Kiếm tiền để… cho đi

26/10/14, 14:25 Đọc & Suy ngẫm

Với nhiều doanh nhân, kinh doanh là để mang lại sự giàu có cho gia đình, cải thiện cuộc sống của mình và người thân. Nhưng với bà Trần Thụ Cúc, một tiểu thương ở Đài Loan, mục đích của việc kiếm tiền là để cho đi.

Bà Trần Thụ Cúc phục vụ khách hàng tại quầy bán rau của mình.

Quanh năm suốt tháng, bà Trần Thụ Cúc đứng ở chợ để bán các loại rau củ quả 18 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần. Nhưng cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, bà cũng không chi tiêu gì thêm cho mình mà dành hết để làm từ thiện. Trong 20 năm qua, bà Trần đã đóng góp hơn 7,34 tỷ đồng để xây dựng một thư viện học đường và một chi nhánh bệnh viện. Bà cũng quyên góp cho các tổ chức từ thiện và Phật giáo tại địa phương. Các khoản đóng góp được bà lấy từ tiền buôn bán ở chợ, tiền thừa kế từ người cha, tiền bản quyền từ một cuốn sách viết về bà và những giải thưởng đã nhận được.

Đối với một số người, thật điên khùng khi cho đi hết tài sản và tiền bạc kiếm được. Nhưng đối với bà Trần thì điều đó không khó lắm. “Ai cũng có thể làm được, không chỉ mình tôi. Bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là cách bạn dùng tiền. Dù sao, tiền bạc khi sinh bạn không mang đến, khi chết chẳng thể mang đi. Tiền bạc chỉ có ích khi được dùng để cho những người cần nó”, bà Trần chia sẻ.

Nhưng nhờ đâu một tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ như bà có thể tích lũy được số tiền lớn như vậy để làm từ thiện? Trước tiên, vì bà là một Phật tử. Bà theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt với những bữa ăn đơn giản chỉ có cơm và đậu hũ. Bà cũng không quan tâm đến vật chất. Khi được hỏi đã bao giờ mua bất cứ thứ gì xa hoa cho mình chưa, bà Trần cho biết, từng có lần mua một bộ quần áo nhập khẩu, nhưng sau đó đã hối tiếc vì xài tiền phung phí. “Khi tôi mặc bộ đồ đó ra chợ, một khách hàng nói bà cũng có bộ đồ y như vậy và nói bộ đồ của tôi là hàng giả. Tôi chợt nhận ra rằng dù mình có ăn vận như thế nào thì vẫn chỉ là một bà bán rau”, bà Trần kể lại.

Mục đích cá nhân

Từng trải qua thời niên thiếu nghèo khổ, bà biết quý trọng và thương yêu những em bé có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Trần cho biết, trong suốt thời niên thiếu và thanh xuân bà phải sống trong cảnh nghèo khổ. Chính vì thế bà cảm thông hơn với những mảnh đời cơ cực. Khi bà học tiểu học, mẹ bà chết vì sinh khó nhưng gia đình không có tiền đi bệnh viện. Để phụ giúp gia đình, bà nghỉ học và bắt đầu phụ giúp bán rau quả cho gia đình ở chợ Đài Đông. Một năm sau, em trai bà qua đời vì bệnh cúm và cũng do gia đình không đủ tiền mua thuốc. Những bi kịch đó không khiến bà chán đời, trái lại càng thôi thúc bà phải chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh. Bà cho biết không bao giờ quên được lòng tốt của thầy giáo và bạn học của em trai mình, những người đã quyên góp tiền để giúp đỡ em bà. “Tôi thấy mình nợ người ta nhiều lắm. Tôi tự nhủ phải kiếm được nhiều tiền để giúp đỡ người khác. Tôi thấy rất hạnh phúc sau khi đóng góp tiền bạc cho người nghèo, đến nỗi khi đi ngủ tôi vẫn còn mỉm cười”.

Nhiều người ngạc nhiên, vì dù buôn bán nhỏ lẻ nhưng tâm bà Trần lại rất rộng rãi. Lữ Nghiêm, Giám đốc tổ chức từ thiện cho trẻ mồ côi là Kids Alive International thông tin, bà Trần đã làm thay đổi quan điểm phổ biến cho rằng, phải giàu có mới làm từ thiện được. “Bà ấy chỉ là người bán rau, sống có một mình. Rõ ràng cuộc sống của bà chẳng dễ dàng gì. Vậy mà bà mang đến quyên góp cho quỹ của chúng tôi 690,2 triệu đồng. Bà nói tôi hãy dùng số tiền đó để giúp đỡ trẻ em”, ông Lữ cho biết.

Lòng tốt của bà Trần rất nhanh được nhiều người biết đến. Các nhà chức trách địa phương tặng bà danh hiệu “Tấm gương từ thiện”. Không chỉ vậy, bà được tạp chí Time bình chọn vào danh sách top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2010. Tờ Reader’s Digest chọn bà là “Người châu Á của năm” và hãng Forbes Asia đưa bà vào danh sách 48 anh hùng từ thiện. Cách nay 2 năm, bà là 1 trong 6 người nhận giải Magsaysay Award vì giúp đỡ người nghèo và được thưởng 50.000 USD. Tất cả tiền thưởng nhận được bà đều ủng hộ cho Bệnh viện Taitung’s McKay Memorial Hospital.

Bà Trần Thụ Cúc nhận phần thưởng từ Tổng thống Philippine là ông Benigno Aquino

Vân Cường

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này