Không đủ bằng chứng khẳng định Mohammed Emwazi là “John Thánh chiến”
Luật sư đại diên cho ông Jassim Emwazi là cha của Mohammed cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây không có đủ bằng chứng khẳng định Mohammed Emwazi là “John Thánh chiến”, người bịt mặt cầm dao trong các video hành quyết của phiến quân nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS).
Các cơ quan tình báo phương Tây không có đủ bằng chứng khẳng định rằng Mohammed Emwazi, một người Anh gốc Kuwait, là “John Thánh chiến”, người cầm dao bịt mặt xuất hiện trong các đoạn băng hành quyết của ISIS, luật sự đại diện cho ông Jassim Emwazi là cha của Mohammed hôm Chủ Nhật (8/3) tuyên bố.
Theo nguồn tin từ phía chính phủ và truyền thông Mỹ đưa ra trước đây, người cầm dao trùm khăn đen hành quyết các con tin người Mỹ, Anh và Syria trong các đoạn băng video từng được công bố, được cho là Mohammed Emwazi, người Anh gốc Kuwait.
Tuy nhiên, luật sư đại diện cho ông Jassim Emwazi cho rằng, Mohammed không phải là người xuất hiện trong đoạn băng được giới phân tích phương Tây gọi là “John thánh chiến” dựa trên khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát.
“Chúng tôi muốn nói rằng cho đến nay, các cơ quan tình báo phương Tây vẫn chưa thể đưa ra bằng chứng đầy đủ để khẳng định rằng Mohammed Emwazi và John thánh chiến là một. Hiện có rất nhiều lời đồn và câu chuyện bị thêu dệt được truyền bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về thân chủ của tôi. Tôi cũng đã đề xuất mở phiên tòa xét xử những người đã từng làm tổn hại tới danh dự thân chủ của mình”, Ông Salem al-Hashash là luật sư của ông Jasssim khẳng định.
Cùng ngày, hãng tin Fairfax của Úc đưa tin, nhân vật trong bức ảnh chụp chung với 2 tay súng ISIS từng được giới truyền thông Anh gọi là “thánh chiến da trắng người Anh”, thực chất lại là một thanh niên đến từ Úc đã cải sang đạo Hồi. Bức ảnh được đăng tải trên tài khoản Twitter hồi cuối tháng 12/2014.
Cũng theo nguồn tin trên, danh tính nhân vật thanh niên trong bức ảnh đã được bạn bè và các tín đồ tại hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Melbourn xác nhận. Họ cho rằng người thanh niên này tên là Jake, 18 tuổi, từng là một học sinh có nhiều thành tích cao, song từ chối tiết lộ tên đầy đủ theo yêu cầu từ một thành viên trong gia đình. Hiện Jake đã đổi tên thành Abdur Raheem hoặc Abu Abdullah.
Theo Dân Trí