Khủng hoảng kinh tế 1997 đang ám ảnh châu Á

20/08/15, 08:39 Kinh tế

Châu Á, 18 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính khiến hàng loạt Chính phủ lung lay và các công ty phá sản, đồng tiền các nước trong khu vực một lần nữa lại chịu sức ép giảm giá.

Malaysia và Indonesia là hai nước bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Một năm qua, ringgit Malaysia đã mất gần 25% giá trị so với USD. Rupiah Indonesia cũng giảm giá 15% trong thời kỳ này. Cả hai tiền tệ trên đều đang ở mức thấp nhất từ sau khủng hoảng 1997, và có thể còn lao dốc tiếp.

Như đổ thêm dầu vào lửa, tuần trước, Bắc Kinh còn liên tục hạ giá NDT. Giới phân tích cho rằng nước này đang muốn thúc đẩy xuất khẩu. Nếu quan điểm này lan ra các nước khác trong khu vực, những hành động trả đũa sẽ dẫn đến chiến tranh tiền tệ, càng đẩy giá rupiah, ringgit và các tiền tệ khác đi xuống.

Dù vậy, nhà đầu tư vẫn chưa hoàn toàn hoảng loạn. Do phần lớn quốc gia châu Á hiện có dự trữ ngoại hối lớn, có thể dùng để hỗ trợ nội tệ. Cơ chế điều hành cũng đã cải thiện đáng kể so với năm 1997, và mức nợ cũng đang giảm dần. Daniel Martin – nhà phân tích tại Capital Economics cho rằng trừ Malaysia – với khối nợ bằng USD cao, tiền tệ yếu “không phải là rủi ro lớn với bất kỳ nền kinh tế nào trong khu vực”.

Một người bán hàng đang đếm tiền tại một khu chợ ở Malaysia. Ảnh: Bloomberg
Một người bán hàng đang đếm tiền tại một khu chợ ở Malaysia. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, họ nhận định có nhiều vấn đề khác còn đáng lo hơn là tiền tệ. Kinh tế Trung Quốc – vốn tạo ra nhu cầu khổng lồ cho châu Á – đã chậm lại vài tháng gần đây. Các quốc gia xuất khẩu sang Trung Quốc, như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Việt Nam vì thế có thể gặp rắc rối.

Bên cạnh đó, cỗ máy tăng trưởng của rất nhiều quốc gia mới nổi là hàng hóa. Nhưng giá dầu, đồng và đậu nành đều đang lao dốc suốt một năm qua. Malaysia là một nước xuất khẩu dầu lớn. Indonesia hàng năm cũng bán lượng lớn than đá, dầu cọ và cao su ra nước ngoài.

Rất nhiều chuyên gia cũng dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất vào tháng 9. Đây sẽ là lần đầu tiên trong gần một thập kỷ, cơ quan này tăng lãi suất. Việc này sẽ làm tăng chi phí đi vay cho các công ty tại các nước mới nổi. Nó cũng sẽ khiến trái phiếu Mỹ hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, từ đó khiến trái phiếu các nước mới nổi bị bán tháo.

Đầu tháng 8, Sofyan Djalil – Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia cho biết trên Reuters rằng ông muốn FED hành động thật nhanh. “Tôi ước FED sẽ quyết định càng sớm càng tốt. Điều này sẽ có lợi cho Indonesia. Vì sự thiếu chắc chắn đang khiến thị trường tài chính biến động khó lường”, ông nói.

Dù vậy, CNN cho rằng cũng như trong cuộc khủng hoảng 18 năm trước, giới chức Indonesia và Malaysia vẫn có thể kiểm soát phản ứng của mình dưới sức ép hiện tại. Miễn là họ ngăn được biến động chính trị và chính sách bảo hộ trong nước.

Nhưng việc này sẽ không dễ dàng. Thủ tướng Malaysia – Najib Razak đang bị điều tra vài tháng gần đây vì cáo buộc tham nhũng. Người đồng cấp với ông tại Indonesia – Joko Widodo cũng chưa thực hiện được nhiều cải tổ kinh tế như đã cam kết khi nhậm chức cách đây một năm.

Khủng hoảng tài chính Đông Á chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự sụp đổ của đồng bath Thái do các dòng vốn ồ ạt rời khỏi quốc gia này. Hiệu ứng lan tỏa khiến nhà đầu tư phương Tây bất ngờ rút vốn, khiến tiền tệ các quốc gia khác trong khu vực cũng lần lượt bị phá giá. Hàng loạt tập đoàn và công ty, đặc biệt về bất động sản, vỡ nợ. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Khủng hoảng tài chính nhanh chóng chuyển sang suy thoái kinh tế trầm trọng. Đồng tiền các quốc gia bị phá giá, lạm phát tăng, các tổ chức tài chính và công ty phá sản, nợ xấu lên kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng. GDP của Indonesia giảm tới 15% trong vòng một năm, Thái Lan và Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10%, trong khi Hàn Quốc giảm 3,8% trong quý đầu của năm 1998.

IMF đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỷ USD cuối năm 1997 để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng. Đổi lại, các nước thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc hệ thống tài chính hoặc giảm can thiệp vào kinh tế thị trường. Đến đầu năm 1999, khu vực này mới dần hồi phục.

Theo VnExpress

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ