Khoa học đã chứng minh: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

17/05/18, 13:34 Tri thức

Tất cả môi trường sống, những người hàng xóm, các thành viên trong gia đình và tâm thái của bản thân, sẽ không ngừng “đối thoại” cùng với gen trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến thói quen, hành vi, sinh lý, tâm lý và sức khỏe của chúng ta.

Một môi trường nhân văn tốt rất quan trọng cho sự phát triển và trưởng thành của một người

Một môi trường nhân văn tốt rất quan trọng cho sự phát triển và trưởng thành của một người, giống như câu nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. “Mạnh mẫu tam thiên” là một điển tích rất quen thuộc của người Trung Quốc, kể về mẹ của Mạnh Tử vì muốn con mình có một môi trường phát triển tốt mà đã không ngại khó khăn, chuyển đến sinh sống ở ba nơi khác nhau. Mạnh Tử sau này trở thành một nhà hiền triết với đạo đức cao, chứng tỏ rằng môi trường sống đã ảnh hưởng đến ông rất nhiều.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của hoàn cảnh sống và quần thể sống tới biểu hiện gen (gene expression). Các đối tượng nghiên cứu của họ gồm tất cả các chủng loại, từ chim, côn trùng đến các loài động vật lớn và cả con người. Những nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng môi trường có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự biểu hiện gen và có thể thay đổi cách thức hoạt động của gen.

Biểu hiện gen có nghĩa là quá trình dịch những thông tin gen được lưu trữ trong chuỗi DNA qua phiên mã và dịch mã thành một phân tử protein với hoạt động sinh học. Trong những khoảng thời gian hay những môi trường khác nhau, gen có thể sản xuất ra nhiều loại gen khác, điều này được thể hiện ra bên ngoài.

Trong định luật Layman, môi trường sống, những người hàng xóm, các thành viên trong gia đình và tâm thái của chính mình, sẽ không ngừng “đối thoại” với gen, và tạo ra ảnh hưởng lên thói quen và hành vi trong cuộc sống. Kết quả của những sự tương tác xã hội này sẽ thâm nhập vào phòng điều khiển của các tế bào và thay đổi sự biểu hiện của gen, cũng như ảnh hưởng đến thói quen, hành vi, sinh lý, tâm lý và sức khoẻ.

Giáo sư Gene Robinson thuộc Đại học Illinois tại Alban Champaign (UIUC)- Khoa côn trùng học đã tiến hành một hệ thống nghiên cứu về tập tính của hai loài ong hoàn toàn không cùng thói quen. Ví dụ, nhóm nghiên cứu của ông đã đưa ấu trùng của loài ong châu Phi (ong sát thủ) vào tổ ong mật châu Âu vốn tính tình hiền hòa, và sau đó đưa ấu trùng ong châu Âu vào tổ của loài ong châu Phi.

Những nghiên cứu về thay đổi của biểu hiện gen được theo dõi trong 6 tuần. Kết quả cho thấy ong Châu Phi dần dần trở nên hiền lành như ong châu  Âu, trong khi ong châu Âu càng ngày càng hung tợn như loài ong châu Phi, đồng thời, hành vi biểu hiện gen của chúng cũng trải qua những thay đổi tương ứng, cho thấy chúng gần gũi hơn với đặc điểm của các thành viên khác trong ngôi nhà mới của mình.

Robinson chỉ ra rằng những con ong này không chỉ thay đổi trong hành vi, mà còn biến đổi thành phần trong phân tử. Đáng ngạc nhiên là, sự thay đổi to lớn này do môi trường sống mang lại dễ dàng hơn so với trước đây.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn đối với những người thuộc các nhóm người và vùng miền khác nhau. Họ phát hiện ra rằng ngoài môi trường, cảm xúc cá nhân, cảm xúc, suy nghĩ, và thái độ đều ảnh hưởng tới biểu hiện gen.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Stitch tại Đại học Loyola ở Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc khảo sát với khoảng 2.000 sinh viên và thấy rằng một sinh viên thừa cân có 40% cơ hội giảm cân nếu người đó có một người bạn gầy. Tuy nhiên, nếu anh ta có một người bạn với kích thước cơ thể tương tự như trên thì cơ hội giảm cân trong tương lai chỉ là 15%. Điều này cho thấy rằng cuộc sống xã hội của một người sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong biểu hiện gen, và thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội khiến người đó trở nên gầy hoặc béo.

Grey Wray, một nhà sinh vật học tại Đại học Duke, tin rằng đời sống xã hội thực sự có thể làm thay đổi biểu hiện gen. Sự nhanh chóng và quy mô của biểu hiện gen vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Nói đơn giản, cách làm việc thường xuyên của bạn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến biểu hiện gen, và tính cách của bạn cũng sẽ theo đó mà thay đổi. Nói cách khác, quyết định bạn là ai không chỉ là gen của bản thân, mà còn là biểu hiện gen. Sự khác biệt trong biểu hiện gen liên quan chặt chẽ đến môi trường và trải nghiệm cuộc sống của bạn.

Tiểu Minh, theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?