Khống chế lời nói bản thân là một mỹ đức của đời người

05/09/16, 10:54 Đọc & Suy ngẫm

Có câu nói rằng: “2 năm học nói, cả đời học im lặng”. Con ngườiđôi khi càng nói nhiều mâu thuẫn càng lớn, gián cách càng xa. Hãy biết kiểm soát lời nói của mình, đó là mỹ đức để thu phục nhân tâm trong thiên hạ.

1
Khống chế được lời nói bản thân chính là một mỹ đức. (Ảnh: Internet)

Trong thời gian nghỉ giải lao, Đông hào hứng đưa ra một chủ đề bàn luận: “Các anh nói xem, lễ Giáng sinh này công ty mình có nghỉ không?”

“Dùng đầu gối mà nghĩ, cũng thừa biết Giáng sinh này chắc chắn không được nghỉ rồi!”, Mẫn khinh khỉnh nói.

Vốn dĩ cả đám đồng sự sẽ tham gia bàn luận, thế nhưng bỗng chốc đều im bặt…

Đôi khi, người khác đưa ra 1 vấn đề, chẳng qua chỉ muốn đưa ra một chủ đề. Bản thân chủ đề này cũng không mấy quan trọng, điều quan trọng là những liên tưởng dẫn phát từ chủ đề này.

Mượn vấn đề bề mặt mà nói, câu nói của Đông căn bản là muốn kích phát một cuộc thảo luận cùng mọi người, để mọi người cùng nhau nói về việc sẽ ăn mừng Giáng sinh thế nào nếu không được nghỉ. Thế nhưng, Mẫn lại kết luận một cách cứng nhắc, khiến mọi người mất hết cả hứng thú.

“Dùng đầu gối mà nghĩ”, ngụ ý muốn nói: Điều đó còn phải hỏi sao? Câu này một khi thốt ra khỏi miệng, lập tức phán ngay lời của người khác là nhảm nhí, có người còn hàm ý mượn chuyện người ta nói chuyện mình, quảng cáo rùm beng, cũng phản ứng thái độ khinh miệt, coi thường đối với người nói. Người như vậy, trước hết không phải là người biết lắng nghe người khác.

Một đứa bé hỏi ông mình: “Ông ơi, sao con người lại có một cái miệng nhưng lại có 2 lỗ tai?”

Ông trả lời: “Miệng là để nói, lỗ tai là để lắng nghe lời người khác. Khi cháu nói chuyện, dùng 1 phần sức lực là đủ rồi, nhưng lắng nghe người khác nói, thậm chí phải dùng đến 2 phần”.

Muốn tiến hành trao đổi việc gì với người khác, đầu tiên phải biết tôn trọng ý kiến người khác. Thô lỗ cắt đứt lời của người ta, không chỉ bất lịch sự, mà còn dễ dàng khiến người ta phản cảm. Kỳ thực, chỉ cần kiên nhẫn lắng nghe lời người khác, thì bạn đã có thể phát hiện được mạch suy nghĩ của họ rất nhanh, nói không chừng, suy nghĩ của kiểu người bạn vốn hay xì mũi coi thường cũng có tính hợp lý nhất định.

Một lần, tôi cùng bạn bè tham gia một buổi tiệc của công ty nọ. Ở buổi tiệc, có một vị khách kể một câu chuyện cười trước mặt mọi người, còn trích dẫn một câu danh ngôn. Vị khách này nói câu danh ngôn đó là từ trong “Kinh Thánh”, nhưng thật sự là anh ta sai rồi. Bạn tôi vì muốn chứng tỏ hiểu biết của bản thân, liền không hề kiêng nể gì mà nói anh ta đã sai rồi.

Thế nhưng, vị khách này vẫn nhất mực giữ ý kiến của mình: “Cái gì chứ? Câu nói đó là của Shakespeare sao? Không thể nào, tuyệt đối không thể nào… câu này là từ trong Kinh Thánh!”, cuối cùng anh ta tự cho mình là đúng rồi.

Khi ấy, tôi tranh thủ lấy di động ra kiểm tra một chút thì thấy rằng đúng là vị khách này đã sai. Chứng kiến người bạn của mình còn đang ở kia bảo vệ chân lý, tôi kéo áo của anh ấy, ý bảo anh bỏ đi, sau đó đứng lên nói: “Anh Lý, là anh sai rồi. Vị này mới đúng, câu nói đó chính xác là trong Kinh Thánh”.

Trên đường về nhà, người bạn bất bình hỏi tôi: “Cậu khẳng định câu nói kia không phải trong tác phẩm của Shakespeare sao?”.

Tôi nói: “Đúng vậy, câu nói đó chính xác là trong tác phẩm của Shakespeare, trong màn 5, cảnh 2 của ‘Hamlet’. Thế nhưng, anh Lý à, tôi nghĩ anh nên hiểu rõ, không khí ở buổi tiệc vốn rất vui vẻ, tại sao lại phải tìm cách chứng tỏ cái sai của người khác? Anh như vậy có thể khiến người khác thích anh, có cảm tình với anh không?

Với lại, vị khách kia cũng không có trưng cầu ý kiến của anh, cũng không cần ý kiến của anh, anh cần gì phải lý luận đúng sai với người ấy? Cuối cùng, tôi nói cho anh biết, muốn tránh phát sinh xung đột với người khác, mình phải học được việc im lặng đúng lúc đúng chỗ”.

Việc này phát sinh một ảnh hưởng rất lớn đối với người bạn của tôi. Từ đó về sau, anh ta học cách lắng nghe lời phê bình của người khác. Sau đó, anh nói với tôi: “Trải qua rất nhiều việc, tôi tổng kết được một quy luật, trên đời này có một cách thức, có thể giành được thắng lợi lớn nhất trong tranh luận, đó chính là cố gắng hết sức tránh tranh luận với người… tránh được điều này cũng giống như tránh được cạm bẫy và tai nạn vậy”.

Nghiên cứu cho thấy, thai nhi còn trong bụng mẹ chưa mở mắt đã có thể nghe được hết thảy âm thanh xung quanh thông qua rung động của nước ối. Loại lắng nghe này, chính là nhận biết sơ khởi nhất của con người. Khi sắp ra đời, thính giác cũng biểu hiện một chút luyến tiếc đối với cái thế giới cuối cùng này.

Khi sắp trút hơi thở cuối cùng, thời khắc cuối cùng của sinh mệnh, muốn nghe được âm thanh của người mà ta thấp thỏm nhớ mong, mới có thể yên lòng nhắm mắt. Lắng nghe, đã là rung động đầu tiên của sinh mệnh, cũng là sự kiên trì và trông chừng vào thời khắc cuối cùng của sinh mệnh.

Có một câu nói: “2 năm học nói, cả đời học im lặng”. Trong trao đổi qua lại, thường chúng ta nói được càng nhiều, thì tạo thành mâu thuẫn cũng nhiều, chính là ‘nói nhiều thành nói hớ’. Đa số chúng ta đều luôn muốn nóng lòng biểu đạt chính mình, mà lại không đứng ở vị trí người khác mà lý giải vấn đề.

Giáo sư tâm lý Kha Thư Lâm mỗi ngày đều phải tiếp đãi rất nhiều người muốn trút bầu tâm sự. Theo chúng ta nhìn nhận thì ông ấy đã là một chuyên gia lắng nghe, nhưng cũng như lắng nghe, im lặng cũng cần phải luyện tập không ngừng.

Ông nói: “Nói thực sự rất dễ, khống chế bản thân không nói ra lại là một việc không đơn giản”. Cuối cùng, ông nói lúc muốn chen ngang người ta cứ uống một ngụm trà, sẽ giảm bớt cảm xúc muốn nói.

Ngoài miệng chịu thiệt thì có làm sao, nhịn họ 3 phần thì có làm sao? Mỗi người đều có tính cách, phẩm chất của riêng mình. Hoàn cảnh xuất sinh, những người tiếp xúc, sẽ quyết định thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan của một con người.

Trên cơ sở này, chúng ta vốn không nên hà khắc yêu cầu quan điểm người khác phải giống như mình, khi gặp sự việc không cùng nhận thức của bản thân, không nên vội vàng biểu đạt quan điểm của mình, đừng ngại tĩnh tâm lắng nghe người khác nói một chút. Nên biết rằng, khi bạn biết cách im lặng, bạn sẽ học được cách đặt bản thân vào vị trí người khác.  

Mai Mai, dịch từ Kannewyork

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này