người bị đày đọa vì đức tin của họ, bởi vì đó là những gì người Mỹ đã nếm trải, vì sự liên kết chung của lòng nhân đạo đòi hỏi một hưởng ứng mạnh mẽ.

Kết thúc đế chế Hồi giáo

4
Một người nhập cư đi qua một nhà thờ tạm thời trong trại di trú “Jungle” ở Calais, miền bắc nước Pháp ngày 23/10/2016. (Ảnh: Getty)

Theo Rychlak, tình hình có thể cải thiện ngay khi ISIS mất quyền lực ở khu vực I-rắc và Syria – nơi được gọi là “đế chế Hồi giáo”, ở đó thiết lập luật Hồi giáo với những ảnh hưởng tàn phá nặng nề.

Theo luật Hồi giáo này, những người không theo đạo Hồi hoặc từ chối cải đạo bị phân biệt đối xử. Họ vẫn được phép sống dưới sự cai trị của ISIS nhưng phải đóng thuế “jizya”.

Rychlak nói rằng, các Kitô hữu lựa chọn đóng thuế sau khi ISIS phá hủy tất cả các nhà thờ và giết chết hoặc truy sát các mục sư. Một số nhóm, bao gồm nhiều nhóm Yazidi, không thể trả nổi thuế jizya.

“Thuế jizya thực ra là tống tiền. Đó là những gì Đức Quốc xã đã làm”, ông nói và nhắc lại trường hợp Đức Quốc Xã gặp vị giáo sĩ hàng đầu ở Rôma và yêu cầu trả một khoản tiền để đổi lấy sự an toàn của người Do Thái. “Người Do Thái có vàng, họ giao vàng ra, và sau đó Đức quốc xã bắt đầu lùa người Do Thái (vào các trại tị nạn). Đó là những gì ISIS đã làm với các Kitô hữu”.

Khi các tổ chức khủng bố ở khu vực này bị tiêu diệt xong, có thể phải mất một thời gian thì ảnh hưởng của ý thức hệ và sự lạm dụng này mới bị xóa khỏi khu vực.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng cho biết trong một email: “ISIS chính là một trong những mối đe dọa trực tiếp và tiềm tàng nhất cho tất cả những người mà chúng chạn trám và nô dịch hóa khắp thế giới. Chúng phải bị đánh bại, không chỉ về mặt quân sự, mà còn thông qua cách tiếp cận toàn chính phủ nhằm ngăn ngừa các điều kiện cho phép chúng nắm quyền ở bước đầu tiên”.

Hoa Kỳ đang nỗ lực hợp tác với các đối tác địa phương và “đã thành công rất lớn để đạt được mục tiêu đó và vạch trần [ISIS] phạm tội ác vô nhân đạo”.

Theo Rychlak, chính quyền của ông Trump đã chuẩn bị để đối phó với cuộc khủng hoảng như là một vụ diệt chủng và cứu trợ cần thiết cho các nạn nhân, nhưng “nó vẫn sẽ rất khó khăn”.

Rychlak nói thêm: “Việc Hoa Kỳ cứu trợ sẽ không làm chấm dứt cuộc bức hại”.

“Niềm hy vọng lớn nhất của chúng tôi là làm ISIS mất quyền lực, đế chế Hồi giáo sụp đổ, và chúng ta sẽ thấy người ta quay lại với tư duy kiểu phương Tây, đó là, những người có đức tin khác nhau được hoan nghênh cùng nhau phát triển, 1 hoặc 2 thập kỷ trước đây rất nhiều trong số những quốc gia này đã làm như vậy”.

Ông nói: “Nếu chúng ta trở về với tư duy đó, tôi nghĩ mọi người sẽ hạnh phúc. Nhưng như bây giờ, đây là một hoàn cảnh rất buồn thảm và khó khăn”.

Bạch Vân, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng