Khi nỗi sợ hãi là vũ khí: Tấn công khủng bố và sức khỏe tinh thần của bạn

06/12/15, 10:01 Thế giới

Các cuộc khủng bố liên tục xảy ra trên thế giới trong thời gian qua. Vậy chúng có tác động như thế nào lên con người và xã hội? Hãy cùng tiềm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những lính Pháp đang tuần tra tại Trocadero gần tháp Eiffel tại Paris, vào ngày 21, tháng 11, năm 2015. (AP Photo/Laurent Cipriani)

Vào ngày 13/11/2015, một loạt các cuộc tấn công có phối hợp tại Paris làm 130 chết. Một tuần sau đó, các tay súng đã xông vào một khách sạn ở Mail, bắt giữ con tin cùng lúc bắn bừa bãi tại khách sạn, làm chết 27 người. Và vào tuần này đã có một vụ xả súng tại San Bernardino, California khiến 14 người thiệt mạng. Khi động cơ của vụ này chưa được làm rõ, FBI đã giao cho bộ phận chống khủng bố vụ án này, làm dấy lên suy đoán trong công chúng rằng vụ xả súng có thể là một hành động khủng bố.

Bạn có thể bỏ ra hàng giờ mỗi ngày để xem, đọc hay nghe những tin tức liên quan đến những sự kiện này. Những cấp độ tiếp xúc này có thể ảnh hưởng đến thế giới quan của bạn và cách mà bạn sống.

Hậu quả của những sự kiện như thế này có thể làm mọi người cảm thấy dễ bị tổn thương hơn. Và khi những thành phố cảnh báo về mối đe dọa của các cuộc tấn công trong tương lai, nỗi sợ hãi có thể làm thay đổi cuộc sống thường nhật hàng ngày và thế giới quan của chúng ta.

Cùng với đồng nghiệp của mình là S Justin Sinclair tại Trường Y Harvard, tôi đã nghiên cứu sự phức tạp của những nỗi sợ hãi khủng bố, ảnh hưởng và tác động của sợ hãi đến con người.

Nó lẽ không có gì là bất ngờ khi nói rằng một cuộc tấn công có thể gây nên một tác động lớn đến sức khỏe tâm thần của người dân. Nhưng những loại tác động nào là phổ biến, và chúng kéo dài trong bao lâu?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể nghiên cứu khảo sát các hậu quả tâm lý tác động lên cơ thể người sau các cuộc tấn công khủng bố.

Chứng rối loạn tâm lý sau sang chấn thường xuất hiện sau các vụ tấn công khủng bố

Vào năm 1995 và 1996, Pháp đã trải qua một làn sóng đánh bom làm 12 người chết và 200 người bị thương. Một nghiên cứu vào năm 2004 đã khảo sát tỷ lệ bị rối loạn tâm lý sau sang chấn ở các nạn nhân và phát hiện ra rằng 31% đã trải qua rối loạn tâm lý sau sang chấn.

Các triệu chứng của rối loạn tâm lý sau sang chấn (hay PTSD) có thể bao gồm những cảnh hồi tưởng, ác mộng, hay những suy nghĩ tiêu cực về sự kiện này. Mọi người cũng có thể lảng tránh những tình huống làm họ gợi nhớ đến chấn thương tâm lý đó, hay cảm thấy căng thẳng lo âu, một cảm giác mà trước đó họ không có.

Nghiên cứu cũng đã tìm thấy sự gia tăng các triệu chứng tâm thần ở những người sống trong một thành phố bị tấn công.

Ví dụ, một cuộc khảo sát người dân Madrid vào 1 đến 3 tháng ngay sau khi xảy ra một cuộc tấn công trên một tuyến đường sắt vào năm 2004 cho thấy sự gia tăng rối loạn tâm lý sau sang chấn và bệnh trầm cảm.

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng mức tăng này chỉ là tạm thời.


Chiếc xe buýt hai tầng số 30 bị tàn phá được chụp tại Quảng trường Tavistock ở Trung tâm Luân Đôn vào ngày 8/7/2005. (DYLAN Martinez/AFP/Getty Images)

Trong một nghiên cứu năm 2005 khảo sát người dân Luân Đôn sau cuộc tấn công ngày 7/7 một vài tuần, 31% số người được hỏi cho biết họ chịu một mức độ căng thẳng cao và 32% nói sẽ đi du lịch ít hơn. Một nghiên cứu tiếp theo thực hiện 7 tháng sau đó cho thấy rằng mức độ căng thẳng cao đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự lo lắng vẫn còn tồn tại. Nhiều người đã cho biết rằng họ cảm thấy lo lắng về mối đe dọa tương đối cao đối với bản thân và những người khác, nhiều người đã có thế giới quan tiêu cực hơn.

Chúng ta nghĩ rằng rối loạn tâm thần sẽ gia tăng ở những người bị ảnh hưởng trực tiếp hay những người sống trong thành phố vào thời điểm của cuộc tấn công. Nhưng điều này cũng có thể xảy ra trên những người không sống trong thành phố khi nó bị tấn công.

Một cuộc khảo sát đã được tiến hành ngay sau khi các cuộc tấn công xảy ra vào ngày 11/9 cho thấy rằng 17% người dân Mỹ sống bên ngoài thành phố New York cho biết có những triệu chứng liên quan đến rối loạn tâm lý sau sang chấn. Sáu tháng sau, tỷ lệ này giảm xuống còn 5,6%.

Năm 2005, một nghiên cứu đánh giá về tác động của sự kiện 11/9 lên tâm lý cho thấy sự gia tăng các triệu chứng tâm thần và rối loạn xảy ra ngay sau các cuộc tấn công và trở nên bình thường hóa tương đối nhanh chóng trong vòng 6 đến 12 tháng sau đó. Tuy nhiên, người dân sống gần khu vực bị tấn công và những người tiếp xúc trực tiếp với nó dễ mắc các chứng rối loạn tâm lý sau sang chấn hơn những người sống ở xa.

Tại sao các triệu chứng rối loạn tâm lý sau sang chấn lại tăng ở những người không tiếp xúc trực tiếp? Lời giải thích có thể đến từ phương tiện truyền thông đầy ắp tin tức về cuộc tấn công khủng bố.

Sau vụ 11/9, một nghiên cứu tại Mỹ trên 2.000 người trưởng thành đã phát hiện ra rằng thời gian bỏ ra để xem truyền hình về các cuộc tấn công có liên quan đến tỷ lệ cao của rối loạn tâm lý sau sang chấn.


11/9: Một lính cứu hỏa không xác định danh tính ở thành phố New York đã rời khỏi hiện trường khủng bố sau sự sụp đổ của tòa tháp đôi vào ngày 11/9/2001, tại New York. Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc đã bị những kẻ khủng bố sử dụng máy bay thương mại như tên lửa để tấn công. (Anthony Correia/Getty Images)

Về bản chất, một hiệu ứng dây chuyền trên truyền thông được tạo ra nơi người dân sống và làm gợi lại cuộc tấn công khi họ xem và đọc những câu chuyện liên quan. Tiếp xúc này có thể quá nhiều, ví như lập luận của một số người tạo ra một phản ứng sợ hãi chủ quan và cảm giác bất lực về mối đe dọa của các cuộc tấn công trong tương lai lên một phần nhỏ người trưởng thành.

Sợ hãi làm thay đổi hành vi, ít nhất trong một khoảng thời gian ngắn

Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên đáp lại các sự kiện như các cuộc tấn công ở Paris hay Mali. Trong khi mọi người cảm thấy sợ hãi và phản ứng theo những cách khác nhau, nó có thể làm người ta đưa ra những quyết định khác nhau về việc làm, những người họ giao tiếp, về việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt hay tàu hỏa, tụ tập nơi công cộng và những nơi đông người, hay việc di chuyển bằng máy bay.

Nếu bạn nhìn vào những thay đổi của toàn bộ dân số, bạn có thể thấy nỗi sợ hãi khủng bố có thể tác động đáng kể lên cả nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Du lịch và mua sắm có thể đặc biệt dễ bị tổn thương. Ví dụ, những hãng hàng không phải chịu tổn thất lớn về kinh tế sau vụ 11/9 và đã buộc phải sa thải một số lượng lớn nhân viên.

Trong khi đó thị trường chứng khoán ở New York, Madrid và Luân Đôn đã giảm sau các cuộc tấn công, chúng hồi phục tương đối nhanh chóng sau đó.

Tương tự, sau các cuộc tấn công gần đây tại Paris, đã có báo cáo rằng thị trường chứng khoán quốc gia đã bị ảnh hưởng nhất định.

Các cuộc tấn công khủng bố có thể tác động đến chính phủ như thế nào

Những kẻ khủng bố sử dụng sự sợ hãi như một vũ khí tâm lý, và nó có thể tác động tâm lý nghiêm trọng đến các cá nhân và toàn bộ đất nước.

Cảm giác sợ hãi có thể kéo dài trong nhiều năm sau một cuộc tấn công. Trong cuộc xung đột kéo dài với nhiều cuộc tấn công, chẳng hạn như xung đột ở Bắc Ireland hoặc các xung đột Israel-Palestine, sự sợ hãi và lo lắng mãn tính đã dẫn đến một mức độ cao của sự phân biệt và đa nghi.

Sợ hãi tiềm ẩn cũng có thể ảnh hưởng đến cam kết chính trị và niềm tin vào hoạch định chính sách của chính phủ.

Sau các vụ khủng bố quy mô lớn, con người thường có xu hướng đặt niềm tin vào khả năng của chính phủ để bảo vệ họ an toàn khỏi bạo lực trong tương lai. Ví dụ, trước khi xảy ra cuộc tấn công 11/9, niềm tin của công chúng vào chính phủ Mỹ đã suy giảm, nhưng những cuộc tấn công này đã làm tăng nỗi sợ hãi của người dân, và niềm tin rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ bảo vệ và giữ an toàn nơi công cộng khỏi các cuộc tấn công trong tương lai, những cuộc khủng bố vốn dĩ đã gia tăng không ngờ trong thập kỷ qua.

Tuy nhiên, việc gia tăng niềm tin vào chính phủ cũng có thể đến mà không có sợ hãi. Ở những nước thực sự có mức độ tin cậy cao vào chính phủ, sự sợ hãi đóng một vai trò ít quan trọng hơn.

Một nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa sự sợ hãi và tin tưởng ở Na Uy ngay trước và sau, cho thấy 10 tháng sau cuộc khủng bố năm 2011 cho thấy mức độ tin tưởng cao hiện tại thực sự có thể chống tại các tác động tiêu cực của nỗi sợ hãi khủng bố, trong khi vẫn tạo ra một hiệu ứng chế nhạo xung quanh chính sách của chính phủ.

Tất nhiên, các mối đe dọa khủng bố không có tác dụng tương tự lên tất cả người dân. Hầu hết người dân phản hồi về các mối đe dọa khủng bố trong tương lai một cách hợp lý và mang tính xây dựng. Ví dụ, một nghiên cứu rất thuyết phục cho thấy sự tức giận thực sự có chức năng như một yếu tố bảo vệ. Trong bối cảnh này, khi cảm thấy tức giận, người ta có xu hướng cảm thấy có thể kiểm soát được tình hình, muốn đối đầu với sự việc và cảm thấy lạc quan hơn; trong khi đó sự sợ hãi mang đến cảm giác mất kiểm soát và bi quan.

Nghịch lý của sự hợi hãi mà chủ nghĩa khủng bố đã gây nên đó là trong khi nó có ảnh hưởng tiêu cực đến con người và xã hội, nó cũng có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi nhanh chóng.

Daniel Antonius, Giám đốc bộ phận Tâm thần học Pháp y, Đại học Buffalo thuộc hệ thống Đại học Bang New York. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation. Đọc bài viết gốc tại đây.

Thanh Phong dịch từ The Conversation

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới